Thực trạng phát triển ngành CNPT điện tư

Một phần của tài liệu Ngành CNPT việt nam, thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 34 - 38)

15 TỔNG CÔNG TY MÁY ĐỘNG LỰC VÀ MÁY NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

2.2.3. Thực trạng phát triển ngành CNPT điện tư

2.2.3.1. Tỷ lệ nợi địa hóa của các doanh nghiệp trong ngành

Theo Triển lãm Công nghiệp phụ trợ Việt Nam - Nhật Bản 2017 diễn ra mới đây, hiện có khoảng 1.600 DN Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam. Mặc dù gần một nửa trong số đó là từ khu vực sản xuất, nhưng tỷ lệ các linh kiện nội địa mà các công ty sản xuất Nhật Bản mua từ các DN Việt Nam rất thấp. Khó khăn trong thu mua các bộ phận và linh kiện nội địa vẫn là vấn đề lớn đối với các công ty Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam. Tỷ lệ thu mua nội địa của các nhà sản xuất Nhật Bản ở Việt Nam là 34,2% năm 2016. Con số này thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ 67,8% ở Trung Quốc; 57,1% ở Thái Lan và 40,5% ở Indonesia.

Cùng với nhà máy ở Bắc Ninh, Công ty Samsung điện tử Việt Nam Thái Nguyên (SEVT) là một trong những cơ sở sản xuất lớn nhất toàn cầu của Samsung. Hiện nay, tổ hợp điện tử Samsung Việt Nam, trong đó có SEVT, với 170.000 người, đóng góp 22% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2016 (39,9 tỷ USD). Dự kiến năm 2017, Samsung Việt Nam sẽ xuất khẩu 50 tỷ USD. Tỉ lệ nội địa hóa của Samsung Việt Nam đạt 57%, với 215 nhà cung cấp là doanh nghiệp Việt Nam.

Bảng 2.3: Tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm điện tư gia dụng năm 2017

Sản phẩm Tỷ lệ nội địa hóa(%)

Điện thoại 40-60

TV 50-70

Tủ lạnh 50-70

Điều hịa nhiệt độ 50-70

Máy giặt 50-70

Nguồn: Bợ cơng thương

Nhìn qua những con số trên chúng ta có thể thấy tỷ lệ nội địa hóa của ngành điện gia dụng khá là cao thế nhưng phải nhìn vào một thực tế là các sản phẩm của ngành nảy sản xuất được chỉ là những linh phụ kiện hết sức đơn giản, không phức tạp, hầu hết là các linh kiện nhựa không yêu cầu tinh xảo hay tỉ mỉ, cơng nghệ cao, khơng đóng vai trò quan trọng trong việc cấu thành các thiệt bị chính vì thế nên giá thành rất rẻ và đóng góp cho ngành cơng nghiệp điện tử cũng khơng lớn. Cịn nếu tính tốn ngành cơng nghiệp điện tử (tức là bao gồm cả điện gia dụng và điện tử cơng nghiệp) thì tỷ lệ nơi địa hóa chỉ dừng ở con số rất thấp: chỉ khoảng 20%. Điều này càng minh chứng cho sự phát triển khơng cân xứng, hồn tồn mang tính tự phát của ngành điện tử Việt Nam trong thời gian qua.

2.2.3.2. Đánh giá chung tình hình phát triển của ngành CNPT điện tử

Để có cái nhìn bao qt nhất về tình hình phát triển ngành CNPT điện tử Việt Nam cần phân tích q trình hình thành và phát triển của ngành điện tử Việt Nam qua các giai đoạn để có thể thấy nhận định đó chưa thật chính xác:

Giai đoạn 1975-1990: Sau năm 1975. để phục vụ cho các xí nghiệp lắp ráp đang gặp khó khăn về phụ tùng, linh kiện, một số nhà máy, xí nghiệp đã được xây dựng trong giai đoạn này như Z181 sản xuất dụng cụ bán dẫn; Điện tử Bình Hồ sản xuất điện trở, tụ điện; Điện tử Tân Bình sản xuất loa, tụ xoay, mạch in; một số cơ sở khác sản xuất các loại ferit, gốm sứ cao cấp, gốm áp điện.... và trong tình hình đất nước bị cấm vận, rất nhiều nhà máy, xí nghiệp, hợp tác xã... đã khắc phục khó khăn về công nghệ, trang thiết bị và nguyên vật liệu tự lực sản xuất ra được nhiều sản phẩm phụ trợ cho ngành điện tử như các loại vỏ máy, bảng mạch in, ốc vít, núm vặn, các loại cuộn cảm và biến thế, các chi tiết nhựa và kim loại cung cấp cho các xí nghiệp lắp ráp. Đây chính là những bước khởi đầu đáng khích lệ của ngành CNPT phục vụ ngành điện tử Việt Nam trong giai đoạn đó.

