Một số vấn đề đặt ra từ tổng quan nghiên cứu giai tầng trong thời kỳ đổi mới

Một phần của tài liệu PHAN TNG XA HI VA DI DNG XA HI VI (Trang 48 - 54)

đổi mới

Trong thời kỳ đổi mới (từ năm 1986 đến nay), Việt Nam đã thực hiện nhất qn mơ hình kinh tế tổng qt là phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa bao gồm nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Dưới sự

tác động tổng hợp của mơ hình kinh tế đó, cơ cấu xã hội - giai cấp ở nước ta cũng đã có sự thay đổi. Từ chỗ chỉ có một cơ cấu xã hội - giai cấp đơn giản "hai giai, một tầng" đã chuyển sang hình thành cơ cấu xã hội - giai cấp mới đa dạng hơn với nhiều tầng lớp xã hội. Phản ánh hiện thực mới đó, Báo cáo chính trị tại Đại hội IX của Đảng cũng đã cho rằng: "Trong thời kỳ q độ, có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, nhiều thành phần kinh tế, giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau, nhưng cơ cấu, tính chất, vị trí của các giai cấp trong xã hội đã thay đổi nhiều cùng với những biến đổi to lớn về kinh tế - xã hội" (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2001:85). Trong bối cảnh này, những nghiên cứu về biến đổi cơ cấu xã hội – giai cấp hiện đang đứng trước ngã ba đường và rẽ theo ba hướng nghiên cứu khác nhau.

Hướng thứ nhất cố gắng thoát khỏi tư duy lý luận cũ thời bao cấp bằng cách

tập trung nghiên cứu về sự phân hóa giàu nghèo, phân tầng mức sống (Tương Lai, 1995; Trịnh Duy Luân, 1992, 2001; Lê Du Phong et al., 2000; Đỗ Thiên Kính, 2001, 2003; Nguyễn Đình Tấn, 2005; Tổng cục Thống kê, 2000, 2006, 2007, 2011, 2014; Ngân hàng thế giới, 2012). Về đại thể, hướng nghiên cứu này khẳng định rằng đang tồn tại khá phổ biến sự phân tầng xã hội theo mức sống (tức là phân hóa giàu - nghèo). Bởi vì hiện tượng phân hóa giàu nghèo diễn ra ở mọi nơi (nông thôn, đô thị và các vùng/miền KT-XH khác nhau) và ngày càng doãng ra. Chẳng hạn, qua cuộc Khảo sát Mức sống Dân cư Việt Nam (VHLSS) năm 2014 cho thấy hệ số chênh lệch về thu nhập bình qn 1 người 1 tháng giữa nhóm hộ giàu nhất và nhóm hộ nghèo nhất năm 2014 là 9,7 lần, tăng so với các năm trước (năm 2002 là 8,1 lần, năm 2004 là 8,3 lần, năm 2006 là 8,4 lần, năm 2008 là 8,9 lần, năm 2010 là 9,2 lần và năm 2012 là 9,4 lần) (Tổng cục Thống kê, 2016:19, 303). Tóm lại, hướng nghiên

cứu này đã đưa ra những nét khái quát về sự phân hóa giàu nghèo đang diễn ra rõ rệt trong phạm vi toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.

Hướng thứ hai vẫn tiếp tục nghiên cứu theo lối tư duy cũ. Chính xác hơn,

hướng nghiên cứu này còn chịu ảnh hưởng bởi tư duy lý luận về cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kỳ quan liêu bao cấp trước đây, nhưng có thừa nhận hiện thực cơ cấu xã hội mới đa dạng. Do vậy, hướng nghiên cứu này cố gắng khn mẫu mơ hình cơ cấu xã hội mới trong mơ hình cũ “2 giai, 1 tầng”; thành phần nào khơng phù hợp với mơ hình cũ thì coi đó là những tầng lớp xã hội mới xuất hiện (Đỗ Nguyên Phương, 1994; Lê Ngọc Triết, 2003; Nam Sơn, 2009; Nguyễn Thanh Tuấn, 2007; Phạm Ngọc Quang - Đinh Quang Ty, 2006; Phạm Quang Trung et al., 2001; Phạm Xuân Nam, 2001, 2008, 2010; Văn Tạo, 2002, 2008; Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học, 1992). Về đại thể, hướng nghiên cứu này đưa ra một cơ cấu xã hội - giai cấp mới đa dạng, bao gồm giai cấp công nhân, giai cấp nơng dân, tầng lớp trí thức, tầng lớp doanh nhân, tầng lớp tiểu thương, tiểu chủ, chủ trang trại và một số nhóm xã hội khác (Phạm Xuân Nam, 2008, 2010). Về thực chất, đây chính là mơ hình cũ mở rộng thành “2 giai, nhiều tầng”.

