Nhận thức đúng đắn vai trị đội ngũ cơng chức hành chín hở ủy ban nhân dân quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu Chất lượng đội ngũ công chức hành chỉnh quận ở quận thanh xuân, thành phố hà nội hiện nay (Trang 65 - 70)

nhân dân quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội

Không thể phủ nhận, sau thời kỳ Đổi mới, nhận thức của cơng chức hành chính đã có những chuyển biến nhất định. Cải cách hành chính khơng thể và khơng phải chỉ là cải cách các thủ tục hành chính như “cửa” và “dấu” mà quan trọng nhất là sự “cải cách tư duy” phục vụ ở mỗi cán bộ cơng chức đối với dân. Chính vì vậy, Nhà nước đã ban hành rất nhiều chủ trương, chính sách nhằm cải thiện và xây dựng mối quan hệ hành chính dân chủ, bình đẳng, thân thiện, gắn bó giữa cán bộ như Quy chế cơng sở (Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm Quyết định số 129 /2007/QĐ -TTg ký ngày 02 tháng 8 năm 2007) hay Luật cơng chức có hiệu lực từ ngày 01/01/2010..., trong đó đều có những điều khoản quy định chặt chẽ về đạo đức, văn hóa của cán bộ cơng chức. Điều này thể hiện những nỗ lực của Chính phủ, đồng thời phản ánh nhu cầu chính đáng của nhân dân về một nền hành chính cơng ừong sạch, vững mạnh.

Tuy nhiên, việc hiện thực hóa những quan điểm chỉ đạo ấy hồn tồn khơng dễ dàng. Điều hết sức quan trọng là phải đổi mới quan niệm về quyền và nghĩa vụ

của các cơ quan quản lý nhà nước, về mối quan hệ hành chính giữa chính quyền, các cơ quan quản lý nhà nước với quần chúng nhân dân.

Cho đến nay, cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước đã trải qua 30 năm, nhưng những hiện tượng sách nhiễu, quan liêu, các thủ tục hành chính rắc rối, phiền hà... vẫn tồn tại, gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực.

Thực trạng này cho thấy, cải cách hành chính sẽ khó thành cơng nếu khơng triệt để thay đổi nhận thức của cán bộ cơng chức hành chính. Bài học của nhiều quốc gia phương Tây và khu vực đi trước Việt Nam trên con đường cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa cho thấy: yếu tố quyết định sự thành bại của bất kỳ cuộc cách mạng, cải cách, canh tân... nào cũng nằm ở nhận thức của con người với tư cách vừa là chủ thể, vừa là động lực của tiến bộ xã hội. Một đội ngũ công chức thực thi công vụ nhận thức được đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm của mình, có tác phong chun nghiệp trong hoạt động phục vụ dân sẽ góp phần tạo dựng nền hành chính cơng trong sạch để trở thành nguồn lực cạnh tranh lành mạnh cho mỗi quốc gia trong xu thế hịa bình, hợp tác, phát triển hơm nay.

Tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế trong nhận thức cho thấy: Do không thể tránh những tác động tiêu cực của một quan niệm ấu trĩ về chủ nghĩa xã hội bình quân, cào bằng và một nền hành chính vận hành theo cơ chế Xin - Cho đến nhiều lĩnh vực, đặc biệt đối với hoạt động trong cơng sở hành chính cán bộ chính quyền với cơng dân. Việc duy trì cơ chế quản lý hành chính tập tiling, quan liêu, bao cấp quá lâu đã để lại nhiều hậù quả nặng nề. Nhìn từ văn hóa nhận thức, biểu hiện nổi bật của những hạn chế cơng sở hành chính sau thời kỳ đổi mới vẫn là thái độ cửa quyền, xem thường ngưịi dân ở cán bộ cơng chức.

Thời kỳ Đổi mói yêu cầu phải xây dựng một nhận thức tiến bộ hành chính giữa người phục vụ (Công chức) và người được phục vụ (Công dân), sao cho vừa phù hợp với các giá trị văn hóa truyền thống, vừa tuân thủ các chuẩn tắc chung. Kinh tế thị trường có những quy luật khách quan, địi hỏi cải cách hành chính cũng phải tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường như quy luật cung - cầu, quy

luật cạnh tranh, cơng khai, minh bạch, bình đẳng...