Giai đoạn 1990-1994: Đầu những năm 90, khi Liên Xô và các nước Đông

Âu tan rã, ngành điện tử Việt Nam đã bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng: mất nguồn cung cấp nguyên vật liệu, phụ tùng linh kiện và mất luôn thị trường xuất khẩu. Khơng có thị trường, thiếu vốn để đổi mới cơng nghệ, các xí nghiệp lâm vào tình cảnh cực kỳ khó khăn.

Giai đoạn 1994-1999: Từ đầu những năm 90, với chủ trương đổi mới và hội nhập, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu chuyển động mạnh mẽ theo hướng kinh tế thị trường. Chính phủ đã có những chính sách đầu tư thơng thống mới đã tạo động lực cho ngành điện tử Việt Nam hồi phục, bắt đầu khởi sắc và phát triển từ năm 1994 khi Hoa kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận. Nhiều hãng điện tử nổi tiếng của các nước có nền CNĐT phát triển đã vào Việt Nam, các doanh nghiệp quốc doanh tích cực đổi mới phương thức hoạt động, đẩy mạnh liên doanh liên kết với các hãng nước ngoài.Vào cuối thập niên 90, theo một số thống kê chưa đầy đủ, cả nước đã có tới hơn 100 cơ sở lắp ráp TV. Hậu quả của việc phát triển ồ ạt các cơ sở lắp ráp này là ngành CNPT nhỏ bé trong nước hầu như bị xố sổ vì các bộ linh kiện dạng SKD, CKD được nhập khẩu về để lắp ráp sản phẩm điện tử tiêu dùng đã bao gồm tất cả các chi tiết để cấu thành sản phẩm, kể cả vỏ máy và các loại ốc vít. Trong giai đoạn này CNPT trong nước chỉ cung cấp được các sản phẩm bao bì đóng gói như hộp carton, xốp chèn, túi nilon...

Giai đoạn 2000-2005: nhu cầu về sản phẩm điện tử tiêu dùng của thị trường trong nước khơng cịn lớn, việc lắp ráp sản phẩm điện tử tiêu dùng khơng cịn mang lại lợi nhuận cao, trước sự cạnh tranh rất lớn của các doanh nghiệp FDI và tác động của chính sách nội địa hố của Chính phủ, số lượng các cơ sở lắp ráp hàng điện tử tiêu dùng giảm từ hơn 100 cơ sở vào cuối những năm 90 chỉ còn lại 13 cơ sở vào năm 2005. Mặc dù vậy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp lắp ráp này với vẫn diễn ra hết sức gay gắt nên họ buộc phải giảm chi phí sản xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh và một trong những biện pháp hàng đầu của các doanh nghiệp này là tăng tỷ lệ nội địa hoá để giảm giá thành sản phẩm. Từ chỗ chỉ sử dụng thùng carton, xốp chèn, túi nilon các doanh nghiệp lắp ráp đã sử dụng các loại vỏ máy bằng nhựa và kim loại, một số chi tiết nhựa, kim loại do các doanh nghiệp Việt nam và các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam cung cấp. Kết quả là tỷ lệ nội địa hoá trong ngành điện tử đã được tăng từ 5% lên 20% trong giai đoạn này.

Giai đoạn 2006 -2015: Khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của

Tổ chức Thương mại thế giới WTO (2007), thuế nhập khẩu hàng nguyên chiếc và nhiều phụ tùng linh kiện giảm đi. Một số ưu đãi dành cho ngành điện tử bị bãi bỏ theo các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO nên đã có một số doanh nghiệp FDI phá sản, ngừng sản xuất hoặc chuyển đổi hoạt động sản xuất sang thương mại dịch vụ. Trước sức ép mạnh mẽ của các cam kết WTO, việc phát triển CNPT để tăng tỉ lệ nội địa hoá sản phẩm, hạ giá thành, cải thiện kả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước trở nên rất cấp bách. Không những vậy, từ khi Việt nam gia nhập WTO một làn sóng đầu tư nước ngoài mới đã tràn vào Việt Nam, trong đó có nhiều nhà đầu tư nước ngồi đầu tư vào ngành điện tử. Đây là một cơ hội thuận lợi để phát triển các ngành CNPT của Việt Nam, vì để thực hiện một dự án lớn các nhà đầu tư nước ngồi cần hàng chục, thậm chí hàng trăm nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ phụ trợ. Tuy nhiên đứng trước thời cơ và đầy thách thức như thì các doanh nghiệp Việt Nam và ngay cả các cơ quan quản lý nhà nước cũng lúng túng không biết phải bắt đầu như thế nào, nên các ngành CNPT vẫn tiếp tục yếu kém và chậm phát triển.

o Trong giai đoạn này, số lượng DN điện tử tăng nhanh, từ 256 DN lên trên 1.000 DN. Số lượng việc làm trong ngành công nghiệp điện tử cũng tăng 7 lần trong vòng 8 năm, từ 46.000 lao động năm 2005 lên 327.000 lao động vào năm 2013 và 500.000 lao động vào năm 2015.