Từ hai hướng nghiên cứu trên đây, nổi lên một số vấn đề cơ bản đặt ra có liên quan trực tiếp đến lý luận và phương pháp luận nghiên cứu như sau:

1. Tiêu chuẩn phân chia các tầng lớp xã hội như thế nào?

Hướng thứ nhất dựa vào tiêu chuẩn thu nhập/chi tiêu để phân chia thành các

nhóm giàu nghèo về mức sống (thường gọi là phân tầng xã hội về mức sống). Thực chất, hướng này không phải là nghiên cứu về phân tầng xã hội, mà chỉ là nghiên cứu sự “khác biệt giàu nghèo”, hoặc “phân hóa giàu nghèo”, hoặc về bản chất đó là “bất bình đẳng xã hội”. Tình trạng nghiên cứu như thế về phân tầng xã hội ở Việt Nam là phổ biến. Do vậy, những người nghiên cứu thường gọi là “phân tầng về mức sống” (mà khơng phải là “phân tầng xã hội”). Tồn tại tình trạng nghiên cứu về phân tầng xã hội như thế là tất yếu, bởi vì họ gặp phải vấn đề lý luận và phương pháp luận chưa giải quyết được. Hướng thứ hai lại xuất phát từ tiền đề ngầm định

mặc nhiên rằng, tiêu chuẩn phân chia thành các tầng lớp xã hội ở Việt Nam hiện nay là dựa vào sở hữu tư liệu sản xuất (TLSX), bởi vì hệ tư tưởng nền tảng của lý luận này là chủ nghĩa Marx-Lenin. Theo đó, cách phân chia thành hai giai cấp và một tầng lớp (tức là “2 giai, 1 tầng”: giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức) vẫn cịn ảnh hưởng lớn đến những nghiên cứu về phân tầng xã hội hiện nay. Mặc dù những nghiên cứu về cơ cấu xã hội - giai cấp hiện nay có những nội dung mới (như cho rằng cơ cấu xã hội - giai cấp không đơn giản là 2 giai cấp, 1 tầng lớp như trước đây nữa, mà có sự xuất hiện những tầng lớp xã hội mới: doanh nhân, tiểu thương - tiểu chủ và các nhóm xã hội khác), nhưng về cơ bản cơ cấu xã hội - giai cấp Việt Nam hiện nay vẫn được cấu thành bởi hai giai cấp công nhân, nơng dân và tầng lớp trí thức. Nói cách khác, cơ cấu cũ “2 giai, 1 tầng” là cơ cấu “hạt nhân/lõi” của cấu trúc mở rộng thành “2 giai, nhiều tầng”. Sở dĩ tồn tại nhận thức về “2 giai, nhiều tầng”, bởi vì tiêu chuẩn phân chia chủ yếu là dựa vào sở hữu TLSX, trong đó cơng hữu giữ vai trị chủ yếu. Do vậy, khi chúng ta thừa nhận sự

tồn tại nhiều hình thức sở hữu TLSX khác nhau (ngồi cơng hữu) thì sẽ dẫn tới thừa nhận sự xuất hiện của những tầng lớp xã hội mới.

