Thực trạng phát triển thị trƣờng bán lẻ tại tỉnh Khánh Hòa

Một phần của tài liệu phát triển thị trường bán lẻ tại tỉnh khánh hòa (Trang 52 - 131)

5. Kết cấu khóa luận

2.2Thực trạng phát triển thị trƣờng bán lẻ tại tỉnh Khánh Hòa

2.2.1 Khái quát chung về thị trường bán lẻ tỉnh Khánh Hòa

Thị trƣờng bán lẻ của tỉnh Khánh Hòa phát triển cùng với lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh. Khác với sự hình thành các làng xã miền Bắc, làng của ngƣời Việt ở Khánh Hòa hình thành trong một bối cảnh khá đặc biệt, gắn liền với những sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc, cụ thể là thời kỳ Nam tiến của ngƣời Việt. Cuộc di cƣ lần thứ nhất của ngƣời Việt từ phía Bắc chủ yếu là để kiếm kế sinh nhai, để thoát khỏi ách áp bức bóc lột của các dòng họ phong kiến Trịnh, Nguyễn. Vì vậy, trong quá trình khai khẩn những vùng đất trống và định cƣ tại đây, cƣ dân Việt đã sống xen kẽ với cƣ dân bản địa một cách hòa bình, tiếp nhận văn hóa của nhau tạo thành một nền văn hóa mới. Cùng với quá trình di dân, khẩn hoang lập nghiệp là sự hình thành các cộng đồng làng xã. Theo “Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn” của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu thì vào đầu thế kỷ XIX, ở Khánh Hòa đã xác lập đƣợc 2 phủ, 5 huyện, 18 tổng và 290 làng. Làn sóng di cƣ lần thứ hai của ngƣời Việt từ phía Bắc vào Khánh Hòa diễn ra một cách tự phát nhƣng ồ ạt vào giữa thế kỷ XIX trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, đó là do chính sách cấm đạo của triều Nguyễn.

Ngoài hai làn sóng di cƣ lớn nói trên, từ năm 1653 đến đầu thế kỷ XX còn có nhiều cuộc di cƣ khác lẻ tẻ với quy mô nhỏ. Những cuộc di cƣ này đã bổ sung thêm lực lƣợng khai phá trên vùng đất mới Khánh Hòa. Làng xóm hình thành và phát triển không ngừng. Từ đó, đình làng Việt cũng mọc lên. Cho đến cuối thế kỷ XIX, hầu hết những vùng đất màu mỡ, phì nhiêu ở đồng bằng Ninh Hòa, Nha Trang, Diên Khánh và ven các sông lớn đã đƣợc khai phá. Quá trình hình thành làng xã cùng với các thiết chế chính trị – xã hội ở Khánh Hòa coi nhƣ tạm ổn. Do ảnh hƣởng của quá trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, ở Khánh Hòa đã xuất hiện một kết cấu xã hội mới bên cạnh cấu trúc làng xã. Đó là sự ra đời của các thị trấn và trung tâm đô thị Nha Trang.

Vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, bên cạnh làng xóm Việt đang tiếp tục hình thành và phát triển thì xuất hiện các trung tâm kinh tế văn hóa lớn đầu tiên ở Khánh Hòa là Ninh Hòa, Diên Khánh và Nha Trang với một hệ thống: miếu – đình – chùa – chợ – thành (thành Diên Khánh), thị cảng (thị cảng Vĩnh Điềm – Nha Trang). Vào nửa cuối thế kỷ XIX, khi mà khu thị tứ Vĩnh Điềm Hạ đã có tuổi thọ

trên dƣới một thế kỷ và trở thành trung tâm thƣơng mại quốc tế của Khánh Hòa, các địa danh quen thuộc nhƣ chợ Thanh Minh, thành Diên Khánh, Ninh Hòa, Vĩnh Điềm, Ngọc Hội... đã trở nên quen thuộc với những làng xóm sầm uất trù phú thì Nha Trang vẫn còn là một bãi cát mênh mông. Sau khi thực dân Pháp đổ bộ lên Nha Trang năm 1885, nền đô hộ của thực dân Pháp bắt đầu từ đây. Nhằm phục vụ cho quá trình khai thác thuộc địa, thực dân Pháp không ngừng từng bƣớc xây dựng và mở rộng khu vực Nha Trang, làm cho nơi đây trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của tỉnh Khánh Hòa.