Ngành CNPT điện tử ở Việt Nam còn đang phát triển ở mức độ thấp. Hầu hết các doanh nghiệp trong ngành điện tử đều phải nhập nguyên liệu, phụ kiện ở nước ngoài để sản xuất. Do đó, các doanh nghiệp nước ngồi khi muốn đầu tư vào lĩnh vực điện tử ở Việt Nam vẫn cịn nhiều e dè, và thậm chí sẽ thay đổi mục tiêu coi Việt Nam trở thành nơi để xuất khẩu các sản phẩm CNPT của nước mình. Như thế, Việt Nam sẽ trở thành thị trường tiêu thụ lớn mà không phải là công trường sản xuất lớn, sẽ không tạo được giá trị gia tăng bền vững từ sản xuất như nhiều nhà hoạch định chính sách mong đợi.

Giai đoạn 2016-2019: Theo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

(CIEM), hiện Việt Nam là quốc gia xuất khẩu mặt hàng điện tử lớn thứ 12 thế giới và thứ 3 trong khối ASEAN với hàng chục tỷ USD mỗi năm. Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu điện tử vượt ngưỡng 70 tỷ USD. Tuy nhiên, 95% kim ngạch xuất khẩu lại đến từ khối DN FDI. Chỉ tính riêng

năm 2016, trong tổng số điện thoại di động và linh kiện xuất khẩu với trị giá hơn 34 tỷ USD thì các DN FDI đã chiếm đến 99,8%. Điều đó cho thấy, vai trị của DN trong nước rất mờ nhạt, thiếu sức sống. Phần lớn DN nội vẫn chủ yếu tham gia vào công đoạn lắp ráp, cung cấp dịch vụ và linh kiện đơn giản nên giá trị gia tăng thấp, thiếu sức cạnh tranh hoặc thiếu định hướng chiến lược rõ ràng. Đáng chú ý, trong một thời giai dài ở Việt Nam đã có quá nhiều DN đầu tư vào lĩnh vực này nhưng chủ lực xuất khẩu điện tử vẫn là các DN nước ngồi, cịn DN trong nước chỉ thuần khâu lắp ráp, gia công. Thực tế cho thấy, Việt Nam hiện nay đang trở thành công xưởng sản xuất hàng điện tử của thế giới và là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI trong ngành công nghiệp điện tử. Hiện lĩnh vực này thu hút hơn 10 tỷ USD vốn FDI với các tên tuổi lớn như Samsung, Foxconn, LG, Panasonic, Intel… kéo theo sự xuất hiện của các DN cung ứng linh kiện, phụ kiện cho các sản phẩm điện tử như điện thoại di động, ti vi…

 Ngành điện tử hiện phải nhập khẩu khoảng 77% giá trị sản phẩm vì tỷ lệ cung ứng các linh kiện điện tử từ DN nội địa rất thấp. Phần sản xuất nội địa chỉ tập trung vào một số linh kiện cơ khí, nhựa - cao su. Trong khi các DN FDI trong ngành này đang đứng trước sức ép phải giảm chi phí linh kiện, phụ kiện thì các DN điện tử trong nước vẫn gần như chỉ khai thác sản phẩm cũ, lợi nhuận rất thấp và giá trị gia tăng chỉ ước tăng 5% - 10% nên khó có thể cạnh tranh với DN ngoại. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do Việt Nam còn thiếu chiến lược dài hạn để phát triển ngành công nghiệp điện tử. Việc thực thi chính sách phát triển cơng nghiệp phụ trợ cịn chậm.

Bên cạnh đó, cơng tác nghiên cứu, thiết kế phát triển sản phẩm (R&D) của DN Việt Nam còn yếu. Do vậy, hầu hết DN Việt Nam chỉ thực hiện gia công sản phẩm chứ chưa thực hiện được các công đoạn chủ lực trong chuỗi giá trị của ngành. Hiện ở Việt Nam vẫn tồn tại sự thiếu hụt lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao cũng như nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất ngành điện tử, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất công nghiệp phụ trợ ngành điện tử.

Một phần của tài liệu Ngành CNPT việt nam, thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w