Di động xã hội

Một phần của tài liệu PHAN TNG XA HI VA DI DNG XA HI VI (Trang 26 - 32)

Sau q trình phân nhóm và xếp hạng các tầng lớp được trình bày ở Mục 1 và Mục 2 (Chương I), ta có thể hình dung được mơ hình phân tầng xã hội (tháp phân tầng) theo góc nhìn “tĩnh”. Cịn góc nhìn “động” về mơ hình phân tầng xã hội sẽ như thế nào? Tức là, sự di động xã hội của những cá nhân giữa các tầng lớp trong hệ thống phân tầng ra sao? Sự di động như vậy chính là con đường/phương thức làm thế nào mà người ta ở vào một địa vị KT-XH xác định. Từ đây, họ sẽ giành được những nguồn lợi xã hội tương ứng. Nói cách khác, góc nhìn “tĩnh” nhằm trả lời cho câu hỏi: “Ai có được cái gì, và tại sao lại như vậy? – Who gets what, and why”, thì góc nhìn “động” nhằm trả lời câu hỏi tiếp theo: “Ai tiến lên phía trước, và

tại sao?” (“Who gets ahead, and why?” – Kerbo, 2000:332). Như vậy, trong nghiên cứu phân tầng, chúng ta không chỉ xem xét sự khác nhau giữa các địa vị KT-XH, mà cịn điều gì xảy ra đối với các cá nhân chiếm giữ những địa vị đó. Để trả lời những câu hỏi đặt ra ở đây, ta hãy tiếp tục tìm hiểu trong Mục 3 và Mục 4 (Chương I) về di động xã hội.

Di động xã hội thường là sự chuyển dịch trở thành khuôn mẫu của các cá nhân (nhưng cũng đơi khi là cả nhóm) giữa các địa vị KT-XH khác nhau trong hệ thống phân tầng của bất kỳ xã hội nào (Scott, J., 2009:477; Kerbo, 2000:332, 355). Nói chung, người ta thường phân chia thành di động theo chiều dọc và theo chiều ngang. Di động theo chiều dọc là sự chuyển dịch đi lên hoặc đi xuống trong dãy tôn ti thứ bậc xã hội, nhưng khả năng di động đi xuống ít khi được xem xét (Persell, 1987:228). Sở dĩ như vậy, bởi vì xã hội càng cơng nghiệp hóa thì khả năng di động đi lên của các cá nhân càng lớn. Điều này giải thích vì sao mà các tầng lớp trung lưu càng lớn trong q trình cơng nghiệp hóa (Giddens, 2001:293).

“Với sự xuất hiện cuộc cách mạng công nghiệp, di động đi lên trở nên dễ xảy ra hơn di động đi xuống, bởi vì cơng nghiệp hóa có nghĩa là mở rộng các vị trí địa vị cao và được trả lương tốt hơn, trong khi việc làm về nông nghiệp tiếp tục co lại. [...] Sự biến đổi dần dần cơ cấu nghề nghiệp với việc mở rộng việc làm trong khu vực thư ký, kỹ thuật, chuyên môn và sự giảm đi công việc lao động chân tay và nông nghiệp đã lý giải nhiều cho sự di động đi lên trong các xã hội cơng nghiệp phương Tây. Ngồi những biến đổi trong cơ cấu nghề nghiệp, sự di động đi lên còn tăng lên bởi những khác biệt giai cấp trong tỷ lệ sinh. Giai cấp thượng lưu và trung lưu lớp trên có xu hướng đẻ ít con hơn các gia đình giai cấp hạ lưu, do vậy có thể tạo ra những chỗ trống nghề nghiệp để các cá nhân ở địa vị thấp hơn có thể nhảy vào” (Persell, 1987:229).