Quá trình Nha Trang đƣợc hình thành và phát triển thành một trung tâm đô thị của Khánh Hòa trong vòng 40 năm kể từ năm 1886 đến năm 1924 không chỉ đơn thuần là sự đầu tƣ của Chính phủ Pháp mà chủ yếu là sự tham gia đắc lực của nhân dân Khánh Hòa. Những tòa nhà công sứ, công sở, khách sạn ven biển bắt đầu xuất hiện. Rồi cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, đƣờng sá hình thành. Chợ búa, phố xá, hàng quán thi nhau mọc lên mà trung tâm là chợ Vuông ở vùng đầm Xƣơng Huân.

Xƣa kia tại Nha Trang có ba đầm nƣớc do Sông Cái Nha Trang ăn sâu vào đất liền. Hai đầm ở hai bên Quốc lộ 1A nhỏ và cạn, sau này dần dần bị lấp và trồng rau muống nên có địa danh Rọc Rau Muống, đến nay không còn dấu vết gì vì nhà cửa mọc lên san sát. Đầm lớn nhất rộng hơn 7 hecta có tên là đầm Xƣơng Huân vì đầm trong khu vực phƣờng Xƣơng Huân. Đầm Xƣơng Huân xƣa kia có một ngôi chợ bên cạnh, gọi là chợ Dài, đƣợc xây dựng khoảng năm 1908, là chợ lớn nhất ở Nha Trang thời đó. Thời Pháp, chợ cất rất quy mô, nền tráng xi măng, cột đúc bê tông xi măng, mái lợp ngói. Ngôi chợ này khi có ngôi chợ Đầm Tròn, đƣợc gọi là chợ cũ và cách đây chục năm đã bị phá bỏ và xây vào đó là một chung cƣ nhiều tầng lầu. Bên hông chợ Dài này có 12 Bến chợ. Tháng 09/1969, đầm Xƣơng Huân bị lấp, lấy đất xây chợ Đầm Tròn. Trƣớc năm 1960, nhận thấy tình hình thƣơng mại ngày càng phát triển, chợ Đầm cũ quá chật hẹp, nhà ở xung quanh chợ không thích hợp, nên chính quyền hồi ấy có ý định quy hoạch lại chợ và nhà ở cho hợp lý, khang trang hơn. Đêm 16/09/1968 xảy ra một cuộc hỏa hoạn lớn, thiêu rụi 126 căn nhà. Trƣớc tình hình đó, việc xây chợ và nhà ở đƣợc khẩn cấp thực hiện. Ngôi chợ tròn đƣợc xây với cả diện

tích tầng lầu và tầng trệt rộng tới 5.270 m2. Hai tòa cao ốc 4 tầng đƣợc xây theo hình

cánh cung bao bọc vòng ngoài ngôi chợ tròn, tầng trệt làm thƣơng xá, các tầng trên làm chung cƣ đƣợc hoàn thành cuối năm 1972. Sau năm 1975, khi tình hình yên ổn,

Tỉnh cho sửa chữa lại toàn bộ chợ và ngày 03/02/1980, lễ Khai trƣơng Cửa hàng Bách hóa Tổng hợp Chợ Đầm đƣợc tổ chức. Qua thời bao cấp, nay chợ mang tên Trung tâm thƣơng mại Thành phố Nha Trang. Tuy nhiên ngƣời dân địa phƣơng vẫn quen thuộc với tên gọi chợ Đầm. Ngày nay chợ Đầm không những có chức năng thƣơng mại mà còn là một trung tâm du lịch của Thành phố Nha Trang.

Bên cạnh việc sửa chữa khu chợ Đầm, một ngôi chợ nữa cũng đƣợc xây dựng trong thời kỳ này để đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân, đó là chợ Xóm Mới, khá nổi tiếng về các mặt hàng tƣơi sống và hải sản khô các loại, giá cả phải chăng, cung cách tiếp khách văn minh, lịch sự và hiếu khách. Năm 2004 – 2005 chợ Xóm Mới đƣợc xây dựng lại, tạo nên sự khang trang, sạch đẹp, ngăn nắp cho hơn 1.200 lô, sạp kinh doanh của 16 ngành hàng khác nhau, ngày càng thu hút đƣợc nhiều khách nội ô, cũng nhƣ du khách đến tham quan, mua sắm.

Nhƣ vậy từ khi mới hình thành, Khánh Hòa đã đƣợc xem là nơi có vị thế địa lý thuận lợi cho việc phát triển thƣơng mại và đƣợc tập trung xây dựng, phát triển các trung tâm thƣơng mại từ rất sớm. Ngƣời dân Khánh Hòa đã sớm đƣợc tiếp xúc với những loại hình mua sắm tập trung, có quy hoạch và ổn định.

