I. Quá trình phát triển và tình hình sản xuất kinhdoanh của Tổng công ty CP may Việt
1. Quá trình hình thành và phát triển
1.1 Lịch sử phát triển
Tiền thân công ty là một xí nghiệp may tư nhân “ Thái Bình Dương kỹ nghệ công ty”- tên giao dịch là Pacific Enterprise. Xí nghiệp này được 8 cổ đông góp vốn do ông Sâm Bào Tài – một doanh nhân người Hoa làm Giám Đốc. Xí nghiệp hoạt động trên diện tích 1,513m2 với 65 máy may gia đình và khoảng 100 công nhân. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Nhà nước tiếp quản & quốc hữu hóa rồi giao cho Bộ Công nghiệp Nhẹ quản lý ( nay là Bộ Công Thương). Tháng 5/1977 được Bộ Công Thương công nhận là xí nghiệp quốc doanh và đổi tên thành Xí Nghiệp May Việt Tiến. Ngày 13/11/1979, xí nghiệp bị hỏa hoạn, thiệt hại hoàn toàn. Tuy thế, được sự trợ giúp từ những đơn vị bạn, cộng với lòng hăng say gắn bó với xí nghiệp , toàn thể công nhân và lãnh đạo Việt Tiến đã đưa đơn vị đi vào hoạt động trở lại và ngày càng khẳng định vị trí của mình trên thương trường. Nhờ vào nỗ lực cố gắng đó mà theo quyết định số 103/CNN/TCLĐ, xí nghiệp được Bộ Công Thương chấp nhận nâng lên thành Công Ty May Việt Tiến. Sau đó, lại được Bộ Kinh Tế Đối Ngoại cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp với tên giao dịch đối ngoại là VIET TIEN GARMENT IMPORT-EXPORT COMPANY viết tắt là VTEC( theo giấy phép số 102570 ngày 08/02/1991). Vào ngày 24/03/1993, công ty được Bộ Công Nghiệp cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp số 214/CNN-TCLĐ. Trước năm 1995, cơ quan quản lý trực tiếp công ty là LIÊN HIỆP SẢN XUẤT – XUẤT NHẬP KHẨU MAY. Do yêu cầu của các doanh nghiệp và của Bộ Công Nghiệp, cần phải có một Tổng Công Ty Dệt May làm trung gian cầu nối giữa các doanh nghiệp với nhau và cấp vĩ mô, tiếp cận với thế giới nhằm hỗ trợ thông tin về thị trường, cần có sự cụ thể hóa các chính sách, pháp luật …. Chính vì thế, ngày 29/04/1995 TỔNG CTY DỆT MAY VIỆT NAM ra đời.
Ngày 20/6/2000, Công ty đã được tổ chức BVQL, Vương Quốc Anh công nhận đạt ISO 9002. Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp. Và căn cứ Văn bản số 7599/VPCP-ĐMDN ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Văn phòng Chính phủ về việc tổ chức lại Công ty May Việt Tiến. Xét đề nghị của Tập đoàn Dệt May Việt Nam tại Tờ trình số 28/TĐDM-TCLĐ ngày 09 tháng 01 năm 2007 và Đề án thành lập Tổng công ty May Việt Tiến.Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ quyết định: Thành lập Tổng công ty May Việt Tiến trên cơ sở tổ chức lại Công ty May Việt Tiến thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Căn cứ Quyết định số 2576/QĐ-BCN ngày 26 tháng 7 năm 2007 của Bộ Công nghiệp về việc xác định giá trị Tổng công ty May Việt Tiến thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam để cổ phần hóa. Căn cứ Quyết định số 0408/QĐ-BCT ngày 30/08/2007 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa và chuyển Tổng công ty may Việt Tiến thành Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến. Nhà nước nắm giữ 51% trong tổng số vốn
Hiện nay, Tổng công ty May Việt Tiến hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con nằm trong cơ cấu của Tập đoàn Dệt May Việt Nam.
Với tên tiếng Việt : Tổng công ty Cổ Phần May Việt Tiến
Tên giao dịch quốc tế: VIETTIEN GARMENT CORPPORATION Tên viết tắt : VTEC
1.2 Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Tổng công ty1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ 1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ
Trước tiên, ban lãnh đạo của Tổng công ty cam kết thực hiện nghĩa vụ do Nhà nước giao, chấp hành đầy đủ các chính sách kinh tế và pháp luật của Nhà nước. Kinh doanh các mặt hàng may theo đúng ngành hàng, đúng mục đích hoạt động mà công ty đã đăng ký với Nhà nước. Qua đó, đảm bảo hạch toán đúng và đầy đủ theo yêu cầu của cơ quan lãnh đạo đồng thời thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.