Đối với tiêu chuẩn ngầm định mặc nhiên trong hướng nghiên cứu thứ hai ở trên, nhiều người nghiên cứu ở Việt Nam không biết được rằng trên thế giới người ta đã phân tách ra thành quyền sở hữu và quyền kiểm soát đối với TLSX. Lý luận về sở hữu TLSX của K. Marx đã được bổ sung thêm mặt kiểm soát đối với chúng. Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, có nhiều hình thức sở hữu ở Việt Nam (kể cả sở hữu tư nhân), trong đó cơng hữu về TLSX giữ vai trò chủ yếu. Do vậy, cái gọi là “quyền sở hữu” những TLSX thuộc nhà nước (công hữu) sẽ không nổi trội bằng “quyền kiểm sốt” chúng. Bởi vì quyền sở hữu những TLSX thuộc nhà nước là ngang nhau giữa mọi người trong xã hội, nhưng quyền kiểm sốt chúng thì khơng ngang nhau. Những người lãnh đạo các cấp và các ngành (những người có chức vụ, quan chức) gắn liền với “quyền kiểm sốt” tài sản cơng (tài sản nhà nước) nhiều hơn đa số dân chúng trong xã hội.

Đồng thời với tiêu chuẩn dựa vào sở hữu TLSX trên đây, những người nghiên cứu còn kết hợp thêm cả tiêu chuẩn dựa vào ngành sản xuất (như các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ) để phân chia các tầng lớp trong xã hội. Cụ thể hơn, khi xác định một giai cấp (hoặc một tầng lớp), người ta thường đưa ra định nghĩa giai cấp (hoặc tầng lớp) đó là gì. Sau đó xác định những thành viên xã hội nào thỏa mãn định nghĩa đã đưa ra thì gộp chung lại vào một giai cấp (hoặc tầng lớp) đó. Chẳng hạn như định nghĩa về giai cấp cơng nhân12. Trong định nghĩa này, theo tiêu chuẩn ngành sản xuất (chứ không phải là nghề nghiệp), chẳng lẽ người lái xe riêng cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) và người lái xe khác cho Bộ trưởng Bộ Công Thương lại thuộc về 2 tầng lớp xã hội khác nhau. Trong khi đó, 2 người lái xe này có địa vị xã hội giống hệt nhau hoàn toàn (và 2 người Bộ trưởng cũng như vậy). Cũng theo tiêu chuẩn ngành sản xuất, chẳng lẽ Bộ trưởng Bộ Công thương thuộc về giai cấp cơng nhân, cịn Bộ trưởng Bộ NN & PTNN không phải là giai cấp công nhân? Hoặc là, cũng theo định nghĩa này, thì Bộ trưởng Bộ Cơng Thương và tất cả mọi người trong các xí nghiệp, nhà máy cơng nghiệp (từ giám đốc cho tới nhân viên bảo vệ, quét dọn vệ sinh) đều thuộc về giai cấp cơng nhân. Trong khi đó, nhân vật Bộ trưởng, giám đốc nhà máy và các nhân viên bảo vệ, quét dọn vệ sinh có địa vị KT-XH khác hẳn nhau hồn tồn, bởi vì các nhân vật xã hội đó có sự kiểm sốt khác nhau đối với TLSX, mặc dù họ đều làm công hưởng lương trong lĩnh vực cơng nghiệp và khơng có sở hữu tư nhân bất kỳ loại TLSX nào trong nhà máy đó. Đây chính là cơ sở thực tiễn để người ta phân tách ra thành quyền sở hữu và quyền kiểm soát đối với TLSX. Trên cơ sở thực tiễn này, chúng ta không thể áp dụng máy móc và giáo điều lý luận Marx- Lenin về sở hữu TLSX làm tiêu chuẩn phân chia thành các tầng lớp trong xã hội

12 “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động

được nữa, mà phải dựa vào quyền kiểm soát đối với TLSX (và quyền kiểm soát đối với các nguồn lực khác) để nghiên cứu những vấn đề thuộc về phân tầng xã hội.

Từ vấn đề đặt ra đối với tiêu chuẩn phân chia thành các tầng lớp trong xã hội như đã phân tích, cơng trình nghiên cứu này sẽ áp dụng tiêu chuẩn phân chia phổ biến trên thế giới trong quá trình hội nhập quốc tế. Đó là hệ tiêu chuẩn dựa vào nghề nghiệp và địa vị KT-XH để xác định các tầng lớp trong xã hội như đã trình bày ở Mục 2 (Chương I). Phương pháp đo lường này sẽ được áp dụng vào nghiên cứu ở Việt Nam trong Chương II.

