Nguyên nhân của di động xã hội

Một phần của tài liệu PHAN TNG XA HI VA DI DNG XA HI VI (Trang 91 - 94)

Như đã trình bày ở Mục 4 (Chương I) về phương pháp đo lường di động xã hội, tỉ lệ di động thực tế được phân chia thành 2 phần (=) tỉ lệ di động cấu trúc (di động cưỡng bức) + tỉ lệ di động tuần hoàn (di động trao đổi). Người ta có thể tính tốn được phần đóng góp của mỗi loại tỉ lệ di động chiếm bao nhiêu phần trăm. Đồng thời, nguyên nhân tạo nên 2 thành phần tỉ lệ di động này như sau: (a) Di động cấu trúc (di động cưỡng bức) là do nguyên nhân thuộc về cấu trúc (ví dụ, sự thay đổi về cơ cấu kinh tế sẽ tất yếu kéo theo sự thay đổi về cấu trúc xã hội, hoặc là sự

thay đổi về quy mô dân số trong mỗi tầng lớp cũng kéo theo cấu trúc xã hội thay đổi); (b) Di động tuần hoàn là do nguyên nhân không thuộc về cấu trúc. Bảng 3.9

thể hiện đầy đủ cả ba thành phần về tỉ lệ di động xã hội:

Tỉ lệ di động thực tế = Tỉ lệ di động cấu trúc + Tỉ lệ di động tuần hoàn Trong Bảng 3.9, tỉ lệ di động cấu trúc được tính tốn theo cơng thức (3) ở Mục 4 (Chương I) cho toàn thể xã hội:

Tỉ lệ di động cấu trúc =

Khi so sánh giữa 2 thành phần trong Bảng 3.9 ta thấy rằng tỉ lệ di động tuần

hoàn luôn cao hơn tỉ lệ di động cấu trúc trong tất cả các Panel chung cả nước. Cụ thể, đối với 9 tầng lớp: 0,240 > 0,027; 0,230 > 0,021; 0,240 > 0,029; 0,244 > 0,019; 0,254 > 0,014 và đối với 3 giai tầng: 0,070 > 0,009; 0,071 > 0,016; 0,080 > 0,011; 0,108 > 0,017; 0,126 > 0,004. Như vậy, khi xem xét nguyên nhân gây ra sự di động xã hội giữa 9 tầng lớp (hoặc 3 giai tầng) ở Việt Nam cho thấy rằng nguyên nhân phi cấu trúc là chính, cịn ngun nhân thuộc về cấu trúc chiếm phần nhỏ. Trong khi đó, có lẽ xu hướng chung của các nước công nghiệp trên thế giới thì nguyên nhân lại thuộc về cấu trúc là chủ yếu? Ví dụ như ở Nhật Bản (Bảng 3.11), những năm đầu thời kỳ cơng nghiệp hóa (cho đến năm 1955) thì tỉ lệ di động tuần hoàn cao hơn tỉ lệ di động cấu trúc: 0,264 > 0,200. Những năm sau đó (1965~1985), xu hướng này đã đảo ngược. Tức là, tỉ lệ di động cấu trúc đã cao hơn tỉ lệ di động tuần hoàn: 0,321 > 0,279 (năm 1965), 0,340 > 0,281 (năm 1975) và 0,334 > 0,300 (năm 1985). Điều này có nghĩa là q trình cơng nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ ở Nhật Bản đã quyết định sự tác động của cơ cấu kinh tế đến sự biến đổi của cấu trúc xã hội. Tức là nguyên nhân tạo nên sự biến đổi của cấu trúc xã hội (cũng là gây ra sự di động xã hội) do những nhân tố thuộc về cấu trúc là chủ yếu. Sở dĩ như vậy, bởi vì sự thay đổi của cơ cấu kinh tế trong q trình cơng nghiệp hóa sẽ quy định chủ yếu sự biến đổi về cấu trúc xã hội (chẳng hạn như sự tồn tại nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế sẽ làm xuất hiện các tầng lớp xã hội tương ứng). Chỉ khi nào nguyên nhân tạo nên sự di động xã hội thuộc về cấu trúc là chủ yếu (cụ thể là do sự thay đổi của cơ cấu kinh tế) thì khi ấy sự thay đổi của cấu trúc xã hội mới là căn bản. Nhìn vào Việt Nam thì nước ta chưa đạt tới điều này. Thực trạng di động xã hội này đã phản ánh quá trình chuyển đổi của cơ cấu kinh tế cũng chậm chạp không kém.

