15 TỔNG CÔNG TY MÁY ĐỘNG LỰC VÀ MÁY NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
2.2.2. Các chính sách phụ trợ của nhà nước
Trước năm 2005, Chính phủ áp dụng chính sách theo tỷ lệ nội địa hóa đối với các sản phẩm, phụ tùng thuộc ngành cơ khí-điện tử tại Thơng tư liên tịch số 176/1998/TTLT-BTC-BCN-TCHQ và thông tư sửa đổi số 120/2000. Theo đó để được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hóa, doanh nghiệp phải đảm bảo một số điều kiện:
Đủ điều kiện kỹ thuật, năng lực sản xuất theo hướng dẫn của Bộ công nghiệp.
Bản đăng ký thực hiện nội địa hóa sản xuất sản phẩm, phụ tùng,có xác nhận của Bộ cơng thương.
Có văn bản đảm bảo tính hợp pháp về sở hữu cơng nghiệp của các cơ quan có thẩm quyền đối với sản phẩm đăng ký theo chính sách thuế tỷ lệ nội địa hóa.
Trực tiếp nhập khẩu chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận, phụ tùng nguyên vật liệu để sản xuất.
Thực hiện thanh tốn 100% giá trị các lơ hàng nhập khẩu qua ngân hàng. Thực hiện nộp thuế GTGT theo phuơng pháp khấu trừ.
Tuy nhiên từ năm 2005, các doanh nghiệp được quyền lựa chọn áp dụng thuế xuất nhập khẩu kinh kiện, phụ tùng theo chính sách ưu đãi nội địa hóa như cũ hoặc áp dụng theo thuế suất từng linh kiện, phụ tùng. Thuế suất nhập khẩu mới đảm bảo mức thuế nhập khẩu bình quân dự kiến áp dụng cho tổng số các linh kiện nhập khẩu sản phẩm không thay đổi hoặc thay đổi không đáng kể so với mức thuế nhập khẩu doanh nghiệp được áp dụng khi thực hiện chính sách ưu đãi thuế nội địa hóa.Ví dụ đối với các nhóm linh kiện của sản phẩm trong nước đã sản xuất được, có khả năng phát triển trong những năm tới và có lợi thế cạnh tranh, thuế suất nhập khẩu mới là 15-20%, hiện hành là 30%. Việc phát triển CNPT để tăng tỉ lệ nội địa hoá sản phẩm và thu hút đầu tư nước ngoài chỉ thực sự bức thiết trong những năm gần đây do tác động mạnh mẽ của quá trình hội nhập. Từ ngày 01/01/2006 theo lộ trình AFTA, Việt Nam phải giảm thuế nhập khẩu hàng điện tử và điện máy nguyên chiếc từ các nước ASEAN từ 30-40% xuống 0-5%, nên để cạnh tranh với sản phẩm của các nước ASEAN, các nhà sản xuất trong nước (gồm cả doanh nghiệp Việt nam và doanh nghiệp FDI) phải tìm kiếm phụ tùng linh kiện sản xuất trong nước đến giảm chi phí sản xuát và giảm giá thành sản phẩm.
Từ 11/01/2007, khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO, thuế nhập khẩu hàng nguyên chiếc và nhiều phụ tùng linh kiện giảm đi. Một số ưu đãi dành cho ngành điện tử bị bãi bỏ theo các cam
kết của Việt Nam khi gia nhập WTO nên đã có một số doanh nghiệp FDI phá sản, ngừng sản xuất hoặc chuyển đổi hoạt động sản xuất sáng thương mại dịch vụ. Deawoo Electronics ngừng sản xuất và tuyên bố phá sản từ năm 2007, liên doanh Orion – Hanel sản xuất đèn hình cũng ngừng sản xuất và tuyên bố phá sản năm 2008, cịn Sony thì ngừng sản xuất và chyển sang thương mại dịch vụ cũng trong năm 2008. Các doanh nghiệp lắp ráp sản phẩm điện tử tiêu dùng một thời là niềm tự hào của ngành điện tử Việt Nam, từng được mệnh danh là “cơng nghiệp chính” chỉ cịn lại chưa tới 10 nhà sản xuất, đóng góp giá trị gia tăng chỉ từ 5-10%. Trước sức ép mạnh mẽ của các cam kết WTO, việc phát triển CNPT để tăng tỉ lệ nội địa hoá sản phẩm, hạ giá thành, cải thiện khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước trở lên rất cấp bách.