Việc chúng ta đẩy mạnh cải cách hành chính, trong đó, chức năng, nhiệm vụ của người cán bộ công chức được thể chế hóa thành luật, pháp lệnh là một nỗ lực đáng ghi nhận. Tuy nhiên, nhận thức của chủ thể quản lý nhà nước về vai trò, nhiệm vụ của cán bộ công chức, cách thức đào tạo tuyển dụng công chức vẫn chưa thực sự khoa học, chưa chú trọng và tuân thủ những

quy luật khách quan của kinh tế thị trường.

Kinh nghiệm ở các nước phương Tây cho thấy họ chỉ tuyển dụng công chức trên cơ sở nhu cầu cơng việc. Có nhu cầu mới thành lập tổ chức, mới tuyển dụng, bổ nhiệm và đưa đi ĐTBD. Những công việc của cơng sở cũng khơng nhất thiết chỉ có người của cơng sở làm. Trừ những việc liên quan đến bí mật quốc gia, những cơng việc phải làm thường xuyên, còn các việc khác như các chương trình, dự án, xây dựng quy hoạch, chế độ, chính sách, thậm chí soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật cũng có thể thuê chuyên gia hoặc ký hợp đồng với các tổ chức. Có thể tổ chức đấu thầu để chọn ra các cá nhân, tổ chức làm có chất lượng, hiệu quả và kinh tế nhất.

Đây là một nhận thức về công chức và xây dựng đội ngũ công chức tuân theo yêu cầu của thực tiễn. Ngược lại, những cách nghĩ và làm không tuân theo quy luật cung - cầu thì khơng thể khắc phục được căn bệnh tổ chức bộ máy cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian, biên chế đông nhưng không mạnh, chất lượng và hiệu quả thấp.

Mặt khác, trước đây đã từng có quan niệm cho rằng cần phải có một nền hành chính ổn định “bất biến” nên số lượng những người làm việc trong các cơ quan hành chính cũng cần được ổn định lâu dài và chuyên nghiệp hóa. Nhưng kinh tế thị trường địi hỏi phải có tính năng động và nhạy bén cao, khơng chấp nhận một nền hành chính cứng nhắc. Do vậy, trong suy nghĩ, người cán bộ công chức hành chính lẽ ra cần thường xuyên ý thức rằng vị trí ỉàm việc của họ ln sẵn sàng bị/được thay thế nếu họ làm việc không hiệu quả.

Một nguyên nhân nữa, đó là những nhận thức sai lệch của cơng chức hành chính khơng chỉ nảy sinh từ phía cấp quản lý hay đội ngũ cán bộ công chức mà cả ờ khách hàng - cơng dân - đối thể.

Phía người dân, một thời gian khá dài, trước Đổi mới, ngự trị trong tư duy là suy nghĩ cho rằng Nhà nước “bao cấp” tất cả cho dân, nên quan hệ giữa bên cho và bên nhận, người công chức giải quyết cơng việc có quyền ban-cho, người dân là đối tượng xin-nhận. Cho cái gì nhận cái ấy khơng có quyền địi hỏi, lâu dần, khiến người dân thờ ơ với chính quyền lợi của mình... Kết hợp thêm với tâm lý an phận của cư dân nông nghiệp ngàn đời khiến cho họ chấp nhận lựa chọn hành xử theo cách trả lời qua loa cho xong chuyện, vui vẻ cả đơi bên. Đấy cũng chính là biểu hiện tật đại khái, xuề xịa- mặt trái của tính cộng đồng trong văn hóa Việt Nam.

Thêm một ngun nhân khơng thể bỏ qua dẫn đến trì trệ trong cải cách hành chính, chậm cải thiện thái độ hành xử của cán bộ công chức trong hoạt động tiếp dân là: chế độ lương bỏng bất hợp lý, chưa theo kịp nhu cầu thực tế của con người và đời sống. Chính vì những hạn chế về chế độ lương bổng mà bác sĩ nhiều hơn y tá, kỹ sư nhiều hơn thợ lành nghề, ít tài xế yêu nghề, ít giáo viên mẫu giáo và cấp một chịu đi sâu vào nghiệp vụ, ít cán bộ thích làm cồng tác quản lý ngành nghề hay nghiên cứu khoa học v.v... Như thể đồng nghĩa vớỉ việc, ít người muốn trở thành “cơng bộc” hay “đầy tớ trung thành”cho dân, ít nỗ lực tự thay đổi và hồn thiện mình khi họ nhận lại khơng được bao nhiêu những quyền lợi xứng đáng với giá trị lao động của họ.

