Ngành Công nghiệp phụ trơ dệt may

Một phần của tài liệu Ngành CNPT việt nam, thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 38 - 42)

15 TỔNG CÔNG TY MÁY ĐỘNG LỰC VÀ MÁY NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

2.3. Ngành Công nghiệp phụ trơ dệt may

Theo số liệu của Hiệp hội dệt may Việt Nam, tính đến năm 2017, tổng số doanh nghiệp dệt may cả nước đạt 6,000 doanh nghiệp, trong đó số lượng doanh nghiệp gia công hàng may mặc là 5,101 doanh nghiệp (chiếm 85%); Số lượng doanh nghiệp sản xuất vải, nhuộm là 780 doanh nghiệp (chiếm 13%); Số lượng sản xuất chế biến xơ, sợi là 119 doanh nghiệp (chiềm 2%).

Theo Tổng cục thống kê, ngành dệt may năm 2018 ghi nhận doanh thu toàn ngành đạt 30.4 tỷ USD (tăng 16.6% so với năm ngối), trong đó chủ yếu xuất khẩu hàng may mặc (chiếm 80%), theo sau là xuất khẩu vải (chiếm 6%) và xuất khẩu xơ, sợi (chiếm 11%). Sự tăng trưởng tích cực này cịn được thể hiện ở việc giá trị xuất khẩu đến các thị trường chủ lực cũng lần lượt tăng tích cực. Cụ thể, trong năm qua, giá trị xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng 14% và tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hàng dệt may Việt Nam (chiếm 47% giá trị xuất khẩu toàn ngành). Trong khi đó, hàng dệt may Việt nam đang tiến dần đến vị trí dẫn đầu tại 2 thị trường tiềm năng là Hàn Quốc và Nhật Bản.

Tính chung các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên toàn thị trường, tổng doanh thu năm 2018 của toàn ngành đạt 63,638 tỷ đồng (tăng 11%) và lợi nhuận sau thuế đạt 3,111 tỷ (tăng 28%). Trong đó, VGT dẫn đầu về quy mơ doanh thu và lợi nhuận, theo sau là 2 doanh nghiệp dệt may có thương hiệu là May Việt Tiến (VGG), May Nhà bè (MNB) và 2 doanh nghiệp dệt may xuất khẩu là May Sông Hồng (MSH) và dệt may Thành Công (TCM).

Kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp trong năm 2018:

CTCP Đầu tư và Thương mại TNG

Công ty sở hữu 11 chi nhánh may, 2 chi nhánh sản xuất hàng may mặc phụ trợ với tổng số 228 chuyền may, tương đương với công suất gần 80%. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là EU và Mỹ, chiếm gần 67% giá trị đơn hàng, nhờ 2 đối tác lớn là Decathlon và The Children’s Place. Kết thúc năm 2018, TNG ghi nhận doanh thu đạt 3,613 tỷ đồng (tăng 45% so với 2017) nhờ tìm kiếm được các đơn hàng số lượng lớn. Trong đó, doanh thu Q3/2018 ghi nhận mức cao nhất từ trước tới nay khi ghi nhận đạt 1,240 tỷ đồng.

Công ty cổ phần May Sông Hồng:

May Sông Hồng là doanh nghiệp đứng thứ 2 về quy mô doanh thu cũng như lợi nhuận sau thuế, chỉ đứng sau Tập đoàn Dệt may Việt Nam. Kết thúc năm 2018, MSH ghi nhận doanh thu đạt 3,951 tỷ đồng (tăng 20% so với 2017) nhờ số lượng đơn hàng gia tăng tích cực 21% trong năm 2018. Trong đó, đơn hàng của đối tác Haddad tăng mạnh nhất khi đạt 29 triệu USD, gấp gần 4 lần so với năm 2017.

Tập đoàn Dệt may Việt Nam:

Kết thúc năm 2018, VGT ghi nhận doanh thu đạt 19,418 tỷ đồng (tăng 11% so với 2017). Trong đó, doanh thu cơng ty mẹ chiếm 5% trong tổng doanh thu hợp nhất, đạt 970 tỷ (giảm 26% so với 2017) do công ty thực hiện chuyển đổi mơ hình hoạt động của một số chi nhánh: Nhà máy sợi Phú Hưng chuyển

sang mơ hình CTCP và Nhà máy dệt vải Yarndyed chuyển sang cho Công ty TNHH Dệt kim Phương Đông.

Tuy nhiên, trong năm biên lãi gộp của công ty mẹ cải thiện nhẹ phụ trợ lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ duy trì tăng trưởng 35%. Đồng thời nâng mức lãi sau thuế toàn tập đoàn lên 439 tỷ (tăng 6% so với 2017).

So sánh với các doanh nghiêp cùng ngành, mặc dù dẫn đầu về quy mô doanh thu và lợi nhuận, tuy nhiên biên lãi gộp của tập đoàn chỉ dừng ở mức 9% do chịu ảnh hưởng từ biến động kinh doanh của mảng xuất khẩu sợi.

