Đánh giá tác dụng của các kênh phân phối đối với phát triển kinh tế – xã

Một phần của tài liệu phát triển thị trường bán lẻ tại tỉnh khánh hòa (Trang 72 - 73)

5. Kết cấu khóa luận

2.2.5Đánh giá tác dụng của các kênh phân phối đối với phát triển kinh tế – xã

hội và thương mại trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

2.2.5.1 Đối với sản xuất

Thực trạng về trình độ, quy mô sản xuất công nghiệp cũng nhƣ tính chất thƣơng phẩm của các sản phẩm công nghiệp đƣợc sản xuất ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa hiện nay cho thấy, ngoại trừ sản phẩm xi măng, đá chẻ, cát xuất khẩu, một số sản phẩm phục vụ cho xây dựng nhƣ gạch, ngói… và các sản phẩm dệt may xuất khẩu có khả năng phát luồng trực tiếp từ cơ sở sản xuất ra ngoài địa bàn tỉnh mà có thể không thông qua các kênh phân phối; các sản phẩm khác còn lại chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của dân cƣ trong tỉnh, và kênh phân phối chủ yếu và phù hợp nhất là qua hệ thống chợ, và hiện nay là siêu thị.

Mặt khác, đối với các sản phẩm tiêu dùng từ tỉnh khác đến cũng phân phối qua hệ thống chợ và siêu thị với khối lƣợng rất lớn, ví dụ nhƣ hàng tiêu dùng các loại, rau, củ, quả, nông sản từ Lâm Đồng, Đắc Lắc về Khánh Hòa chủ yếu đƣợc phát luồng tại hệ thống các chợ trên địa bàn tỉnh. Điều đó có nghĩa là, hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh vẫn chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động tiêu thụ đối với nhiều sản phẩm công nghiệp do các cơ sở sản xuất trong tỉnh có quy mô nhỏ và vừa sản xuất ra, cũng nhƣ các sản phẩm từ các tỉnh khác đến. Còn đối với hệ thống siêu thị sẽ tiếp nhận những lƣợng hàng lớn, có chất lƣợng cao, những hàng nhập khẩu từ nƣớc ngoài lƣu thông trên địa bàn tỉnh.

2.2.5.2 Đối với phát triển thương mại

Trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, chợ có vai trò rất quan trọng, đây là hình thức thƣơng mại thiết thực và hiệu quả, là nơi rất thuận tiện cho ngƣời bán và mua gặp nhau hay chính xác hơn là sự gặp gỡ giữa nhà sản xuất và ngƣời tiêu dùng. Chợ cũng đóng vai trò là nơi xúc tiến thƣơng mại các sản phẩm của địa phƣơng cũng nhƣ các

sản phẩm đến từ địa phƣơng khác. Ngoài ra, chợ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa cũng là nơi thể hiện rõ nhất thực trạng kinh tế tỉnh nhà thông qua mức độ phồn vinh của chợ.

2.2.5.3 Đối với phát triển xã hội

Vai trò của kênh phân phối truyền thống và kênh phân phối hiện đại trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có tác dụng đối với sự phát triển xã hội, chủ yếu thể hiện ở các mặt sau:

-Là kênh lƣu thông hàng hóa hiệu quả.

-Tạo động lực thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển.

-Tạo công ăn, việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống của nhân dân (lao

động kinh doanh buôn bán tại chợ trên 14.000 ngƣời và các lao động phụ trợ khác nhƣ bốc vác, vận chuyển hàng, vệ sinh ƣớc tính khoảng 28.000 ngƣời).

-Thúc đẩy quá trình đô thị hóa.

-Đóng góp ngân sách nhà nƣớc:

Trừ một số chợ ở các xã miền núi, hầu hết các chợ trên địa bàn tỉnh đều có đóng góp cho nguồn thu ngân sách địa phƣơng. Tuy nhiên, khoản đóng góp này vẫn chƣa thể hiện đƣợc hết hiệu quả khai thác của công trình chợ. Doanh thu từ các siêu thị là một khoản thu lớn cho ngân sách của tỉnh, và hoạt động của kênh bán lẻ này đang hoạt động khá tốt và ngày càng phổ biến hơn.

Một phần của tài liệu phát triển thị trường bán lẻ tại tỉnh khánh hòa (Trang 72 - 73)