CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CNPT TẠI VIỆT NAM
3.1. Phương hướng phát triển ngành CNPT giai đoạn 2016-
Có thể thấy CNPT có vai trị lớn đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Vì vậy Chính phủ cần xây dựng một chính sách giúp phát triển CNPT phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam, và với bối cảnh của thế giới. Việt Nam phải hồn thành cơng nghiệp hóa, phát triển CNPT thơng qua việc tham gia tích cực vào mạng lưới sản xuất khu vực và trở thành một mắt xích chủ chốt trong mạng lưới đó. Việt Nam khơng nên tự đề ra mục tiêu tự sản xuất và cấu trúc công nghiệp hội nhập theo chiều dọc vì khơng một nước nào có thể thực hiện được quá trình sản xuất một mình. Thay vào đó, Việt Nam nên xây dựng
một nền tảng sản xuất tận dụng những thuận lợi của mạng lưới này. Chất lượng và độ lớn của mạng lưới mà Việt Nam xây dựng sẽ quyết định khả năng cạnh tranh của Việt Nam. Như vậy, nước láng giềng sẽ vừa là đối tác sản xuất, vừa là đối thủ cạnh tranh. Việt Nam cần trưởng thành từ nền sản xuất lắp ráp đơn giản theo đơn đặt hàng của nước ngoài thành một đối tác khơng thể thay thế trong mạng lưới sản xuất tồn cầu.
Cũng như vậy, trong bối cảnh tồn cầu hóa, khả năng cạnh tranh nên đạt được bằng cách củng cố một số lượng nhỏ các q trình sản xuất trong nước có lợi thế so sánh. Việt Nam cần nghiên cứu những sản phẩm phụ trợ mà mình có lợi thế, và có khả năng sản xuất để tập trung phát triển. Xác định một số mặt hàng mà dung lượng thì trường trong nước khơng đủ nhưng có tiềm năng xuất khẩu. Rồi từ đó kết nối q trình sản xuất đó một cách chặt chẽ với các q trình sản xuất có tính cạnh tranh tương tự ở các nước khác. Tỷ lệ nội địa hóa tối ưu khơng phải là 100%. Đối với các công ty sản xuất ở Việt Nam vào thời điểm hiện tại, việc cạnh tranh trực tiếp với các công ty đa quốc gia trên thị trường quốc tế là khơng khả thi. Vì vậy trong thời gian trước mắt Việt Nam phải hợp tác chặt chẽ với các công ty FDI để cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường quốc tế.
Việt Nam cần tận dụng vốn và cơng nghệ nước ngồi để phát triển các ngành CNPT. Cần tạo ra một môi trường kinh doanh tự do và mở, đặc biệt là một khn khổ chính sách ổn định, là điều kiện quan trọng nhất bên cạnh những yêu cầu thông thường như chất lượng lao động cao, cơ sở hạ tầng phải được cải thiện và ưu đãi về thuế, để khuyến khích các doanh nghiệp FDI phụ trợ, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp phụ trợ trong nước, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư và CNPT ở Việt Nam. Việt Nam cần tạo ra hệ thống các DN sản xuất phụ trợ có đủ khả năng cung ứng cho tồn bộ nền kinh tế, có khả năng xuất khẩu và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đảm bảo giá trị gia tăng trong các hàng hóa cơng nghiệp của Việt Nam đạt được mức tăng trưởng cao, phát triển bền vững.
Trên cơ sở Quy hoạch phát triển công nghiệp phụ trợ đến năm 2016 và tầm nhìn 2025, căn cứ vào nhu cầu và thực tế đất nước, Việt Nam xác định phát triển cơng nghiệp phụ trợ có chọn lọc dựa trên tiềm năng, lợi thế so sánh của mình và phân cơng lao động quốc tế, với những cơng nghệ tiên tiến, có tính cạnh tranh cao, ban đầu gắn với mục tiêu nội địa hóa các sản phẩm cơng nghiệp chủ lực, sau đó phấn đấu trở thành một bộ phận trong dây chuyền sản xuất quốc tế của các cơng ty, tập đồn đa quốc gia, phát triển theo hướng phát huy tối đa năng lực đầu tư của các thành phần kinh tế, đặc biệt của các đối tác chiến lược của các
cơng ty, tập đồn đa quốc gia. Phát triển phù hợp với những xu thế và đặc thù riêng của từng chuyên ngành công nghiệp.