Còn di động theo chiều ngang là sự dịch chuyển từ địa vị xã hội này sang địa vị khác ngang hàng. Các nhà nghiên cứu thường quan tâm đặc biệt đến di động theo chiều dọc hơn là di động theo chiều ngang, bởi vì quy mô tổng thể của di động theo chiều dọc cho ta biết được một số điều rất quan trọng về hệ thống phân tầng. Chẳng hạn như, mức độ di động theo chiều dọc càng lớn, thì hệ thống phân tầng càng mở và xã hội càng tiến gần đến sự bình đẳng về cơ hội. Hoặc, xã hội trở nên bất bình đẳng hơn là do người ta dựa trên các yếu tố thuộc về trình độ, năng lực và kỹ năng cá nhân (tức những yếu tố giành đạt được) hơn là quy gán sẵn (Kerbo, 2000:334).

Hoặc cách khác, người ta cũng phân biệt di động xã hội giữa các thế hệ và di động xã hội trong một thế hệ. Di động giữa các thế hệ là sự so sánh địa vị KT-XH của cá nhân với địa vị của cha mẹ họ. Tức là sự biến đổi địa vị KT-XH từ một thế hệ này sang thế hệ tiếp theo. Còn di động trong một thế hệ là sự di động đi lên hoặc đi xuống (tức di động theo chiều dọc) của một cá nhân trải qua trong một thời kỳ dài, thậm chí trong cả cuộc đời lao động của họ. Trên cơ sở phương pháp đo lường phổ biến các tầng lớp xã hội là dựa vào nghề nghiệp, cho nên các nhà nghiên cứu cũng thường khảo sát di động xã hội thông qua nghề nghiệp. Cơng trình này (ở Chương III) cũng sẽ tập trung nghiên cứu di động theo chiều dọc trong một thế hệ qua sự thay đổi nghề nghiệp của họ (bởi vì giới hạn của nguồn số liệu quy định). Trong nghiên cứu di động xã hội, người ta thường tập trung nhiều vào nghiên cứu các mẫu hình (patterns – các khuôn mẫu) di động theo chiều dọc đi lên hoặc đi

xuống từ một thế hệ này sang thế hệ tiếp theo trong cấu trúc nghề nghiệp. Tức là, có bao nhiêu người di động đi lên hoặc đi xuống so với địa vị của cha mẹ họ, và bao nhiêu người không di động – vẫn giống với cha mẹ, hoặc gọi là kế thừa nghề nghiệp. Cả hai loại di động xã hội giữa các thế hệ và di động xã hội trong một thế hệ đều có thể cho ta biết về mức độ mở (hoặc đóng) của hệ thống phân tầng. Nhưng, phần lớn các nhà nghiên cứu thường quan tâm nhiều hơn đến di động xã hội giữa các thế hệ, bởi vì tính có thể kế thừa vị thế nghề nghiệp từ cha mẹ đến con cái được xem xét như là chỉ báo then chốt của sự quy gán sẵn đối lập với sự giành đạt được như thế nào (Kerbo, 2000:335).

“Ở thế kỷ 19, những người lao động chân tay không lành nghề và nửa lành nghề, như công nhân nhà máy và nơng dân có trải nghiệm một sự di động nào đó, nhưng nói chung chỉ tiến lên một hai bước trên bậc thang nghề nghiệp (Thernstrom, 1964) [...] Các mơ hình di động ở thế kỷ 20 cũng tương tự. Trong một nghiên cứu đồ sộ của họ về hơn 20.000 người đàn ông và

cha họ, Blau và Duncan (1967) thấy rằng sự di động trong một đời và giữa các thế hệ thường xảy ra nhưng hạn chế về phạm vi. Hầu hết con người có xu hướng đi lên chỉ một hay hai

bước, và hầu hết các chuyển dịch xảy ra trong nội bộ các khu vực cổ cồn trắng, cổ cồn xanh

hay nông trại hơn là giữa các khu vực nghề nghiệp đó” (Persell, 1987:229-230).

