15 TỔNG CÔNG TY MÁY ĐỘNG LỰC VÀ MÁY NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
2.3.1. Nhóm nguyên phụ liệu
Động lực tăng trưởng ngành:
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung diễn ra đem lại cơ hội dịch chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam: Hàng dệt may Việt Nam đứng thứ 2 thị phần nhập khẩu tại Mỹ, chỉ sau Trung Quốc. Vì vậy, ngành dệt may Việt nam được kì vọng sẽ hưởng lợi từ sự dịch chuyển đơn hàng khi hàng dệt may Trung Quốc đang bị áp thuế 25%.
Nhiều cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTAs): Theo chúng tơi
ước tính, các đối tác trong hiệp định CPTPP đóng góp vào tổng giá trị xuất – nhập khẩu hàng dệt may của Việt nam khoảng 25%. Vì vậy, việc CPTPP chính thức có hiệu lực kì vọng sẽ phụ trợ gia tăng xuất khẩu. Bên cạnh đó, hiệp định RCEP hiện đang trong giai đoạn đàm phán cũng được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều
Vải Bông Xơ, sợi Nguyên phụ liệu 60% 18% 9% 12% Bảng 2.5. Tỷ trọng nhập khẩu
lợi thế cho Việt Nam khơng chỉ ở xuất khẩu mà cịn ở khâu nhập khẩu nguyên liệu.
Rủi ro đến từ nguồn nguyên liệu đầu vào: Ngành dệt may Việt Nam chủ
yếu phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên vật liệu (chiếm 38% giá trị XNK dệt may). Trong khi đó, hiệp định CPTPP yêu cầu khắt khe về quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi”, vì vậy, các doanh nghiệp dệt may vẫn chưa thể vội mừng với CPTPP.
Cơ hội dịch chuyển đơn hàng nhờ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
Theo Hiệp hội dệt may Mỹ (OTEXA), Việt Nam là nhà xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ 2 tại Mỹ với thị phần chiếm 13.2% tổng giá trị nhập khẩu của Mỹ, chỉ đứng sau Trung Quốc (thị phần 36%). Từ năm 2014 đến năm 2018, thị phần xuất khẩu của Trung Quốc tại thị trường Mỹ có dấu hiệu giảm dần, trong khi đó, thị phần hàng dệt may Việt Nam đã tăng từ 9% lên 13%. Không chỉ vậy, Việt Nam cịn duy trì tốc độ tăng trưởng trong giá trị xuất khẩu sang thị trường này cao và ổn định.
Do đó, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung diễn ra kì vọng sẽ tạo cơ hội tốt cho các thị trường khác như Việt Nam tiếp tục gia tăng thị phần tại Mỹ nhờ có sự dịch chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam. Tuy nhiên, dự đoán Việt Nam sẽ có lợi thế lớn nhờ chi phí nhân cơng giá rẻ và năng lực sản xuất mạnh.
Bảng 2.6. Cơ hội từ Hiệp định thương mại tự do (FTA)
Hiện trạng Tác động
VJEPA Có hiệu lực từ 2009
CAGR xuất khẩu 2009 – 2017: 15%/ năm VKFTA Có hiệu lực từ
2015
CAGR xuất khẩu 2015 – 2017: 5%/ năm VN-EAEU
FTA
Có hiệu lực từ 2016
Xuất khẩu tăng 13% trong năm 2017 CPTPP Có hiệu lực từ T1/2019 Dự báo XK tăng 8%/ năm EVFTA Kết thúc đàm phán nhưng chưa ký Dự báo XK tăng 17%/ năm RCEP Đang đàm phán
Cơ hội cho nhập khẩu nguyên liệu
Nguồn: Kết quả kinh doanh 2018 ngành dệt may PHS
Ngày 14/1/2019, Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực với Việt Nam mở ra nhiều cơ hội cho xuất khẩu hàng dệt may, đặc biệt khi thị phần của các
nước trong Hiệp định chiếm ~16% trong tổng giá trị xuất khẩu. Trong đó, Nhật, Canada là 2 quốc gia trong hiệp định nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam nhiều nhất.
Nguồn: Kết quả kinh doanh ngành dệt may 2018 PHS
Sau khi CPTPP thông qua, Việt Nam tiếp tục hướng đến Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) kỳ vọng sẽ kết thúc đàm phán trong năm 2019. Đây là hiệp định với sự tham gia của 6 quốc gia mà ASEAN có thỏa thuận thương mại tự do bao gồm Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật, Hàn Quốc và New Zealand, với tổng đóng góp từ 6 quốc gia này đến tổng xuất nhập khẩu dệt may của Việt Nam trong năm 2017 là 57%. Nếu hiệp định được thông qua sẽ không chỉ phụ trợ đẩy mạnh xuất khẩu, mà còn là cơ hội để các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên phụ liệu giá rẻ (Trung Quốc và Hàn Quốc là 2 nước xuất khẩu nguyên vật liệu dệt may nhiều nhất cho Việt Nam).
Thách thức khi Việt Nam tham gia vào EVFTA: Các doanh nghiệp
trong nước có thể vượt qua các rào cản thuế quan, nhưng khó có khả năng vượt qua rào cản kỹ thuật nếu khơng có sự chuẩn bị kỹ càng vì EU nổi tiếng là một thị trường khó tính. Hiện nay, hầu hết nguyên liệu dệt từ ngành dệt may của Việt Nam không có xuất xứ từ các nước thành viên EU, vì vậy họ không thể tận dụng ưu đãi thuế quan ưu đãi. Thách thức lớn nhất đối với ngành dệt may trong nước trong thời gian tới là sự phát triển của vật liệu trong nước. Đây cũng là cơ hội để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tận dụng tối đa EVFTA. EU là một thị trường có mức thu nhập cao, cũng là thị trường có chính sách bảo vệ
VJEPA VKFTA EAEU CPTPP EVFTA RCEP0% 0% 3 % 10% 19 % 19 % 20% 22 % 50% 40% 30% 25%
Biểu đờ 2.7. Đóng góp của đối tác trong các FTAs đến tổng XNK dệt may Việt Nam năm 2017 57%