Các giải pháp nhằm phát triển thị trƣờng bán lẻ tại tỉnh Khánh Hòa trong

Một phần của tài liệu phát triển thị trường bán lẻ tại tỉnh khánh hòa (Trang 120 - 131)

5. Kết cấu khóa luận

3.4 Các giải pháp nhằm phát triển thị trƣờng bán lẻ tại tỉnh Khánh Hòa trong

quá trình hội nhập

Cùng với những xu hƣớng bán lẻ mới trên thế giới, sự phát triển chung của thị trƣờng bán lẻ Việt Nam, và những định hƣớng phát triển của tỉnh, thị trƣờng bán lẻ của tỉnh Khánh Hòa sẽ song song tồn tại và phát triển cả hai hình thức bán lẻ truyền thống và bán lẻ hiện đại. Bên cạnh những hạn chế và khó khăn tồn tại của thị trƣờng bán lẻ của tỉnh, khóa luận xin đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển thị trƣờng bán lẻ của tỉnh nhà.

3.4.1 Tăng cường công tác quản lý hoạt động của các hình thức phân phối

- Ngăn chặn sự hoạt động của các chợ tự phát, chợ cóc và các chợ có cơ sở hạ tầng xuống cấp nhằm đảm bảo trật tự an toàn xã hội và cảnh quan môi trƣờng.

- Bên cạnh hoạt động của chợ thì các cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ cũng là một mảng khó quản lý trong kênh bán lẻ truyền thống. Để quản lý đƣợc hoạt động của các loại hình kinh doanh cá thể này thì đầu tiên ta cần tiến hành thống kê, điều tra đƣợc số lƣợng các cửa hàng tạp hóa của thành phần kinh tế cá thể tƣ nhân. Sau khi đã nắm đƣợc số lƣợng cũng nhƣ tình hình hoạt động của loại hình này thì ta có thể học tập kinh nghiệm quản lý của các nƣớc trên thế giới, bằng cách hạn chế việc cấp phép kinh doanh hình thức cửa hàng tạp hóa, chuyên doanh để đảm bảo tất cả các cửa hàng đang kinh doanh đều hoạt động hiệu quả và phục vụ tốt cho nhu cầu của ngƣời dân.

- Chỉ cho phép các doanh nghiệp xây dựng các siêu thị, trung tâm mua sắm mở tại thành phố khi chúng đạt đƣợc một mức chuẩn nào đó.

3.4.2 Nâng cấp cơ sở hạ tầng

- Nới rộng các lô sạp, tăng diện tích kinh doanh của các tiểu thƣơng trong chợ nhằm hạn chế tình trạng lấn chiếm lòng lề đƣờng, đảm bảo an toàn giao thông trong và ngoài khuôn viên chợ.

- Nâng cấp, trang bị đầy đủ các phƣơng tiện phòng cháy chữa cháy cho các chợ. Các cơ quan có thẩm quyền tổ chức các đợt kiểm tra về hệ thống điện tại các chợ để tránh các tình trạng chập điện gây cháy, cũng nhƣ nâng cao ý thức của ngƣời dân về việc sử dụng lửa, chất đốt trong khuôn viên chợ.

- Nâng cấp hệ thống cấp thoát nƣớc nhằm đảm bảo vệ sinh khuôn viên bên trong và ngoài chợ. Những khu vực quầy hàng ăn sẽ bố trí mỗi sạp có hệ thống nƣớc riêng, đảm bảo việc phục vụ nhu cầu ăn uống của ngƣời dân đƣợc đảm bảo vệ sinh. Những khu vực quầy hàng tƣơi sống sẽ có hệ thống nƣớc chung, phục vụ cho nhu cầu vệ sinh, giết mổ…

- Bên cạnh việc kiểm tra, giám sát cơ sở hạ tầng của các chợ thì cần đƣa ra những quy định cụ thể về cách thức bố trí hệ thống phòng cháy chữa cháy, các cửa thoát hiểm…tại các siêu thị và trung tâm thƣơng mại (TTTM) nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại về ngƣời và tài sản khi có sự cố xảy ra. Ví dụ nhƣ quy định mỗi tầng của siêu thị, TTTM phải bố trí 2 hoặc 3 cửa thoát hiểm; phải có hệ thống phun nƣớc tự động khi có hỏa hoạn; tại mỗi quầy hàng phải có bình chữa cháy tại chỗ; phải có loa phát thanh thông báo khi có sự cố xảy ra…

3.4.3 Bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý

- Nhằm khắc phục tình trạng cán bộ, nhân viên quản lý chợ chủ yếu làm việc theo kinh nghiệm, không đƣợc đào tạo, không có chuyên môn quản lý và khai thác chợ nhƣ hiện nay, nên tổ chức các khóa học ngắn hạn về quản lý cho các cán bộ, nhân viên hiện đang đảm nhận công việc quản lý tại các chợ, tổ chức các hội thảo về phát triển chợ, các đoàn tham quan để cán bộ tỉnh nhà có thể học hỏi kinh nghiệm từ các tỉnh bạn.