Ngành sơi: Phát triển với gần 70% sản lương xuất khẩu đi nước ngoài

Nguồn nguyên liệu đầu vào ngành sợi là bông và xơ hầu như đều đến từ nhập khẩu (nhập khẩu 99% bơng và 100% xơ. Trong đó, 2 loại sợi được sử dụng phổ biến là sợi polyester filament (chiếm 45.2% tổng sản lượng tiêu thụ) và sợi cotton (chiếm 24.6%). Theo báo cáo ngành dệt may của TCM, đối với sợi polyester, 60% đến từ nhập khẩu trong khi nguồn cung sợi cotton 85% đến từ trong nước. Tuy nhiên, xu thế đang nghiêng về sợi polyester filament nhờ ưu thế về giá cả và nguồn cung ổn định. Hiện tại, các công ty sản xuất xơ sợi đứng đầu tại Việt Nam bao gồm CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân (FTM), CTCP Damsan (ADS) và CTCP Sợi Thế Kỷ (STK). Trong đó, STK là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất sản xuất được sợi polyester filament (bên cạnh công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa và công ty Hualon Vietnam).

Bảng 2.4. Tỷ trọng sợi tiêu thụ trên thế giới

Sợi tự nhiên cotton Sợi polyester staple Sợi Cellulosic Khác 24.60% 45.20% 18.60% 5.20% 6.40%

Nguồn: The Fiber Year 2017

Ngành dệt: thiếu và yếu nên dựa nhiều vào nguồn nhập khẩu

Ngành dệt Việt Nam gồm: Vải dệt từ sợi tự nhiên và Vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo. Trong 6 tháng đầu năm 2018, kinh ngạch xuất khẩu Vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 9,7% và kinh ngạch xuất khẩu Vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo tăng 22,1%. Tuy nhiên, ngành dệt may hàng năm vẫn phải nhập khẩu ½ nhu cầu tiêu thụ nguyên nhân đến từ máy móc thiết bị đã lạc hậu, sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ về lượng và chất,… Công đoạn dệt và hoàn tất của Việt Nam được đánh giá là đang chậm hơn các nước trong khu vực 20%, nhất là cơng đoạn nhuộm với 30% máy móc thiết bị cần khôi phục. Những hạn chết này khiến năng suất dệt vải của Việt Nam rất thấp. Trong những năm gần đây, máy mọc thiết bị dệt nhuộm đã được nâng cấp thông qua các dự án dệt nhuộm FDI đi vào hoạt động và nhập khẩu máy móc chủ yếu từ Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc. Tuy nhiên máy móc nhập khẩu từ và quốc gia này chủ yếu là công nghệ truyền thống, tuy với chi phí nhập khẩu rẻ hơn nhưng ảnh hưởng tới mơi trường cao hơn. Việt Nam là nước nhập khẩu vải lớn nhất thế giới năm 2016, đặc biệt là xu hướng nhập khẩu vải tại Việt Nam liên tục tăng trong giai đoạn 2012-2016 do Việt Nam là một trong các nước sản xuất các sản phẩm may mặc lớn nhất thế giới, cần vải làm nguyên liệu đầu vào. Mặt khác năng lực sản xuất vải tại Việt Nam còn thiếu và yếu nên dựa nhiều vào nguồn nhập khẩu

Ngành vải: Nút thắt của chuỗi cung ứng dệt may

Theo báo cáo ngành dệt may của TCM, trong khi ngành sợi phát triển với 2/3 sản lượng dùng để xuất khẩu, thì nguồn cung vải lại đến phần lớn từ nhập khẩu (chiếm 66% sản lượng tiêu thụ).

Khó khăn lớn nhất của ngành vải đến từ khâu nhuộm hoàn tất, do thiếu máy móc, cơng nghệ và địi hỏi chi phí cao trong việc giải quyết ơ nhiễm nguồn nước.

Nguồn: Tổng cục hải quan

Ngành may: Chỉ đang dừng ở khâu giá trị gia tăng thấp nhất của chuỗi cung ứng

Ngành may Việt Nam vẫn còn khá phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu (nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may chiếm 38% tổng giá trị xuất nhập khẩu, theo Tởng cục Hải quan). Trong đó, nhập khẩu vải ngun liệu chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm gần 60% giá trị nhập khẩu). Ngành sản xuất hàng may mặc của Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị hàng may mặc tồn cầu chủ yếu ở cơng đoạn gia cơng (CMT), chiếm 65% thị phần.

Để tìm hiểu những thách thức cũng như lợi thế cạnh tranh đối với ngành dệt may, 2 nhóm phụ tùng, cơ kiện và nhóm nguyên vật liệu được phân tích dưới đây.

Một phần của tài liệu Ngành CNPT việt nam, thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w