Vì vậy, muốn có được những cơng chức có thái độ đúng đắn trong cán bộ hành chính với cơng dân, cần tăng cường vai trò và hiệu lực quản lý của nhà nước trên cơ sở kết hợp đồng bộ mọi giải pháp: từ giáo dục, đào tạo đến đổi mới cơ chế, chính sách trong tuyển dụng và sử dụng cán bộ. Tuy nhiên, nếu tác động đến nhận thức chỉ bằng những bài học về giáo dục đạo đức công chức, về tuyên truyền nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong tư cách người “đầy tớ trung thành của nhân dân” thì dù rất đúng, rất căn cơ, bền vững... nhưng chưa đủ bởi sẽ

phải mất một thời gian khá lâu dài để những nhận thức mới kịp thẩm thấu và tạo thành những chuyển đổi hành vi tích cực. Trong khỉ đó, thực trạng nền hành chính đất nước đang đặt ra nhiều nhiệm vụ cấp bách địi hỏi phải có sự đột phá trong việc cải thiện và xây dựng mối quan hệ hành chính giữa cán bộ cơng chức

với nhân dân.

3.2,3,Xây dựng đội ngũ công chức hành chỉnh ở ủy ban nhân dân quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội có bản lĩnh chính trị vững vàng

Đây là biện pháp quan trọng hàng đầu trong tu dưỡng phấn đấu của mỗi cán bộ, đảng viên. Phẩm chất chính trị, đạo đức là kết quả của sự kết họp hài hòa biện chứng giữa đạo đức cách mạng và bản lĩnh chính trị. Trong tình hình hiện nay, phẩm chất chính trị của cán bộ, đảng viên chính là sự hiểu biết sâu sắc Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu do Đảng đề ra dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, không hoang mang dao động về chính trị tư tưởng, có niềm tin vào sự nghiệp đối mới đất nước, có bản lĩnh chính trị, nhạy bén, ln nêu cao cảnh giác, có thái độ đúng đắn trước những diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế - xã hội, phân biệt rõ đối tượng, đối tác. Nếu khơng có tầm nhìn xa, rộng, chỉ thấy lợi trước mắt, cục bộ địa phương mà quên đi lợi ích dân tộc, lợi ích giai cấp, lợi ích của nhân dân thì đó là nguy cơ đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên sẽ góp phần tạo nên sức mạnh của uy tín, sự thống nhất ý chí, hành động của Đảng, bảo đảm cho Đảng vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đưa cách mạng đến thắng lợi. Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam trong đấu tranh giành chính quyền và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc cho thấy, khi nào Đảng thể hiện được bản lĩnh chính trị vũng vàng, độc lập, sáng tạo thì cách mạng phát ữiển thuận lợi, giành được những thắng lợi to lớn. Đe xứng đáng với vai trị đó, vấn đề hàng đầu trong việc đổi mới, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng hiện nay là “Nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ trí tuệ của Đảng”.

phẩm chất chính trị, đạo đức. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng. Nếu khơng có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vơ dụng”. Đó là lịng trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, luôn kiên định sự nghiệp cách mạng của Đảng, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ thành công Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Do đó trong khi coi trọng hàng đầu phẩm chất chính trị đồng thời coi trọng trau dồi, củng cố và phát triển đạo đức cách mạng. Phấn đấu, tu dưỡng theo đạo đức mới, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư, có ý thức tổ chức kỷ luật, giữ gìn sự đồn kết, có lối sống giản dị trong sạch, khơng xa hoa lãng phí, thực dụng chủ nghĩa... Những phẩm chất này phải tu dưỡng thường xuyên, bền bỉ trong mọi điều kiện hoàn cảnh. Trước diễn biến phức tạp của đời sống xã hội, trong nước và quốc tế, đạo đức cách mạng của người cán bộ, đảng viên phải gắn liền với hành động cụ thể. Đó là phải đấu tranh khơng khoan nhượng với chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa thực dụng, với tham nhũng và các tệ nạn xã hội làm tổn hại đến thanh danh và uy tín của Đảng và chế độ ta.

Một phần của tài liệu Chất lượng đội ngũ công chức hành chỉnh quận ở quận thanh xuân, thành phố hà nội hiện nay (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w