Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hình thành và phát triển của thị trƣờng

Một phần của tài liệu phát triển thị trường bán lẻ tại tỉnh khánh hòa (Trang 36 - 39)

5. Kết cấu khóa luận

1.7Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hình thành và phát triển của thị trƣờng

1.7.1 Các chính sách của Nhà nước

Đây là yếu tố có tác động quyết định tới sự hình thành và phƣơng thức hoạt động của thị trƣờng bán lẻ. Các phƣơng thức hoạt động của thị trƣờng bán lẻ nhƣ: phân phối, kế hoạch hóa, tự do buôn bán hay hoạt động theo cơ chế thị trƣờng có quản lý… Các chính sách của Nhà nƣớc thông qua các văn bản pháp luật sẽ quyết định phƣơng thức hoạt động của thị trƣờng bán lẻ.

Hiện nay, chính sách của Nhà nƣớc Việt Nam định hƣớng thị trƣờng bán lẻ phát triển theo kiểu kinh tế thị trƣờng có quản lý. Chính sách của Nhà nƣớc cũng thể hiện chiến lƣợc phát triển thị trƣờng bán lẻ theo từng nhóm hàng, nhóm đối tƣợng… tham gia vào thị trƣờng. Ví dụ: tại Việt Nam, các chính sách liên quan tới thị trƣờng bán lẻ đều có những quy định hạn chế tiêu dùng những mặt hàng cao cấp, hàng xa xỉ phẩm; hay hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp, cơ sở bán lẻ trong nƣớc.

Các chính sách của Nhà nƣớc còn có vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng giữa các nhóm đối tƣợng tham gia vào thị trƣờng bán lẻ. Thị trƣờng bán lẻ càng phát triển thì các chính sách của Nhà nƣớc càng có xu hƣớng thông thoáng hơn và tạo ra môi trƣờng kinh doanh công bằng, tuân thủ pháp luật. Ngoài ra, các chính sách của Nhà nƣớc cũng thể hiện mức độ can thiệp của Nhà nƣớc vào các hoạt động kinh doanh thƣơng mại.

1.7.2 Các yếu tố kinh tế

Đối với thị trƣờng bán lẻ thì các yếu tố kinh tế đƣợc hiểu là tổng cung và tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ bán lẻ. Một số yếu tố kinh tế có tác động tới thị trƣờng bán lẻ:

1.7.2.1 Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: thể hiện mức độ gia tăng lƣợng hàng

hóa dịch vụ cung ứng trên thị trƣờng bán lẻ.

1.7.2.2 Thu nhập bình quân đầu người: đây là yếu tố có tác động trực tiếp đến sự

phát triển của thị trƣờng bán lẻ, vì nó điều chỉnh sức mua của ngƣời tiêu dùng. Đối với một nền kinh tế tăng trƣởng bền vững, đời sống của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao, thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng thì nhu cầu mua sắm của ngƣời tiêu dùng cũng sẽ tăng theo. Họ sẽ có nhu cầu mua sắm nhiều hàng hóa hơn, cả về số lƣợng và chủng loại hàng hóa. Đó là một điều kiện tốt thúc đẩy thị trƣờng bán lẻ phát triển.

1.7.2.3 Lạm phát: tác động tới giá cả của hàng hóa. Khi lạm phát cao sẽ làm cho

giá cả hàng hóa tăng lên, đồng nội tệ mất giá, từ đó làm giảm sức mua của ngƣời tiêu dùng và thị trƣờng bán lẻ cũng bị đình trệ. Ngƣợc lại, nếu lạm phát đƣợc giữ ở mức ổn định, điều đó cũng thể hiện một nền kinh tế phát triển bền vững, giá cả hàng hóa ổn định, ngƣời tiêu dùng chi tiêu, mua sắm nhiều hơn và từ đó cũng thúc đẩy thị trƣờng bán lẻ phát triển.

1.7.2.4 Tình hình thu hút vốn FDI: thể hiện lƣợng vốn đầu tƣ vào lĩnh vực này.

Khi lƣợng vốn FDI đầu tƣ vào lĩnh vực bán lẻ cao điều đó chứng tỏ thị trƣờng bán lẻ của chúng ta có nhiều tiềm năng, có sự tăng trƣởng đáng kể. Đồng thời cũng thể hiện những chính sách quan tâm của Nhà nƣớc đối với lĩnh vực này, Nhà nƣớc đã có những chính sách ƣu đãi đối với các nhà đầu tƣ, khuyến khích đầu tƣ phát triển thị trƣờng bán lẻ, và xây dựng một môi trƣờng cạnh tranh công bằng cho các đối tác nƣớc ngoài khi đầu tƣ vào lĩnh vực này.