Ngày 3 tháng 11 năm 2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định
số
111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp phụ trợ; áp dụng đối với các tổ
chức và cá nhân thực hiện các hoạt động phát triển công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam.
- Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp phụ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp phụ trợ ưu tiên phát triển: Bao gồm dự án đầu tư mới, dự án mở rộng và đổi mới cơng nghệ có ứng dụng thiết bị mới, quy trình sản xuất mới, sản xuất sản phẩm với năng lực sản xuất tăng ít nhất 20%.
- Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp phụ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp phụ trợ ưu tiên phát triển được áp dụng ưu đãi thuế theo quy định của Luật số 71/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế; miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn thi hành; được vay với lãi suất vay tín dụng đầu tư từ nguồn tín dụng đầu tư của Nhà nước và được vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi với mức lãi suất cho vay theo trần lãi suất cho vay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tại từng thời kỳ.
Doanh thu của sản phẩm công nghiệp phụ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp phụ trợ ưu tiên phát triển được lựa chọn kê khai thuế giá trị gia tăng theo tháng, theo năm, khai tạm tính theo quý.
Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp phụ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp phụ trợ ưu tiên phát triển được vay với lãi suất ưu đãi từ Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam cho hạng mục xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường của Dự án.
Ưu đãi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Ngoài các ưu đãi chung nêu trên, doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất sản phẩm công nghiệp phụ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp phụ trợ ưu tiên phát triển còn được hưởng các ưu đãi sau:
Tín dụng đầu tư Tiền thuê đất, mặt nước
Được vay tối đa 70% vốn đầu tư tại các tổ chức tín dụng trên cơ sở bảo lãnh của các tổ chức bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định khi đáp ứng các điều kiện sau: - Có tổng giá trị tài sản thế chấp, cầm cố tại tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật tối thiểu 15% giá trị khoản vay, sau khi đã loại trừ giá trị tài sản cầm cố, thế chấp cho các khoản vay khác;
- Có tối thiểu 20% vốn chủ sở hữu tham gia dự án đầu tư, sau khi trừ số vốn chủ sở hữu thu xếp cho các dự án khác;
- Tại thời điểm đề nghị bảo lãnh, khơng có các khoản nợ đọng nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, nợ xấu tại các tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế khác.
- Được miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Trường hợp Dự án có tính chất đặc biệt hoặc quy mơ lớn mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cần phụ trợ cao hơn mức phụ trợ quy định tại tiết trên thì Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề xuất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Ban hành kèm theo Nghị định là Danh mục sản phẩm công nghiệp phụ trợ ưu tiên phát triển, bao gồm 9 loại sản phẩm của ngành điện tử:
- Linh kiện điện tử - quang điện tử cơ bản: Transistor, mạch tích hợp, cảm biến, điện trở, tụ, điôt, ăngten, thyristor;
- Linh kiện thạch anh; - Vi mạch điện tử;
- Vật liệu sản xuất linh kiện điện tử: Chất bán dẫn, vật liệu từ cứng, vật liệu từ mềm, chất cách điện tích cực;
- Linh kiện sản phẩm điện tử: Linh kiện nhựa, linh kiện cao su, chi tiết cơ - điện tử, linh kiện kính;
- Pin dùng cho máy vi tính xách tay, điện thoại di động; - Dây và cáp điện, đèn led, tai nghe điện thoại và loa;
- Sạc pin điện thoại; - Màn hình các loại.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 và bãi bỏ Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 02 năm 2011 về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp phụ trợ và Quyết định số 1483/QĐ- TTg ngày 26 tháng 8 năm 2011 về việc ban hành Danh mục sản phẩm công nghiệp phụ trợ ưu tiên phát triển của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản liên quan. Việc bãi bỏ các quyết định cũ mang cho thấy Chính phủ đã nhận ra những hạn chế và khắc phục kịp thời.