Cuối cùng, đáng chú ý nhất là các nhà nghiên cứu cũng xem xét sự phân chia di động xã hội thành hai loại di động cấu trúc (structural mobility) và di động trao đổi/tuần hoàn (exchange mobility, circulation mobility), hoặc gọi là di động thuần (pure mobility) – tức là di động phi cấu trúc nói chung (non-structural mobility). Đây là cách phân chia gây ra nhiều tranh cãi hơn cả (Scott, J., 2009:477). Di động cấu trúc là do sự thay đổi của cấu trúc nghề nghiệp tạo ra. Đó là sự chênh lệch khác nhau về cấu trúc nghề nghiệp giữa hai thời điểm diễn ra di động xã hội. Còn di động tuần hồn được giải thích như là tổng số của sự chuyển dịch cả đi lên và đi xuống đồng thời (chuyển dịch tuần hoàn) trong cấu trúc nghề nghiệp (Kerbo, 2000:339). Tức là có bao nhiêu cá nhân di động đi lên, thì cũng có bấy nhiêu cá nhân tương ứng di động đi xuống. Để hiểu cụ thể hơn về di động cấu trúc và di động tuần hoàn – hai loại di động này sẽ được trình bày ở Mục 4 (Chương I) và ở Chương III. Sự phân chia di động xã hội thành hai loại như thế này là một trong những cách xem xét nguyên nhân gây ra di động xã hội – nghĩa là trả lời một phần

câu hỏi tại sao: “Ai tiến lên phía trước, và tại sao?” nêu trên. Nguyên nhân gây ra di động xã hội theo cách xem xét này sẽ được tiếp tục trình bày về lý thuyết ở Mục 4 (Chương I) và trình bày qua thực nghiệm ở Mục 2 (Chương III).

Học vấn của bố Học vấn của con trai Nghề nghiệp của con trai (1962) Nghề nghiệp của bố

Nghề nghiệp đầu tiên của con trai

Hình 1. 1. Mơ hình cơ bản về quy trình phân tầng xã hội

Nguồn: Dẫn theo Grusky, 2001:394 và Kerbo, 2000:358

Cùng với di động xã hội theo chiều dọc hoặc chiều ngang, người ta cũng thường tập trung nhiều vào nghiên cứu sự đạt được về địa vị KT-XH. Nó đặt ra câu hỏi tại sao sự di động như vậy (như trên) lại xảy ra, hay không xảy ra? Những nhân tố nào giải thích cho khn mẫu di động theo chiều dọc, hay khơng di động?

Nói cách khác, nghiên cứu sự đạt được về địa vị KT-XH sẽ trả lời cho câu hỏi tại sao: “Ai tiến lên phía trước, và tại sao?” Đây cũng là một trong những cách xem xét

nguyên nhân gây ra di động xã hội. Nội dung nghiên cứu này nhằm tập trung vào

khuôn mẫu của sự chuyển dịch trong cấu trúc nghề nghiệp (Kerbo, 2000:331-332, 357). Blau và Duncan (1967) đã trình bày một khn mẫu kinh điển sự chuyển dịch này trong Mơ hình cơ bản về quy trình phân tầng xã hội (tức là quy trình đạt được về vị thế nghề nghiệp) ở Mỹ năm 1962 (Hình 1.1) trên cơ sở số liệu của hơn 20.000 người đàn ông và cha của họ.