Tiếp đến các cấp phòng ban cùng quản lý sử dụng hợp lý có hiệu quả các nguồn vốn được cấp cũng như vốn vay nhằm thực hiện tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho ngày càng đạt hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh việc tăng năng suất sản phẩm, công ty cũng không ngừng đầu tư, nâng cấp, đổi mới trang thiết bị, mở rộng cơ sở hạ tầng để không ngừng nâng cao năng lực sản xuất đồng thời tạo ra lợi thế cạnh trang cho doanh nghiệp trên thương trường.
Thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo và không ngừng cải thiện điều kiện, đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên cũng là một nhiệm vụ trọng tâm mà Tổng công ty luôn luôn lưu tâm đến. Bởi hiện nay, nguồn nhân lực hay con người được xem là nguồn tài san quý nhất trong mỗi tổ chức hay doanh nghiệp. Tổng công ty cũng rất chú trọng bồi dưỡng, nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên để góp phần nâng cao khả năng lao động trong Tổng công ty.
Bên cạnh việc hoàn thành nghĩa vụ và trách nhiệm với nhà nước và người lao động, may Việt Tiến cũng không quên làm tròn trách nhiệm xã hội thông qua việc bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, bảo vệ sản xuất tạo điều kiện cho quá trình sản xuất an toàn đạt hiệu quả cao. Tuân thủ các quy định của Nhà nước về môi sinh, môi trường
Tổng Công ty CP may Việt Tiến còn thực hiện những nhiệm vụ chính sau đây: chuyên sản xuất và may gia công các mặt hàng may mặc bằng các loại vải trong nước và nhập khẩu gồm chemise các loại, jacket, đồ bảo hộ lao động, quần áo jean, đồ tắm, đồ thun, pyjama,... cho khách hàng trong nước và nước ngoài. Tổng Công ty CP may Việt Tiến độc quyền xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm theo quota. Công ty đã xuất khẩu sang thị trường các nước Liên Xô (cũ), Hunggari, Bungari, Tiệp Khắc (cũ), Đức, Nhật, Canada, Hông Kông, EU, ... Ngoài ra, Tổng công ty còn sản xuất một số mặt hàng may mặc phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu như mex, cúc áo, sản phẩm thêu, chỉ,...
tổng số vốn liên doanh khoảng 30 tỷ.
1.2.2 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty là cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Việt Tiến như sau:
Hình 12: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Tổng công ty May Việt Tiến
Nguồn: Phòng kinh doanh
1.2.3 Các công ty liên doanh, liên kết trong nước và ngoài nước
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG KHỐI PHÒNG BAN TỔNG CÔNG TY XN TRỰC THUỘC VÀ HỢP TÁC KINH DOANH CÁC CÔNG TY CON CÁC CÔNG TY LIÊN KẾT CÁC CT LIÊN DOANH VỚI NƯỚC NGOÀI
Hiện nay, Tổng công ty có 14 nhà máy liên doanh trong nước bao gồm các đơn vị sản xuất quần áo may mặc sẵn sau:
Bảng 1: Các công ty nội địa liên doanh liên kết với May Việt Tiến
STT CÔNG TY NĂNGLỰC sp/năm LAO ĐỘNG MẶT HÀNG ĐỊA CHỈ 1 CTy CP Việt Thịnh 2.880.000 2500 Sportwear, Jacket, Veston
58 Thoại Ngọc Hầu P. Hòa Thạnh Q. Tân Phú
2 Công ty CP Việt Hưng
: 6.000.000 1500 Shirt. 206 Qlộ 22 P.Trung Mỹ Tây Q.12
3 Công ty CP Công Tiến
1.200.000 1200 Sportwear, Jacket : congtien@viettien.com.vn
4 Công ty CP may Vĩnh Tiến
2.400.000 1500 Sportwear, Jacket và các mặt hàng khác
1A Hưng Đạo Vương ,P1,TX Vĩnh Long 5 Công ty CP Đồng Tiến 3.000.000 2800 Sportwear, Jacket và Underwea r
Số 10 Đường số 5 P. Tân Tiến Biên Hòa Đồng Nai
6 Công ty CP Tây Đô
1.800.000 2100 Shirt,Dress pants 73 Mậu Thân TP. Cần Thơ 7 Công ty CP may
Tiền Tiến
6.500.000 2600 Lady items Khu phố 6 P.9 TP. Mỹ Tho Tỉnh Tiền Giang