2. Hệ thống phân tầng xã hội bao gồm những tầng lớp nào?

Từ tiêu chuẩn phân chia ở hướng nghiên cứu thứ hai trên đây sẽ quy định số lượng các nhóm, tầng lớp trong cấu trúc xã hội. Cụ thể, hướng nghiên cứu này cho rằng cơ cấu xã hội - giai cấp không đơn giản là 2 giai cấp, 1 tầng lớp như trước đây nữa, mà có sự xuất hiện những tầng lớp xã hội mới: doanh nhân, tiểu thương - tiểu chủ và các nhóm xã hội khác. Tức là, từ mơ hình cũ mở rộng thành “2 giai, nhiều tầng” như đã đề cập ở trên. Bởi vì tiêu chuẩn ngầm định căn bản của những nghiên cứu về cơ cấu xã hội trước đây là dựa trên sở hữu TLSX (trong đó cơng hữu là chủ yếu, tiếp theo là sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân . . . ), do vậy về cơ bản cơ cấu xã hội - giai cấp Việt Nam được cấu thành bởi hai giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức. Khi phân tách riêng giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát đối với TLSX, kết hợp với tiêu chuẩn nghề nghiệp (đã trình bày ở Mục 2, Chương I), thì ta có thể phân nhóm lại giai cấp cơng nhân theo cách hiểu trước đây (là cán bộ, công nhân, viên chức) và hiện nay (theo định nghĩa về giai cấp công nhân đã dẫn) đại thể thành 3 tầng lớp xã hội khác nhau: (1) Những người lãnh đạo các cấp, các ngành; (2) Những người thợ công nhân; (3) Những người viên chức, nhân viên. Tiếp theo, sẽ xuất hiện những tầng lớp xã hội mới do cơ cấu kinh tế thay đổi và xã hội phát triển theo hướng công nghiệp. Đồng thời, một số tầng lớp trong xã hội truyền thống (như Công, Thương) đã xuất hiện trở lại trên thực tế theo tiêu chuẩn phân chia dựa vào nghề nghiệp. Như vậy, việc xác định giai cấp công nhân theo cách hiểu trước đây và hiện nay là không thỏa đáng và cần phải thay đổi lại nhận thức lý luận về giai cấp này.

3. Sắp xếp thứ bậc các tầng lớp xã hội như thế nào?

Trong xã hội truyền thống ngày xưa, thứ bậc cao thấp giữa các tầng lớp xã hội được sắp xếp như sau: Vua-quan-địa chủ – Sĩ – Nông – Công – Thương (Mục 5, Chương I). Tiếp theo, trong thời kỳ quan liêu - bao cấp, thứ bậc cao thấp (tôn ti trật tự) giữa các tầng lớp xã hội được sắp xếp theo nhận thức chủ quan duy ý chí: Cơng nhân, nơng dân và trí thức (“Cơng – Nơng – Binh – Trí sắp hàng tiến lên” – dân gian). Thứ bậc chủ quan này ở hướng nghiên cứu thứ hai vẫn còn ảnh hưởng và tồn tại đến hiện nay (so sánh hai ảnh ở hàng trên trong Hình 1.4). Chuyển sang thời kỳ đổi mới hiện nay, trật tự sắp xếp các giai tầng xã hội dường như đang trở về trạng thái thứ bậc tự nhiên vốn có của nó (ảnh ở hàng dưới trong Hình 1.4). Đó là những hình ảnh về chân dung các tầng lớp xã hội đang thay đổi theo thời gian dưới góc nhìn xã hội học.