Trong khuôn mẫu về di động xã hội ở Hình 1.1 của Blau và Duncan, chiều các mũi tên chỉ sự tác động của nhân tố này đến nhân tố khác: (1) Học vấn của cha tác động đến nghề nghiệp của con trai thông qua học vấn của anh ta; (2) Nghề nghiệp của cha cũng tác động đến nghề nghiệp của con trai thông qua học vấn và nghề nghiệp đầu tiên của anh ta; (3) Trong bốn nhân tố, học vấn của con trai có tác động mạnh nhất đến nghề nghiệp (1962) của anh ta. (4) Nhưng dù sao, bốn nhân tố cũng chỉ có thể lý giải được khoảng 43% khác biệt về vị thế nghề nghiệp của con trai (còn khoảng 57% khác biệt – hoặc nguyên nhân/điều gì gây ra vị thế nghề nghiệp của con trai – thì chưa được lý giải) (Kerbo, 2000:358). Phân tích tiếp tục cho thấy, tỉ trọng so sánh giữa tác động của học vấn con trai và tác động của nghề nghiệp bố đến nghề nghiệp của anh ta (1962) là 2,9 trên 1. Phát hiện này đã đưa Blau và Duncan đi đến kết luận rằng sự giành đạt được là quan trọng hơn sự quy gán sẵn trong việc quyết định tình trạng vị thế nghề nghiệp ở Mỹ giữa thế kỷ 20 (Scott, J., 2009:731). Như vậy, từ Hình 1.1 có thể quy giản thành hai loại nhân tố cơ bản tác động để xác định địa vị KT-XH của một cá nhân trong hệ thống phân tầng. Đó là nguồn gốc gia đình (bao gồm học vấn/giáo dục và nghề nghiệp/địa vị KT-XH của cha mẹ - như là sự biểu lộ cho địa vị quy gán sẵn đối với thế hệ con cái) và học

vấn/giáo dục của bản thân cá nhân (đặc biệt là giáo dục bậc cao - như là sự biểu lộ cho địa vị giành đạt được của họ). Sự phân chia thành hai loại nhân tố cơ bản như thế này nhằm minh họa và là phù hợp với nội dung lý thuyết phân tầng xã hội được trình bày ở Mục 1 (Chương I). Đó là hai phương thức đạt tới địa vị KT-XH: nhờ dựa vào địa vị quy gán sẵn và địa vị giành đạt được. Hai phương thức này thường kết hợp với nhau, trong đó có phương thức nổi trội. Xã hội càng phát triển, càng cơng nghiệp hóa thì địa vị giành đạt được càng nổi trội, còn địa vị quy gán sẵn sẽ mờ dần.

“Vị thế nghề nghiệp giữa các thế hệ của các cá nhân xem ra có thể được lý giải bằng hai nhân tố cơ bản – trình độ giáo dục, đặc biệt là giáo dục bậc cao, và nguồn gốc gia đình. Bằng cách so sánh thành công tương đối của các anh em trai, Jencks và những người khác (1979) thấy rằng nguồn gốc gia đình lý giải được gần một nửa khác biệt về vị thế nghề nghiệp và khoảng 1/4 khác biệt về số tiền kiếm được hàng năm. Nền tảng giáo dục có tác dụng rõ rệt đến vị thế nghề nghiệp và tiền kiếm được. Giáo dục xem ra tăng số tiền kiếm được chủ yếu bằng cách mở cửa đến với các nghề nghiệp có địa vị cao (và được trả lương cao)” (Persell,

1987:230).

So sánh giữa hai loại nhân tố cơ bản nói trên cho thấy rằng, mặc dù xã hội càng cơng nghiệp hóa thì địa vị giành đạt được càng nổi trội hơn địa vị quy gán sẵn,

nhưng nguồn gốc xã hội (trong đó có nguồn gốc gia đình là quan trọng) vẫn có tác

động bền vững đến địa vị KT-XH của con cái (ở xã hội phương Tây) và tác động

đến mọi nhân tố trong quá trình đạt được về địa vị KT-XH (Hình 1.1). Có lẽ đây là phát hiện then chốt (key finding) trong q trình này: “Tóm lại, nguồn gốc giai cấp

