Thiết lập các cơ quan phụ trợ phát triển công nghiệp phụ trợ.

Một phần của tài liệu Ngành CNPT việt nam, thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 64 - 65)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CNPT TẠI VIỆT NAM

3.3.9 Thiết lập các cơ quan phụ trợ phát triển công nghiệp phụ trợ.

Chính phủ cũng cần tạo điều kiện cho các hoạt động khuyến khích, phụ trợ phát triển khoa học - cơng nghệ, phụ trợ hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) nhằm giúp các doanh nghiệp phụ trợ sản xuất những sản phẩm tốt, đáp ứng đủ yêu cầu của các doanh nghiệp lắp ráp. Và để làm điều được điều đó, cần thiết phải có một cơ quan đầu mối về phát triển CNPT chẳng hạn như Hiệp hội hoặc cơ quan trực thuộc Chính phủ có thể làm tốt vai trị gắn kết thơng tin, xây dựng cơ sở dữ liệu sống động về CNPT, nhằm tăng cường phụ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ đủ để đáp ứng và phụ trợ khu vực cơng nghiệp quan trọng này. Có thể thành lập các Trung tâm phụ trợ (Techno Centre) nằm trong khu công nghiệp nhằm phụ trợ các doanh nghiệp về hành chinh, kế tốn, nhân sự, quản lý doanh nghiệp.

Việt Nam có thể thành lập các hiệp hội ngành hàng cho các ngành CNPT. Ví dụ như hiệp hội ngành xe máy gồm tất cả các nhà sản xuất xe máy ở Việt Nam, phục vụ lợi ích của các nhà lắp ráp và cung cấp trong công nghiệp xe máy ở Việt Nam. Hiệp hội này sẽ tiến hành cung cấp dịch vụ thông tin, tiến hành điều tra, chuyển giao công nghệ, giải quyết các vấn đề xã hội, đối thoại với các nhà lập chính sách, hợp tác quốc tế ... cho các nhà lắp ráp xe máy và các nhà cung cấp linh kiện ở Việt Nam.

Các hiệp hội này cũng cần giúp các doanh nghiệp trong khâu nhập khẩu máy móc thiết bị. Phải chú ý về các máy móc cơng nghệ nhập về, phải là các máy móc tiên tiến, tránh tình trạng nhập về máy cũ và lạc hậu. Một điều dáng lưu ý là Việt Nam có nhập khẩu máy móc và thiết bị nguyên nhiên liệu. Nhưng nhiều trường hợp máy móc lại khơng giúp giảm nhiều chi phí sản xuất và giá thành một cách tương xứng. Đó là do phần lớn máy móc thiết bị được nhập khẩu từ các nước châu Á và ASEAN. Và việc nhập khẩu được thực hiện phần lớn bởi các doanh nghiệp trong nước, chứ không phải là các doanh nghiệp FDI. Vì vậy nếu khơng cẩn thận, thì Việt Nam đang nhập khẩu thiết bị, cơng nghệ có trình độ trung bình hoặc lạc hậu của thế giới. Điều này hồn toàn bất lợi cho việc phát triển bền vững các ngành CNPT. Và các sản phẩm phụ trợ được sản xuất từ

những máy móc lạc hậu thì khơng thể nào theo kịp và đáp ứng được nhu cầu của các nhà lắp ráp, đảm bảo tính cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Ngành CNPT việt nam, thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w