Tình hình phát triển kênh bán lẻ truyền thống tại tỉnh Khánh Hòa

Một phần của tài liệu phát triển thị trường bán lẻ tại tỉnh khánh hòa (Trang 64 - 66)

5. Kết cấu khóa luận

2.2.3Tình hình phát triển kênh bán lẻ truyền thống tại tỉnh Khánh Hòa

2.2.3.1 Về cơ sở hạ tầng

Hầu hết các chợ trên địa bàn Tỉnh đƣợc xây dựng kiên cố, bán kiên cố; đều có hệ thống điện, giao thông trong chợ, hệ thống cấp thoát nƣớc đảm bảo đáp ứng đƣợc các yêu cầu cho hoạt động của chợ.

Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số chợ, việc thiết kế và quản lý hệ thống điện không đồng bộ, thiếu thống nhất ngay từ đầu nên hầu hết Ban Quản lý chợ chỉ chịu trách nhiệm khu vực công cộng, còn các hộ kinh doanh tự lắp đặt, sửa chữa điện trong lô sạp; đồng thời một số ngành hàng phát triển không theo quy hoạch, các hộ kinh doanh tự cơi nới diện tích lô sạp, lấn chiếm đƣờng đi chung, làm ảnh hƣởng đến giao thông trong chợ và công tác phòng cháy chữa cháy.

Mặc dù vậy, với sự nỗ lực của Ban Quản lý chợ, các đội thanh niên xung kích đã tích cực hạn chế việc lấn chiếm lối đi chung của các hộ kinh doanh, có các hình thức xử phạt nghiêm minh, giúp cho an ninh trong và ngoài khuôn viên chợ dần đảm bảo.

Bảng 2.4:Tổng số chợ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa (tính đến ngày 30/06/2010) Số lƣợng Chợ phù hợp quy hoạch 125 Chợ thành thị 31 Chợ nông thôn 94

Chợ không phù hợp quy hoạch 15

Tổng số 140

Trong đó: Phân theo hạng chợ

Hạng 1 Hạng 2 Hạng 3 Tổng số

3 10 111 125

Phân theo tính kiên cố

Xây dựng kiên cố Bán kiên cố Lán tạm hoặc chƣa đƣợc xây dựng Tổng số

32 62 31 125

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Sở Công thương Khánh Hòa

Trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có 32 chợ đƣợc xây dựng kiên cố, 62 chợ đƣợc xây dựng bán kiên cố và 31 chợ vẫn là lán tạm hoặc chƣa đƣợc xây dựng. Về diện tích có công trình xây dựng trên chợ: hiện nay diện tích chợ có công trình xây dựng

khoảng 109.877 m2 trên tổng số 320.682 m2 chiếm tỷ lệ là 34,26%. Diện tích chƣa

xây dựng nhƣng đã bố trí kinh doanh là 83.634 m2 chiếm tỷ lệ là 26,08%. Diện tích

đất trống (chƣa xây dựng, chƣa bố trí kinh doanh) là 127.171 m2

chiếm 39,66%.

Diện tích bình quân của một hộ kinh doanh cố định trên chợ là 3,8 m2.

Hiện nay trong hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa chỉ có hai thành phần tham gia kinh doanh là thƣơng nghiệp tƣ nhân và ngƣời sản xuất bán trực tiếp sản phẩm của mình, với khoảng 10.067 hộ kinh doanh cố định và trên 4.000 ngƣời bán hàng vãng lai tại các chợ.

Nhìn chung, đối với các chợ mới đƣợc đầu tƣ hoặc cải tạo lại, công tác vệ sinh môi trƣờng tại chợ đƣợc cải thiện tốt hơn, đảm bảo đáp ứng đƣợc các yêu cầu về kiểm soát vệ sinh môi trƣờng.

Đối với các chợ chƣa đƣợc đầu tƣ, ngoài các khu vực kinh doanh ngành hàng khác, tại khu vực kinh doanh mặt hàng nông sản, thực phẩm tƣơi sống, do những mặt hàng này thƣờng chƣa đƣợc chú trọng đến khâu bao gói, bảo quản sản phẩm trƣớc khi bán hàng và việc sơ chế các sản phẩm này thƣờng diễn ra ngay trong chợ. Do vậy, lƣợng rác thải ở khu vực kinh doanh này là khá lớn, dễ gây mùi hôi thối làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng chợ và an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các sản phẩm lƣu thông qua chợ. Hiện trên địa bản tỉnh có khoảng 35 chợ đảm bảo vệ sinh và 45 chợ đƣợc đánh giá là có điều kiện vệ sinh môi trƣờng bình thƣờng.

Ngoài một số chợ có quy mô lớn ở trung tâm thành phố, thị xã và trung tâm thị trấn, huyện đƣợc đầu tƣ hệ thống phòng cháy, chữa cháy nhƣ bể nƣớc, vòi ống dẫn nƣớc, bình xịt chữa cháy, nhƣng vẫn còn hạn chế nếu nhƣ có sự cố xảy ra. Các chợ ở các khu vực khác, nhất là chợ ở nông thôn, trang thiết bị về phòng cháy, chữa cháy chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, trang bị chỉ mang tính hình thức mà không có khả năng chữa cháy. Nguồn nƣớc cung cấp cho chợ và phục vụ công tác chữa cháy hầu nhƣ không có hoặc là rất ít. Nhìn chung, công tác phòng cháy chữa cháy tại một số chợ vẫn chƣa đảm bảo, đã xảy ra cháy chợ tại chợ Vạn Giã, huyện Vạn Ninh vào năm 2007.

Công tác tuyên truyền, hƣớng dẫn các hộ kinh doanh tại chợ về phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh đã đƣợc chú trọng, nhƣng nhiều hộ kinh doanh vẫn chƣa thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn cháy nổ.

Một số chợ, đƣờng quanh khu vực chợ, đƣờng lƣu thông nội bộ trong nhà chợ không đủ rộng để xe chữa cháy hoạt động, làm hạn chế khả năng ứng cứu nhanh chóng khi có hỏa hoạn xảy ra. Do vậy, trên thực tế những khi xảy ra cháy chợ thì tác dụng của công tác chữa cháy không cao, gây thiệt hại lớn cho ngƣời kinh doanh trong chợ.

Một phần của tài liệu phát triển thị trường bán lẻ tại tỉnh khánh hòa (Trang 64 - 66)