Được xây dựng trên quan điểm phát triển các ngành, lĩnh vực công nghiệp ưu tiên, trọng tâm trước mắt là cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn, Chiến lược lựa chọn ưu tiên phát triển nhóm ngành cơ khí và luyện kim (Đầu tư phát triển sản xuất thép chế tạo cho ngành cơ khí: thép tấm, thép hình, thép hợp kim); hóa chất (ưu tiên nhóm sản phẩm hóa dầu); chế biến nơng, lâm, thủy sản (Ưu tiên sản phẩm chế biến xuất khẩu có tính cạnh tranh cao, kết hợp với xây dựng và phát triển thương hiệu đặc trưng cho nông, lâm, thủy sản Việt Nam); dệt may, da giầy (thúc đẩy các thị trường tiềm năng như Nga, Trung Đông, Đông Âu, châu Phi; xây dựng hệ thống phân phối bán lẻ mang thương hiệu Việt Nam); điện tử và viễn thơng (khuyến khích phát triển các phần mềm, đặc biệt là phần mềm nhúng trong các thiết bị phần cứng, điện tử, viễn thông, đáp ứng nhu cầu nội địa); năng lượng mới và năng lượng tái tạo (Tập trung ứng dụng công nghệ cao cho nguồn phát điện năng lượng mặt trời, gió, biogas, biomas, địa nhiệt..., đối với năng lượng vì mục đích hịa bình tiếp tục nghiên cứu về an tồn hạt nhân và các cơng nghệ điện ngun tử phổ biến hiện nay).
Đến năm 2025, công nghiệp Việt Nam phát triển với cơ cấu hợp lý theo ngành và lãnh thổ, có khả năng cạnh tranh để phát triển trong hội nhập, có cơng nghệ hiện đại và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ở một số chuyên ngành, lĩnh vực, có khả năng đáp ứng cơ bản các yêu cầu của nền kinh tế và xuất khẩu. Đến năm 2035, công nghiệp Việt Nam được phát triển với đa số các chun ngành có cơng nghệ tiên tiến, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, cạnh tranh bình đẳng trong hội nhập quốc tế; đội ngũ lao động chuyên nghiệp, có kỷ luật và có năng suất cao, chủ động trong các khâu nghiên cứu, thiết kế, chế tạo.
Một số mục tiêu cụ thể:
- Tỷ trọng hàng công nghiệp xuất khẩu/tổng kim ngạch xuất khẩu đến năm 2025 đạt 85 - 88%, sau năm 2025 đạt trên 90%.
- Phấn đấu đến năm 2020 tỷ trọng công nghiệp và xây dựng chiếm 42 - 43%, năm 2025 chiếm 43 - 44% và năm 2035 chiếm 40 - 41% trong cơ cấu kinh tế cả nước.
Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được coi là một trong những giải pháp đột phá để thực hiện Chiến lược, trong đó có nội dung xây dựng cơ chế và lộ trình phát triển số lượng doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, đặc
biệt quan tâm đến nâng tỷ trọng doanh nghiệp lớn và vừa trong cơ cấu hệ thống doanh nghiệp cả nước.
Bên cạnh đó, Chiến lược thực hiện lựa chọn các nhóm ngành cơng nghiệp phụ trợ cần ưu tiên phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của từng giai đoạn; xây dựng cơ chế và chính sách ưu đãi cụ thể cho các khu, cụm công nghiệp chuyên sâu và khu, cụm công nghiệp phụ trợ. Ở từng thời điểm cần có những cơ chế, chính sách cụ thể, phù hợp với tình hình phát triển của ngành; điều chỉnh cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ; và tăng cường sự liên kết giữa các địa phương trong vùng kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển các ngành công nghiệp.