Ở Hình 1.4, khi phân nhóm lại giai cấp cơng nhân như phân tích trên đây, thì thứ bậc đầu tiên phải là những người Lãnh đạo các cấp, các ngành. Đó mới chính là những người lãnh đạo xã hội. Tầng lớp trí thức (Sĩ) ở vị trí cao hơn so với Nông dân (như ảnh ở hàng dưới, chứ không phải như ở hàng trên trong Hình 1.4). Tầng lớp Nơng dân sẽ nằm trong nhóm các thứ bậc cuối cùng. Tầng lớp Thương (ngày xưa cịn gọi là “con bn” – khơng thể hiện trong Hình 1.4) đã vươn lên vị trí xã hội mới cao hơn Nơng dân trong q trình biến chuyển của xã hội. Đây chính là sự thay đổi địa vị xã hội (hoặc là sự thay đổi bảng giá trị) khi chuyển từ xã hội tiền công nghiệp sang xã hội công nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Tơn ti trật tự mới này sẽ được trình bày ở Chương II (Hình 2.2).

Ngồi 3 vấn đề cơ bản đặt ra trên đây, còn tồn tại 2 vấn đề cơ bản nữa mà hai hướng nghiên cứu ở trên chưa đề cập đến. Đó là mơ hình tổng thể các tầng lớp xã hội như thế nào? Di động xã hội giữa các tầng lớp ra sao? Tất cả 3 vấn đề đã đặt ra cùng với 2 vấn đề mới này sẽ được đề cập trong hướng nghiên cứu thứ ba dưới đây.

Hướng thứ ba nghiên cứu về phân tầng xã hội theo hội nhập với xã hội học

quốc tế (Đỗ Thiên Kính, 2011b, 2012, 2013, 2014, 2015b; Bùi Thế Cường, 2010, 2015, 2016; Lê Thanh Sang, 2010, 2013). Hướng nghiên cứu này đề cập đến nhiều nội dung của phân tầng xã hội như các nhà xã hội học trên thế giới thường nghiên cứu về chủ đề này. Do vậy, hướng nghiên cứu này đã áp dụng phương pháp đo lường các tầng lớp xã hội như đa số các nhà xã hội học trên thế giới sử dụng (Mục 2, Chương I) – tức là dựa vào tiêu chuẩn “phân nhóm” chủ yếu là nghề nghiệp và tiêu chuẩn “xếp hạng” là địa vị KT-XH. Từ nghề nghiệp, tiếp tục dựa vào địa vị KT-XH để tiến hành sắp xếp thứ bậc giữa các nhóm và tạo thành phân tầng xã hội. Kết quả của hướng nghiên cứu này đã đưa ra được mơ hình phân tầng xã hội bao gồm 9~12 tầng lớp xã hội (tùy theo mỗi tác giả). Cụ thể, đối với tác giả Đỗ Thiên Kính đã phân chia thành 9 tầng lớp cơ bản trong xã hội Việt Nam từ bộ số liệu VHLSS 2002, 2004, 2006, 2008 theo thứ bậc từ cao (trên đỉnh tháp phân tầng) xuống thấp (dưới đáy tháp phân tầng) như sau: (1) Những người Lãnh đạo các cấp

và các ngành; (2) Nhóm Doanh nhân; (3) Những người Chuyên môn bậc cao; (4) Những người Nhân viên; (5) Những người Công nhân (thợ thuyền); (6) Tầng lớp

Buôn bán – Dịch vụ; (7) Những người Tiểu thủ công nghiệp; (8) Những người Lao động giản đơn; (9) Tầng lớp Nơng dân. Chín tầng lớp này tạo thành mơ hình phân

tầng xã hội có hình dạng “Kim tự tháp” với tầng lớp nơng dân chiếm tỉ lệ đông đảo nhất và nằm ở dưới đáy tháp phân tầng (Đỗ Thiên Kính, 2012). Cơng trình nghiên cứu này sẽ kế tiếp hướng nghiên cứu thứ ba của chính tác giả, nhằm giải quyết tốt hơn 5 vấn đề cơ bản đặt ra nêu trên trong lĩnh vực nghiên cứu về phân tầng xã hội ở Việt Nam.

"Trời xanh, mây trắng, nắng vàng.

Một phần của tài liệu PHAN TNG XA HI VA DI DNG XA HI VI (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)