- Có chính sách đãi ngộ nhân viên giỏi, thu hút nhân tài, các nhà quản lý giỏi tham gia vào lĩnh vực quản lý chợ. Đồng thời, cần tiêu chuẩn hóa cán bộ, nhân viên tổ chức và quản lý chợ, quy định rõ trình độ văn hoá (12/12), trình độ chuyên môn nghiệp vụ (cần tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng các ngành có liên quan về lĩnh vực kinh tế hoặc quản lý…), trình độ tin học, ngoại ngữ, độ tuổi. Đặc biệt, chú ý tiêu chuẩn chọn cán bộ, nhân viên vào làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về chợ để đáp ứng yêu cầu phát triển chợ trong thời gian tới.

- Cũng nhƣ đối với kênh bán lẻ truyền thống, cán bộ, nhân viên quản lý của kênh bán lẻ hiện đại vẫn còn thiếu năng lực quản lý, hoạt động dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu. Trong khi đó, siêu thị và các TTTM là những nơi mua sắm hiện đại, ngƣời tiêu dùng đòi hỏi chất lƣợng phục vụ tốt, chuyên nghiệp. Vì vậy, cần có các khóa huấn luyện bồi dƣỡng không chỉ cho cán bộ quản lý, mà cả nhân viên bán

hàng về phong cách phục vụ, kỹ năng chăm sóc khách hàng. Đồng thời cần có những chính sách đãi ngộ nhân viên giỏi, chiêu mộ nhân tài, ngƣời quản lý giỏi tham gia vào lĩnh vực quản lý và phát triển kênh bán lẻ hiện đại. Cần tiêu chuẩn hóa cán bộ, nhân viên quản lý, quy định rõ trình độ và những yêu cầu cần thiết đối với một nhân viên hoạt động trong kênh này.

3.4.4 Kiểm soát chất lượng và giá cả hàng hóa

- Cán bộ, nhân viên quản lý chợ nên thƣờng xuyên tổ chức những đợt kiểm tra chất lƣợng hàng hóa lƣu thông trong chợ, giá cả các mặt hàng cũng nhƣ tình hình mua bán diễn ra trong chợ nhằm ngăn chặn tình trạng hàng kém chất lƣợng, hàng không đảm bảo vệ sinh vẫn đƣợc bày bán, hoặc tình trạng ngâm hàng, hét giá cao làm ảnh hƣởng đến lợi ích của ngƣời tiêu dùng.

- Cần quản lý tốt hơn nữa nguồn hàng cung ứng đối với các siêu thị, TTTM để nâng cao hình ảnh, uy tín của các doanh nghiệp và giúp ngƣời tiêu dùng cảm thấy yên tâm khi mua sắm tại kênh bán lẻ hiện đại.

- Vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề đƣợc ngƣời tiêu dùng quan tâm hàng đầu, vì vậy không chỉ tăng cƣờng kiểm soát chất lƣợng hàng hóa lƣu thông qua các kênh phân phối, mà ta cũng cần tăng cƣờng việc kiểm soát buôn bán và chế biến các mặt hàng tƣơi sống, nghiêm cấm việc giết mổ gia súc, gia cầm mắc bệnh, chỉ đƣợc phép tiêu thụ hàng nông sản đã qua kiểm dịch.

- Thực hiện tốt các Chƣơng trình bình ổn giá, Chƣơng trình ngƣời Việt Nam dùng hàng Việt Nam của Quốc gia.

3.4.5 Cơ cấu và đa dạng các chủng loại hàng hóa

- Khánh Hòa là một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nƣớc. Thế nhƣng, khách đến với Nha Trang – Khánh Hòa du lịch, đặc biệt là khách quốc tế có mức chi tiêu khá thấp so với các tỉnh khác trong khu vực. Một trong những nguyên nhân chính đó là Khánh Hòa ít có mặt hàng lƣu niệm độc đáo để buộc khách phải tiêu tiền. Vì vậy cần xây dựng và phát triển những cửa hàng chuyên doanh về những sản phẩm thủ công truyền thống của tỉnh, đặc sản, hàng lƣu niệm. Tại các chợ, hoặc các siêu thị, TTTM cần phân bổ những quầy hàng bán đồ đặc sản, hàng lƣu niệm bắt mắt, dễ tìm để thu hút khách du lịch tham quan và mua sắm.