Đây là yếu tố tác động tới sự sống còn của thị trƣờng bán lẻ. Thị trƣờng bán lẻ đƣợc coi là thị trƣờng trung gian giữa những ngƣời sản xuất, ngƣời cung ứng và ngƣời tiêu dùng. Do vậy, sức mua, thị hiếu mua sắm của ngƣời tiêu dùng là yếu tố định hƣớng sự phát triển của thị trƣờng. Mật độ dân cƣ đông hay thƣa, dân số trẻ hay già, tốc độ tăng trƣởng dân số nhanh hay chậm,… tất cả đều có tác động tới sự phát triển của thị trƣờng bán lẻ.

1.7.4 Cơ sở hạ tầng

Các yếu tố về cơ sở hạ tầng có liên quan đến việc sản xuất kinh doanh trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, tập thể, cá nhân tham gia thị trƣờng bán lẻ. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng góp phần to lớn vào sự phát triển của thị trƣờng bán lẻ. Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế có liên quan tới sự phát triển của thị trƣờng bàn lẻ bao gồm một số yếu tố sau:

1.7.4.1 Quá trình hiện đại hóa mạng lưới giao thông vận tải. Sự phát triển của

mạng lƣới giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng hàng không, đƣờng thủy sẽ giúp cho việc vận chuyển hàng hóa diễn ra dễ dàng hơn, thông suốt và tiện lợi hơn, giúp hàng hóa đến tay ngƣời tiêu dùng nhanh chóng, đáp ứng kịp thời nhu cầu của ngƣời tiêu dùng. Đồng thời sẽ cắt giảm đƣợc chi phí vận chuyển, lƣu kho bãi cho những ngƣời bán lẻ, từ đó giúp hàng hóa đến tay ngƣời tiêu dùng với mức giá phù hợp.

1.7.4.2 Sự phát triển mạng lưới thông tin liên lạc. Hệ thống thông tin liên lạc

phát triển sâu rộng sẽ giúp cho những ngƣời bán lẻ nắm bắt nhanh chóng nhu cầu, thị hiếu của ngƣời tiêu dùng; và ngƣời tiêu dùng cũng sẽ nắm bắt đƣợc những thông tin về hàng hóa, dịch vụ mà mình cần. Hàng hóa lƣu thông nhanh chóng, thúc đẩy thị trƣờng bán lẻ phát triển.

1.7.4.3 Chi phí xây mới, thuê, mua mặt bằng kinh doanh. Đây cũng là một trong

những chi phí quan trọng, chiếm phần lớn doanh thu của ngƣời bán lẻ, và cũng là yếu tố làm cho giá thành sản phẩm tăng lên. Nếu việc xây mới, thuê, mua mặt bằng kinh doanh đƣợc thuận tiện, có sự hỗ trợ của Nhà nƣớc, sẽ là động lực thu hút nhiều nhà đầu tƣ kinh doanh vào lĩnh vực bán lẻ, đồng thời giá thành sản phẩm cũng sẽ giảm, kích thích ngƣời dân mua sắm nhiều hơn, từ đó thị trƣờng bán lẻ sẽ diễn ra sôi nổi hơn.

1.7.5 Yếu tố khoa học kỹ thuật

Các yếu tố khoa học kỹ thuật quyết định và chi phối việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trên thị trƣờng; quyết định sự ra đời của sản phẩm mới, hình thành phƣơng thức

kinh doanh mới, ảnh hƣởng tới nhu cầu tiêu dùng của ngƣời dân. Một số yếu tố khoa học kỹ thuật có tác động tới thị trƣờng bán lẻ: trình độ trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế; mức độ đầu tƣ khoa học công nghệ và tốc độ triển khai của ứng dụng mới trong nền kinh tế; chiến lƣợc phát triển khoa học kỹ thuật của quốc gia.

Một phần của tài liệu phát triển thị trường bán lẻ tại tỉnh khánh hòa (Trang 36 - 39)