Giới thiệu chung ngành công nghiệp phụ trợ điện tư

Một phần của tài liệu Ngành CNPT việt nam, thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 29 - 30)

15 TỔNG CÔNG TY MÁY ĐỘNG LỰC VÀ MÁY NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

2.2.1. Giới thiệu chung ngành công nghiệp phụ trợ điện tư

Theo thống kê của Bộ Công thương năm 2017, sản xuất linh kiện điện - điện tử ở Việt Nam có 610 DN, tăng trưởng bình qn về số lượng DN giai đoạn 2011-2016 đạt gần 13,7%, phát triển nhanh, tỷ lệ DN sản xuất linh kiện/tổng số DN ngành điện tử chiếm khoảng 52,28%., trong đó doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm tới 90% tổng vốn đầu tư, 90% kim ngạch xuất khẩu của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam. Về mặt cơ cấu ngành công nghiệp điện tử được chia thành 2 lĩnh vực là: điện tử dân dụng và điện tử công nghiệp. Về cơ cấu ngành điện gia dụng chiếm tới 80% so sánh với con số của ngành điện tử công nghiệp là 20%.

Qua gần 3 thập kỷ xây dựng và phát triển tính từ những năm 90 khi bắt đầu đổi mới, công nghiệp điện tử Việt Nam đã đạt được những kết quả rất khả quan, tạo tiền đề cho một giai đoạn phát triển mới. Chúng ta có thể nhìn vào những con số sau để thấy bước phát triển ấn tượng của ngành này:

 Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt từ 20-30%. Nhóm sản phẩm điện tử tiêu dùng tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 1991-1995 là 35%, nhóm sản phẩm phụ tùng linh kiện tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 1995-2000 khoảng từ 30-45%, nhóm sản phẩm cơng nghệ thơng tin tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2000-2005 từ 30-50%.

Đã đáp ứng được nhu cầu cơ bản và thiết yếu trong nước về các loại sản phẩm điện tử tiêu dùng, điện lạnh và máy tính. Doanh số thị trường điện tử trong nước tăng trưởng liên tục trong 3 năm: Năm 2003 mới đạt gần 1 tỉ USD, năm 2004 đạt 1,4 tỉ USD, năm 2005 đạt 1,7 tỉ USD.

 Xuất khẩu sản phẩm đi 35 nước trong khu vực và trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu tăng 16 lần trong vòng 10 năm. Năm 1996 mới có sản phẩm xuất khẩu và chỉ xuất khẩu được 90 triệu USD, năm 2005 đã xuất khẩu được 1,5 tỉ USD. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là phụ tùng linh kiện điện tử và thiết bị công nghệ thông tin.

 Từ năm 2015 đến nay, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu điện tử lớn 12 thế giới và lớn thứ 3 trong khối ASEAN. Tuy nhiên, 95% kim ngạch xuất khẩu thuộc về khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi (FDI). Doanh

nghiệp trong nước chỉ đang lắp ráp, gia công. Sức lan tỏa và mối liên kết giữa doanh nghiệp điện tử FDI với doanh nghiệp điện tử trong nước còn rất yếu.

 Trong năm 2017, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng đồ điện tử, đồ điện gia dụng chiếm 28,9% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu nhóm mặt hàng này (điện thoại di động và linh kiện, máy ảnh máy quay phim và linh kiện, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng khác) đạt 61,8 tỷ USD, tăng 14,45 tỷ USD, bằng 130% năm 2016.

 Năm 2018, khu vực kinh tế trong nước chuyển biến tích cực khi đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cao hơn khu vực có vốn đầu tư nước ngồi, với tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu tăng lên so với năm 2017. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm ước đạt 482,23 tỷ USD. Trong đó điện thoại và linh kiện chiếm nhiều nhất đạt 50 tỷ USD

Bảng 2.2: Thống kê xuất khẩu một số mặt hàng đồ điện tư gia dụng

Điện thoại các loại và linh kiện Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

Năm 2016 30830 2717 9411

Năm 2017 45272 3801 12770

Đơn vị tính: triệu USD

Tuy có nhiều con số ấn tượng nhưng 95% kim ngạch xuất khẩu thuộc về khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi (FDI). Doanh nghiệp trong nước chỉ đang lắp ráp, gia công. Sức lan tỏa và mối liên kết giữa doanh nghiệp điện tử FDI với doanh nghiệp điện tử trong nước còn rất yếu. Hầu hết sản phẩm trên thị trường điện tử hiện nay đều là hàng nhập khẩu nguyên chiếc và lắp ráp bằng các linh kiện nhập khẩu. Trong số 80% sản phẩm điện tử dân dụng, vai trò thực sự của các doanh nghiệp trong nước rất mờ nhạt. Các doanh nghiệp điện tử trong nước vẫn gần như chỉ khai thác sản phẩm cũ, lợi nhuận rất thấp và giá trị gia tăng chỉ ước tăng 5-10%/năm. Trong khi đó, các doanh nghiệp FDI trong ngành điện tử, điện máy đang đứng trước sức ép phải giảm chi phí linh phụ kiện và nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm trong nước nên phải nhập khẩu linh phụ kiện từ các nước xung quanh hoặc trực tiếp từ Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Ngành CNPT việt nam, thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w