- Tại các TTTM nên đa dạng hóa những chủng loại hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của một bộ phận dân cƣ. Không nên chỉ tập trung vào các mặt hàng cao cấp, hàng xa xỉ phẩm ; nên kêu gọi các doanh nghiệp, các nhà phân phối đầu tƣ vào những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, những mặt hàng đáp ứng đƣợc nhu cầu và khả năng chi trả của một lƣợng lớn ngƣời dân địa phƣơng, nhằm thu hút họ đến với hình thức mua sắm hiện đại và thông minh.

3.4.6 Khuyến khích việc thanh toán không dùng tiền mặt

- Khi kênh bán lẻ hiện đại phát triển, việc thâm nhập của các tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới vào thị trƣờng trong nƣớc sẽ thúc đẩy việc hình thành thói quen thanh toán không dùng tiền mặt. Tại các kênh bán lẻ hiện đại, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, hệ thống thanh toán tự động, quẹt thẻ và để hạn chế những rủi ro trong thanh toán bằng tiền mặt thì các doanh nghiệp bán lẻ đều áp dụng hình thức thanh toán qua thẻ. Điều này cũng rất có lợi đối với một nền kinh tế, nó sẽ giúp hạn chế lƣợng tiền lƣu thông trên thị trƣờng, giảm tình trạng lạm phát và nguy cơ tiền giả.

- Các doanh nghiệp bán lẻ trong tỉnh nên phát triển theo xu hƣớng này, nhất là đối với thành phố Nha Trang, một thành phố hằng năm chào đón 380 nghìn lƣợt khách quốc tế, những đối tƣợng rất ít khi sử dụng tiền mặt, thì việc trang bị cho mình những máy móc, phƣơng tiện phục vụ cho việc thanh toán bằng thẻ là rất cần thiết. Và nên khuyến khích các doanh nghiệp bán lẻ đi tiên phong để tạo làn sóng khuyến khích ngƣời dân mua sắm không dùng tiền mặt.

3.5 Một số kiến nghị nhằm phát triển thị trƣờng bán lẻ tại tỉnh Khánh Hòa

3.5.1 Kiến nghị đối với Bộ Công thương và các bộ ngành có liên quan

- Ban hành văn bản pháp quy, tạo hành lang pháp lý để chuyển đổi mô hình

quản lý chợ: về giải quyết lao động, thuế đấu thầu cho doanh nghiệp, hợp tác xã quản lý chợ; văn bản pháp quy về đấu thầu kinh doanh, khai thác và quản lý chợ. Xây dựng những quy định cụ thể về số lƣợng, quy cách, địa điểm… của các siêu thị, TTTM. Đồng thời cũng có những yêu cầu rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ, chất lƣợng, mẫu mã… của sản phẩm đƣợc bày bán để bảo vệ sức khỏe ngƣời tiêu dùng.

- Xây dựng hoàn chỉnh Bộ luật cạnh tranh để đảm bảo sự cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp tham gia vào hệ thống phân phối bán lẻ. Ngoài ra, tiếp

tục ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và hƣớng dẫn thực hiện các luật liên quan: Luật thƣơng mại, Luật đầu tƣ, Luật giao dịch điện tử…

- Ban hành cơ chế chính sách về đầu tƣ từ nguồn vốn ngoài ngân sách. Quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ ngân sách trung ƣơng để xây dựng và phát triển hệ thống bán lẻ của tỉnh Khánh Hòa.

3.5.2 Kiến nghị đối với tỉnh Khánh Hòa

- Cần thiết phải xây dựng ngay quy hoạch phát triển hệ thống phân phối bán lẻ trên phạm vi toàn tỉnh, phù hợp với chủ trƣơng, chính sách mới về thƣơng mại nói chung, về phát triển kết cấu hạ tầng thƣơng mại nói riêng và qui hoạch phát triển thị trƣờng bán lẻ trên cả nƣớc.

- Nhanh chóng hoàn thiện hành lang pháp lý đối với công tác phát triển và quản lý chợ, siêu thị, TTTM. Khẩn trƣơng ban hành đủ, đồng bộ các văn bản, quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hƣớng dẫn thực hiện các luật có liên quan. Đồng thời sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp đến công tác phát triển, quản lý thị trƣờng bán lẻ.

- Cần tiếp tục duy trì và bổ sung những chính sách ƣu đãi nhằm khuyến khích doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tƣ vào lĩnh vực chợ, siêu thị, TTTM.