8 Công ty CP may Việt Tân
720.000 1.100 Shirt, Pants P. Mỹ Cần, Xã Nhị Mỹ, Huyện Cai Lậy, Tỉnh Tiền Giang
9 Công ty TNHH may Việt Hồng
480.000 1200 Jacket, Spant-wear 425B Nguyễn Đình Chiểu P.8 Thị xã Bến Tre
10 Công ty TNHH may Tiến Thuận
720.000 1.100 Sportwear, Jacket Đường 16 tháng 4 Thị xã Phan Rang - Tháp Chàm - Tỉnh Ninh Thuận
11 Công ty TNHH may Thuận Tiến
1.680.000 1.300 Shirt Lô 2/15 Khu CN Phan Thiết Tỉnh Bình Thuận
12 Công ty TNHH Nam Thiên
420.000 450 Sportwear, Jacket Lô 4/13 KCN Tân Bình, Đường số 4, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú
13 Công ty CP Cơ Khí Thủ Đức
350 Máy móc thiết bị ngành may
21B Lê Văn Chí KP1 P.Linh Trung Q. Thủ Đức
14 Công ty Việt Tiến Đông Á
http://www.viettiendonga.com
Nguồn: Phòng kinh doanh
Doanh thu hàng năm của các liên doanh trong nước trên 250 tỷ đồng. Bảng 2: Các công ty trực thuộc liên doanh, liên kết với nước ngoài
TT TÊN CÔNG TY NĂNG LỰC LĐ MẶT HÀNG ĐỊA CHỈ
1 VIỆT PHÁT J.v Ltd Co
1.300.000 m/năm
70 mex dựng các loại 259A Hoàng Văn Thụ P.2 Q.TÂn Bình 2 GOLDEN- VTEC J.v Ltd Co 3.800.000 yards/năm
50 Poly padding Khu phố 4 Đường Tăng Nhơn Phú Phước Long B Q.9 3 TAGTIME VIETTIEN 500.000.000 units/năm 100 Nhãn dệt các loại, heat transfer http://www.tagtimevn.com. vn 4 VIỆT THUẬN J.v Ltd Co 200.000 mass/năm
95 Nút các loại 259A Hoàng Văn Thụ P.2 Q.TÂn Bình 5 VIETTIEN- TUNGSHING 40 cung cấp máy móc thiết bị phụ tùng cho ngành may 719 Trần Hưng Đạo P.9 Q.5 6 MS&VTEC 250 dịch vụ vận chuyển
đường biển, đường hàng không.
19 Đống Đa P.2 Q. TB
7 CLIPSAL- VTEC
40 Sản xuất kinh doanh thiết bị điện công nghiệp và dân dụng
Lầu 8 364 Cộng Hòa P.13 Q.Tân Bình
Nguồn: Phòng kinh doanh
Liên doanh với nước ngoài hàng năm đạt doanh thu trên 65 tỷ đồng.
Có thể nói các doanh nghiệp liên doanh trong nước và liên doanh với nước ngoài đã và đang đóng góp rất nhiều trong sự thành công hiện nay của may Việt Tiến. Giữa các doanh nghiệp này có sự gắn kết thống nhất với nhất với nhau để cùng đạt được mục tiêu chung của Tổng công ty. Có thể nói các doanh nghiệp này như một dây truyền sản xuất được chuyên môn hóa, phân công phân cấp nhiệm vụ. Sản xuất một số
loại sản phẩm nhất định liên quan đến dệt may để tạo ra thành phẩm cuối cùng đưa đến tay người tiêu dùng.
Qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, hiện nay Tổng công ty có một đội ngũ cán bộ quản lý giỏi và lực lượng lao động đông đúc hơn 8.000 công nhân có trình độ tay nghề cao, sản xuất giỏi, góp phần to lớn trong sự phát triển sản xuất kinh doanh của công ty.
1.3 Lĩnh vực kinh doanh
May Việt Tiến là một doanh nghiệp dệt may có các lĩnh vực kinh doanh phong phú. Đầu tiên phải kể đến lĩnh vực sản xuất quần áo các loại như sơ mi, quần, jacket… Đây là lĩnh vực kinh doanh chủ lực của Tổng công ty.
Các dịch vụ xuất nhập khẩu, vận chuyển giao nhận hàng hóa; Sản xuất và kinh doanh nguyên phụ liệu ngành may; máy móc phụ tùng và các thiết bị phục vụ ngành may công nghiệp; thiết bị điện âm thanh và ánh sáng; Kinh doanh máy in, photocopy, thiết bị máy tính; các thiết bị, phần mềm trong lĩnh vực máy vi tính và chuyển giao công nghệ; điện thoại, máy fax, hệ thống điện thoại bàn; hệ thống điều hoà không khí và các phụ tùng (dân dụng và công nghiệp); máy bơm gia dụng và công nghiệp; Kinh doanh cơ sở hạ tầng đầu tư tại khu công nghiệp; Đầu tư và kinh doanh tài chính cũng đang được công ty ngày càng quan tâm đầu tư và phát triển. Ngoài ra, Tổng công ty cũng đang chú trọng mở rộng kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.
