So sánh các loại hình bán lẻ

Một phần của tài liệu phát triển thị trường bán lẻ tại tỉnh khánh hòa (Trang 31 - 33)

5. Kết cấu khóa luận

1.4.4So sánh các loại hình bán lẻ

Sự khác nhau căn bản giữa kênh bán lẻ hiện đại và kênh bán lẻ truyền thống là: Với kênh bán lẻ hiện đại, ngƣời tiêu dùng luôn đóng vai trò trung tâm. Quyền lợi của ngƣời tiêu dùng bƣớc đầu đƣợc quan tâm, bảo vệ.

Mặt khác, là kiểu kinh doanh bán lẻ hiện đại nên yếu tố sản phẩm và dịch vụ của mô hình có tính chất nổi trội so với các loại hình kinh doanh bán lẻ truyền thống. Là kiểu kinh doanh quy mô lớn, hoạt động kinh doanh đƣợc tổ chức khoa học, điều kiện và cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh đƣợc thiết kế bền vững và hiện đại, có khả năng trƣng bày một khối lƣợng hàng hóa lớn, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, tham quan và mua sắm của các đối tƣợng khách hàng. Khách hàng gần nhƣ hoàn toàn tự phục vụ, tự lựa chọn và thực hiện mua hàng. Đặc trƣng của yếu tố sản phẩm và dịch vụ bao gồm:

 Kinh doanh bán lẻ hiện đại thể hiện: kiểu kinh doanh tự chọn và tự phục vụ,

 Hàng hóa kinh doanh: phong phú và đa dạng, từ các ngành hàng tiêu dùng rộng rãi đến các ngành hàng tiêu dùng đặc biệt.

 Dịch vụ cũng đa dạng, từ dịch vụ thông tin, dịch vụ chuyển hàng, dịch vụ

chăm sóc khách hàng trƣớc, trong và sau khi mua.

Đó là những đặc điểm nổi trội hơn của kênh bán lẻ hiện đại, nó đang ngày càng chinh phục ngƣời tiêu dùng và là nhân tố thúc đẩy quá trình hiện đại hóa mạng lƣới thƣơng mại bán lẻ ở nƣớc ta.

Tuy nhiên không phải đối tƣợng ngƣời tiêu dùng nào cũng đánh giá cao kênh bán lẻ hiện đại. Đối với ngƣời tiêu dùng bình dân, mức thu nhập thấp và phải trang trải nhiều thứ, nên tất yếu với ngƣời tiêu dùng bình dân giá cả luôn là yếu tố quan trọng trong khi quyết định mua hàng. Vì vậy chỉ có chợ và những cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ mới là nơi đáp ứng đƣợc nhu cầu của họ một cách thỏa đáng nhất. Đối tƣợng khách hàng này đang chiếm số lƣợng khá lớn trong dân số Việt Nam, hãy xét xem dƣới con mắt của họ thì hai kênh bán lẻ cơ bản khác nhau nhƣ thế nào?

Kênh bán lẻ truyền thống (Chợ, các cửa hàng nhỏ lẻ)

Kênh bán lẻ hiện đại (Siêu thị, các trung tâm mua sắm)

Mua chịu: việc thƣờng xuyên mua hàng tại một điểm nào đó tạo nên một mối quan hệ thân tình với chủ cửa hàng, nên việc mua chịu cho đến kỳ lƣơng tiếp theo thƣờng đƣợc chấp nhận.

Mất chi phí: nếu sống xa trung tâm mua sắm hoặc không có sẵn phƣơng tiện đi lại, chi phí đi lại, dù chỉ là mƣơi, mƣời lăm nghìn cũng là mối bận tâm của ngƣời tiêu dùng bình dân.

Thuận tiện mua bán: không mất nhiều thời gian đi lại bởi đó thông thƣờng là những cửa hàng rất gần nhà.

Không thoải mái: những ánh mắt xét nét của nhân viên bảo vệ, hoặc những khách hàng sang trọng ở các trung tâm mua sắm làm nhiều ngƣời không thoải mái.

Nhanh chóng dễ dàng: không cần phải xếp hàng ở quầy tính tiền, đôi lúc có thể ngồi trên xe và yêu cầu chủ cửa hàng mang sản phẩm ra tận nơi.

Những hàng hóa được khuyến mại

thƣờng có dung tích lớn, không phù hợp với nhu cầu tiêu dùng và ngân sách chi tiêu hàng tháng.

Kích cỡ sản phẩm hợp lý: sản phẩm thƣờng nhỏ, phù hợp với túi tiền.

Không quản lý được ngân sách do tiêu xài quá tay: quá nhiều sản phẩm trƣng bày bắt mắt, có khuyến mãi hấp dẫn thƣờng khiến việc mua sắm quá ngân sách dự trù thƣờng rất dễ xảy ra.

Giá cả thương lượng: việc đƣợc giảm giá một, hai nghìn đồng mang lại cho ngƣời tiêu dùng cảm giác rất thích thú.

Mất nhiều thời gian: đa số họ là những ngƣời lao động nên không có nhiều thời gian cho việc mua sắm. Một số khác là nội trợ phải chăm sóc con nhỏ và gia đình.

Một phần của tài liệu phát triển thị trường bán lẻ tại tỉnh khánh hòa (Trang 31 - 33)