I. Quá trình phát triển và tình hình sản xuất kinhdoanh của Tổng công ty CP may Việt
5. Tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm
Thị trường tiêu thụ nước ngoài
Giai đoạn từ năm 2006 – 2009 thị trường chính: Mỹ, Tây Âu, châu Á, các nước
ASEAN…
Nguồn: Website http//: viettien.com.vn
Bảng 8: Thị trường xuất khẩu sản phẩm của Công Ty
Đơn vị: 1000 USD
TT Thị Trường Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
1 Hoa Kỳ 17.500 19.500 22.000
2 Nhật Bản 13.000 14.500 16.000
3 Châu Âu 17.000 19.000 21.000
4 Asean 16.000 18.500 19.000
5 Các thị trường khác 15.000 17.000 18.500
Nguồn: Phòng kinh doanh
Qua số liệu của trên ta có thể thấy từ năm 2006 – 2009 thị trường xuất khẩu chính và lớn nhất của Việt Tiến là Hoa Kỳ, thứ hai là các nước Châu Âu.
Thị trường tiệu thụ trong nước
Bảng 9: Thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước
Đơn vị: Triệu đồng
TT Thị Trường Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
1 Miền Nam 7.000 7.500 8.800
2 Miền Trung 5.000 6.300 6.800
3 Miền Bắc 6.000 7.200 8.000
4 Tổng 18.000 21.000 23.600
Qua bảng 9 ta thấy thị trường tiêu thụ trong TP HCM là lớn nhất vì đây không chỉ là nơi Tổng công ty đặt trụ sở chính mà còn khu vực trung tâm thương mại lớn nhất trên cả nước. TP Hồ Chí Minh còn được xem là khu vực có môi trường kinh doanh thuận lợi và năng động nhất hay nói cách khác là nơi “đắc địa” cho bất kỳ một doanh nghiệp nào khi thâm nhập vào môi trường kinh doanh. Không chỉ vậy, đây là thành phố đông dân nhất Việt Nam, thu nhập bình quân đầu người cao, tập trung nhiều các trụ sở của các tập đoàn lớn, các tổ chức doanh nghiệp – đối tượng chủ yếu của may Việt Tiến. Nhận thức được điều đó, Việt Tiến đã bỏ ra rất nhiều tâm huyết để chiếm lĩnh thị trường này. Tuy vậy, không phải vì thế mà Tổng công ty sao nhãng các hoạt động khai thác và thâm nhập vào các thị trường mới. Doanh nghiệp đang tập trung mọi nguồn lực để có thể chiếm lĩnh được nhiều nhất có thể thị phần nội địa của Việt Nam.