- Tập trung tổ chức thực hiện các chính sách khuyến khích thu hút vốn đầu tƣ xây dựng chợ, siêu thị hoặc TTTM; chính sách phát triển thƣơng nhân tham gia kinh doanh trên chợ; các giải pháp phát triển đồng bộ kênh bán lẻ truyền thống và hiện đại.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng bán lẻ trong đó tập trung vào việc tăng cƣờng công tác quản lý về Thuế, tài chính, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trƣờng, phòng chống cháy nổ, chống buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng không bảo đảm chất lƣợng…Tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng; xử lý nghiêm các hành vi gian lận thƣơng mại, kinh doanh hàng giả, hàng không đảm bảo chất lƣợng và vệ sinh an toàn thực phẩm để bảo vệ lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và của ngƣời tiêu dùng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Nhƣ phân tích ở chƣơng 1 và chƣơng 2, trong tƣơng lai sẽ có rất nhiều những xu hƣớng phát triển thị trƣờng bán lẻ nhƣ xu hƣớng phát triển thƣơng mại điện tử, các dịch vụ chăm sóc khách hàng, hình thành các tập đoàn bán lẻ lớn, nhƣợng quyền thƣơng hiệu… Thị trƣờng bán lẻ Việt Nam nói chung, cũng nhƣ thị trƣờng bán lẻ tỉnh Khánh Hòa nói riêng nên phát triển theo những xu hƣớng đó. Nhƣng mô hình nào sẽ là phù hợp cho thị trƣờng bán lẻ tỉnh Khánh Hòa thì cần xem xét kỹ, đánh giá đúng tình hình thực tế và dự báo tốt những yếu tố ảnh hƣởng đến thị trƣờng bán lẻ trong thời gian tới.

Với mục tiêu phát triển thị trƣờng bán lẻ theo hƣớng hiện đại, tạo môi trƣờng kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp bán lẻ, chƣơng 3 đã đƣa ra những xu hƣớng phát triển, đánh giá các yếu tố thuận lợi và khó khăn tác động tới sự phát triển của thị trƣờng bán lẻ Việt Nam nói chung, trên cơ sở đó đƣa ra những phƣơng hƣớng, quy hoạch, phát triển cụ thể kênh bán lẻ truyền thống, cũng nhƣ kênh bán lẻ hiện đại tại tỉnh Khánh Hòa. Nhƣ vậy, tại tỉnh Khánh Hòa sẽ có sự phát triển đồng bộ của cả kênh bán lẻ hiện đại và kênh bán lẻ truyền thống, sẽ cải tạo, nâng cấp các chợ lớn, xây dựng mới các chợ lán, chợ tạm tại các huyện, thị xã, các vùng nông thôn; đồng thời kêu gọi đầu tƣ, thực hiện các dự án xây dựng hệ thống các siêu thị, TTTM tại các thành phố và các khu đô thị mới.

Bên cạnh đó, chƣơng này cũng đã vạch ra một số giải pháp, những giải pháp này xuất phát từ nhiều phía: Chính phủ, chính sách của tỉnh, doanh nghiệp, tƣ thƣơng bán lẻ… Từ những giải pháp này

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Philip Kotler – Quản trị Marketing – Nhà xuất bản thống kê.

2. James B.Ayers, Mary Ann Odegaard – Retail supply chain management –

Auerbach Publications-Taylor & Francis group.

3. MBA Nguyễn Văn Dung – Quản trị hoạt động thị trƣờng tiêu dùng – Nhà xuất

bản Tài chính.

4. MBA Nguyễn Văn Dung – Thâm nhập thị trƣờng toàn cầu – Nhà xuất bản Tài

chính.

5. Trần Trung Hiếu – Quản trị tiếp thị – Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí

Minh.

6. Kỷ yếu Hội thảo khoa học – 35 năm phát triển và hội nhập trƣờng Đại học kinh

tế, Đại học Đà Nẵng (1975 – 2010).

7. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc – Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS

– Trƣờng Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh – Nhà xuất bản Hồng Đức.

8. Quyết định 0772/2003/QĐ-BTM ban hành Nội quy mẫu về Chợ do Bộ trƣởng

Bộ Thƣơng mại ban hành.

9. Quyết định số 27/2007/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án phát triển thƣơng mại

trong nƣớc đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020 do Thủ tƣớng Chính phủ ban hành.

10. Nghị định của Chính phủ số 02/2003/NĐ-Cp ngày 14 tháng 01 năm 2003 Về

phát triển và quản lý Chợ.

11. Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM của Bộ trƣởng Bộ Thƣơng mại Về việc ban

hành Quy chế Siêu thị, Trung tâm thƣơng mại.

12. Báo cáo nghiên cứu Đề án chuyển đổi mô hình quản lý chợ trên địa bàn tỉnh

Khánh Hòa – tháng 01 năm 2009.

13. Tham luận của Thứ trƣởng Công thƣơng Nguyễn Thành Biên tại Hội nghị

“Nhận dạng những thách thức của Châu Á và vai trò mới của Việt Nam” ngày 23

Một phần của tài liệu phát triển thị trường bán lẻ tại tỉnh khánh hòa (Trang 120 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)