xã hội không thể không liên quan [đến sự đạt được về địa vị KT-XH – Đỗ Thiên Kính giải thích]! ” (Rothman, 2005:225). Điều này đã được Raymond Boudon chứng minh bằng lý thuyết và bằng thực nghiệm trong cơng trình nổi tiếng của ơng (Boudon, 1974). Đồng thời, nó cũng được thể hiện qua sự kế thừa nghề nghiệp là cao hơn ở hai tầng lớp trên đỉnh và dưới đáy của cơ cấu nghề nghiệp (tháp phân tầng xã hội) ở Mỹ. Giữa hai cực (tức là các tầng lớp trung lưu) thì sự kế thừa nghề nghiệp ít hơn và sự di động giữa các thế hệ lớn hơn (Kerbo, 2000:356, 374). Điều đó có nghĩa rằng những người sinh ra ở hai cực đỉnh và đáy tháp phân tầng thường có xu hướng gắn liền với địa vị của cha mẹ hơn. Sở dĩ như vậy, bởi vì giai cấp ở đỉnh tháp thường có sự “khép kín xã hội” cao hơn các giai cấp phía dưới để bảo vệ quyền lợi của họ và ngăn cản không giai cấp trung lưu cho xâm nhập vào giai cấp họ; còn giai cấp lao động (working class – thường dịch sang tiếng Việt là giai cấp công nhân) ở dưới đáy cũng buộc phải chịu đựng sự “khép kín xã hội” và sự bất lợi của họ, không thể di động đi lên được (Bilton et al., 1993: 94-95).

Khuôn mẫu về di động xã hội ở Hình 1.1 chính là sự trả lời cho câu hỏi tại sao đặt ra ở trên: “Ai tiến lên phía trước, và tại sao?” Tuy nhiên, trong Hình 1.1 vẫn cịn khoảng 57% khác biệt về vị thế nghề nghiệp của con trai chưa được lý giải. Đồng thời, người ta cũng muốn biết học vấn và nghề nghiệp của bố tác động đến học vấn của con trai như thế nào? Và người ta cũng muốn tìm hiểu những nhân tố khác (khơng có trong mơ hình của Blau và Duncan) lý giải vị thế nghề nghiệp và học vấn của con trai như thế nào? Để trả lời những câu hỏi này, William H. Sewell cùng với các trợ lý của ông đã đưa ra cái gọi là Mơ hình Wisconsin nhằm phát triển tiếp tục mơ hình của Blau và Duncan. Mơ hình Wisconsin đã bổ sung thêm một vài biến số tâm lý xã hội, hoặc thái độ (như khát vọng về học vấn, nghề nghiệp, khả năng trí tuệ và thành tích học tập) nhằm lý giải đầy đủ hơn mơ hình gốc của Blau và Duncan. Tức là nhằm giải thích tại sao một số người lại đạt được nhiều học vấn và vị thế nghề nghiệp cao. Phát hiện quan trọng trong mơ hình Wisconsin cho rằng, địa vị KT-XH của cha mẹ có tác động đến học vấn và nghề nghiệp của con cái thông qua những nhân tố khác (đặc biệt là khát vọng về học vấn và nghề nghiệp). Như vậy, tầm quan trọng của khát vọng về học vấn và nghề nghiệp trong quy trình đạt được về địa vị KT-XH đã thể hiện ở mơ hình Wisconsin. Mơ hình Wisconsin cũng cho thấy sự đạt được về học vấn có tác động mạnh nhất đến sự đạt được về nghề nghiệp (điều này cũng giống với mơ hình của Blau và Duncan). Về tổng thể, mơ hình Wisconsin lý giải được khoảng 40% khác biệt về vị thế nghề nghiệp và khoảng 57% khác biệt về học vấn đạt được (Kerbo, 2000:359-361).

Cuối cùng, từ hai mơ hình nêu trên, giới xã hội học quốc tế đã trình bày tổng hợp lại chúng trong mơ hình mới đầy đủ hơn (Hình 1.2).

g

Hình 1. 2. Mơ hình đạt được địa vị của di động xã hội

Nguồn: Biên tập lại từ tài liệu của Rothman, 2005:225.

Trong Hình 1.2, mơ hình của Blau và Duncan được thể hiện qua 5 ô in đậm nằm trên trục chính: Học vấn cha mẹ, Nghề nghiệp cha mẹ, Học vấn, Nghề nghiệp đầu tiên, Những nghề sau. Năm ô này là trục xương sống trong Hình 1.2. Nó thể

Một phần của tài liệu PHAN TNG XA HI VA DI DNG XA HI VI (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)