Đến đây ta đã tìm hiểu được nguyên nhân của di động xã hội dưới góc nhìn ngun nhân thuộc về cấu trúc và phi cấu trúc. Cịn dưới góc nhìn theo quy trình đạt được về địa vị KT-XH (Hình 1.1 và Hình 1.2) thì chưa được xem xét. Như vậy,

ta đã trả lời được một phần câu hỏi: “Tại sao?”. Phần trả lời còn lại cũng là vấn đề đặt ra và gợi mở cho những nghiên cứu tiếp theo về sau.

N 2 | n - n | i. .i 

Tóm lại: Kết quả nghiên cứu chương này cho thấy sự kế thừa nghề nghiệp gốc trước đây là chủ yếu. Cụ thể, tầng lớp cao và tầng lớp nơng dân có tỉ lệ kế thừa

địa vị gốc trước đây ngày càng nhiều hơn, đặc biệt tầng lớp nơng dân có tỉ lệ kế thừa nghề nghiệp lớn nhất. Hai tầng lớp này thể hiện sự “kép kín” trong nội bộ tầng

lớp ngày càng rõ hơn. Trong đó, tầng lớp nơng dân Việt Nam đang ở trong trạng thái khép kín nhiều hơn những tầng lớp xã hội khác. Tức là, sự di động ra khỏi tầng lớp nơng dân cịn chậm chạp và q trình rút bớt lao động nơng nghiệp ở Việt Nam để chuyển sang phi nơng cịn gặp nhiều khó khăn. Dù sao, sự di động giữa các tầng

lớp xã hội có tăng lên nhưng cịn chậm chạp. Cụ thể hơn, sự di động xã hội diễn ra

chủ yếu ở khu vực các tầng lớp xã hội truyền thống, mà không phải ở khu vực các

tầng lớp xã hội hiện đại. Điều này có nghĩa rằng, sự hình thành các tầng lớp của xã hội hiện đại diễn ra còn chậm chạp. Thực trạng di động xã hội này đã phản ánh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế cũng chậm chạp không kém. Mặc dù như vậy, kết qủa nghiên cứu cũng thể hiện tầng lớp trung lưu đang mở rộng do tầng lớp hạ lưu

di động đi lên và sự vận động của hệ thống phân tầng trong cả nước đang mở (tức

khơng khép kín).

Đối với ngun nhân gây ra sự di động xã hội giữa 9 tầng lớp (hoặc 3 giai tầng) ở Việt Nam cho thấy rằng nguyên nhân phi cấu trúc là chính, cịn ngun nhân thuộc về cấu trúc chiếm phần nhỏ. Trong khi đó, có lẽ xu hướng chung của các nước cơng nghiệp trên thế giới thì nguyên nhân lại thuộc về cấu trúc là chủ yếu. Chỉ khi nào nguyên nhân tạo nên sự di động xã hội thuộc về cấu trúc (tức là chủ yếu do sự thay đổi của cơ cấu kinh tế) thì khi ấy sự thay đổi của cấu trúc xã hội mới là căn bản. Nhìn vào Việt Nam thì nước ta chưa đạt tới điều này. Như vậy, chương này đã trả lời được một phần câu hỏi then chốt thứ hai về phân tầng xã hội đặt ra ở Chương I: “Ai tiến lên phía trước, và tại sao?”

Chương IV – KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN ĐẶT RA

Chương II và Chương III đã áp dụng lý thuyết và phương pháp nghiên cứu vào thực tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới để trả lời hai câu hỏi then chốt nhằm

tìm hiểu bản chất của phân tầng xã hội và di động xã hội: “Ai có được cái gì và tại sao lại như vậy? Ai tiến lên phía trước, và tại sao?” Chương này sẽ trình bày tóm tắt một số kết quả nghiên cứu ở hai chương trước. Từ đây, sẽ nêu lên một số vấn đề cơ bản về nhận thức lý luận và thực tiễn cuộc sống đặt ra. Trên cơ sở đó, đề xuất một số khuyến nghị nhằm định hướng cho phát triển xã hội.

Một phần của tài liệu PHAN TNG XA HI VA DI DNG XA HI VI (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)