1.4 Năng lực sản xuất:
Bảng 3: Năng lực sản xuất của May Việt Tiến
Áo jacket, áo khoác, bộ thể thao Áo sơ mi, áo nữ
Quần áo các loại
13.100.000 15.130.000 12.370.000 sản phẩm / năm sản phẩm / năm sản phẩm / năm
Veston Các mặt hàng khác 300.000 1.000.000 sản phẩm / năm sản phẩm / năm
Nguồn: Phòng kinh doanh
Dễ dàng nhận thấy, sơ mi, áo khoác, jacket, và quần các loại là các sản phẩm chính mang lại nhiều doanh thu cũng như uy tín nhất cho may Việt Tiến. Chính vì điều này, khi nhắc đến may Việt Tiến, người ta thường nhớ đến áo và quần nhiều hơn là các loại sản phẩm khác như máy móc dung cho nghành may hay các dịch vụ vận chuyển.
Bảng 4: Nguồn lực hiện tại của May Việt Tiến
STT ĐƠN VỊ LAO ĐỘNG MMTBI CÁC LOẠI D.TÍCH NHÀ XƯỞNG MẶT HÀNG NĂNG LỰC(SP/Năm) 1. MAY 1 960 665 6.672 M2 Shirt 3.000.000 2. MAY 2 990 655 6.672 M2 Shirt 3.000.000
3. SIG-VTEC 1.010 861 5.700 M2 Jacket, sportwear 2.000.000
4. DUONG
LONG 510 512 2.133 M
2 Dress pants 1.800.000
5. VIỆT LONG 900 1.083 2.532 M2 Khaki, dress pants,.. 3.000.000
6. VIMIKY 500 395 2.780 M2 Suit 3.000.000
Nguồn: Phòng kinh doanh
Đi lên từ một xí nghiệp may tư nhân với quy mô nhỏ, hiện nay Tổng công ty may Việt Tiến đã có số vốn điều lệ lên tới 230 tỷ đồng. Tổng diện tích nhà xưởng trải dài trên phạm vi cả nước là 55.709.32 m2. Và tương xứng với quy mô lớn như vậy số thiết bị cũng tăng hàng lên con số là 5.668 bộ và hơn 20.000 lao động. Việt Tiến được xem là một trong số ít các doanh nghiệp dệt may nội địa có quy mô và năng lực sản xuất lớn.
Giai đoạn 1996-2000, tốc độ tăng trưởng bình quân của toàn nền kinh tế Việt Nam chỉ đạt 6,7%/năm. Đến giai đoạn 2001-2005 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt bình quân 7,5%/năm. Nhưng nhìn chung, từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế tiền tệ ở châu á (1997) nền kinh tế Việt Nam đã gặp rất nhiều khó khăn. Thứ nhất, sau năm 1997, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam liên tục giảm qua các năm, điều này có tác động không nhỏ đến nền kinh tế nhỏ bé có nguồn vốn chủ yếu dựa vào bên ngoài như Việt Nam. Thứ hai, nền kinh tế có những dấu hiệu cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế không vững chắc hay chất lượng tăng trưởng không cao - sự suy giảm về hiệu quả vốn đầu tư. Thứ ba, trong giai đoạn 2001- 2005, tình hình giá cả hàng hoá ở Việt Nam trở nên phức tạp, hàng hoá đầu vào cơ bản phục vụ sản xuất kinh doanh liên tục tăng giá như xi măng, sắt thép, điện nước, v.v. đã làm suy giảm khả năng cạnh tranh của toàn nền kinh tế nói chung và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Trong lĩnh vực dệt may tuy lượng vốn được đầu tư tương đối lớn, nhưng do toàn nền kinh tế gặp khó khăn nên lượng vốn được đầu tư vào khu vực này cũng suy giảm nhiều. Trong bối cảnh đó, công ty may Việt Tiến vẫn phát triển sản xuất và nhận được những hợp đồng giá trị lớn, giải quyết được công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động, nộp ngân sách hàng năm hàng chục tỷ đồng.
2.1 Giai đoạn 2005 -2007
Hình 14: Doanh thu và lợi nhuận giai đoạn 2005-2007
Nguồn: Phòng kế hoạch và tài chính
Qua biểu đồ chúng ta có thể thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu và lợi nhuận của Tổng công ty qua từng năm ở giai đoạn này. Mặc dù tình hình giá cả có nhiều biến động, bối cảnh nền kinh tế chung còn nhiều khó khăn nhưng cán bộ và công nhân viên của Tổng công ty vẫn nỗ lực hết mình hoàn thành tốt nhiệm vụ. Và kết quả là, lợi nhuận của Tổng công ty cũng tăng đều qua các năm từ 2.52 triệu đôla