Tuy nhiên, việc hiện đại hóa kênh phân phối bán lẻ của Tỉnh, đặc biệt ở thành phố Nha Trang vẫn còn khá chậm, nếu so với tiềm năng của một thành phố du lịch. Mãi đến năm 1998 tỉnh Khánh Hòa mới xuất hiện kênh bán lẻ hiện đại. Siêu thị đầu tiên tại tỉnh Khánh Hòa là siêu thị Maximark, đƣợc thành lập tại trung tâm thành phố Nha Trang vào ngày 03/11/1998. Siêu thị gồm 2 tầng: Tầng trệt là khu bách hóa tổng hợp, thực phẩm công nghệ, thực phẩm tƣơi sống, thực phẩm đông lạnh, bánh kẹo, bia rƣợu, đồ dùng gia đình...; Tầng lầu là khu thời trang công sở, quần áo may sẵn, giày dép, mỹ phẩm cao cấp, trang sức và đồ lƣu niệm... Đến thời điểm này, ngƣời dân địa phƣơng mới bắt đầu đƣợc tiếp xúc với một hình thức mua sắm mới với những cách thức hiện đại, đảm bảo chất lƣợng.

Sau khi thành lập siêu thị đầu tiên, tỉnh Khánh Hòa vẫn chƣa hình thành cho tỉnh nhà những kế hoạch, định hƣớng cụ thể nhằm phát triển thị trƣờng bán lẻ tiềm năng của mình. Ngƣời dân tại địa bàn thành phố Nha Trang vẫn chỉ có thể mua sắm theo cách thức hiện đại tại siêu thị Maximark duy nhất, và ngƣời dân ở những địa phƣơng, huyện, thị xã khác vẫn chỉ quanh quẩn với kênh bán lẻ truyền thống. Bức tranh đó kéo

dài hơn 15 năm. Sau 3 năm Việt Nam gia nhập WTO, những cam kết mở cửa thị trƣờng bán lẻ đƣợc thực hiện hoàn toàn, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nƣớc, tỉnh Khánh Hòa ngày càng là điểm thu hút nhiều nhà đầu tƣ cũng nhƣ khách du lịch. Với những điều kiện địa lý đƣợc thiên nhiên ƣu đãi, Khánh Hòa ngày càng phát triển với trọng tâm là phát triển du lịch, các cảng biển và tình hình xuất nhập khẩu cũng phát triển vƣợt bậc. Kinh tế tỉnh nhà phát triển, đời sống của ngƣời dân cũng đƣợc cải thiện. Họ bắt đầu có những nhu cầu cao hơn, không chỉ ăn ngon, mặc đẹp mà còn phải đảm bảo sức khỏe. Lúc này siêu thị Maximark đã không thể đáp ứng hết nhu cầu của ngƣời tiêu dùng. Tình trạng quá tải thƣờng xuyên xảy ra. Nắm bắt đƣợc tình hình đó, chi nhánh Công ty cổ phần đầu tƣ An Phong, chủ nhân chuỗi hệ thống siêu thị Maximark trên toàn quốc, đã bắt tay xây dựng siêu thị Maximark thứ hai tại thành phố Nha Trang. Đến ngày 05/01/2010 Trung tâm thƣơng mại Maximark Nha Trang khai

trƣơng với diện tích kinh doanh trên 14.000 m2

, là Trung tâm thƣơng mại lớn nhất và quy mô nhất các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên. Trung tâm thƣơng mại này đi vào hoạt động đã đáp ứng đƣợc nhu cầu mua sắm tiện lợi, lịch sự, hiện đại và đảm bảo an toàn của đông đảo ngƣời dân thành phố. Tại đây, ngƣời tiêu dùng không chỉ đƣợc trải nghiệm sự mua sắm thông minh, mà còn có thể tận hƣởng đƣợc những giá trị tăng thêm từ khu vui chơi giải trí và ăn uống. Ngoài ra còn có hàng loạt các dự án Trung tâm thƣơng mại đã và đang đƣợc triển khai và đi vào hoạt động.

Không chỉ dừng lại ở đó, cuối năm 2010, Liên hiệp hợp tác xã thƣơng mại SaigonCo.op đã đƣa vào hoạt động Co.opMart Cam Ranh với diện tích kinh doanh

trên 5.000 m2, gồm 1 tầng trệt và 1 tầng lầu. Đây là một chuỗi các siêu thị với giá cả

hấp dẫn, nhiều chƣơng trình khuyến mãi và các chƣơng trình bình ổn giá. Nhƣ vậy không chỉ có ngƣời dân thành phố Nha Trang đã tiếp cận với loại hình mua sắm hiện đại, mà cả ngƣời dân ở những huyện, thị xã cũng đã dần đƣợc tiếp xúc với kênh phân phối hiện đại. Và gần đây, ngày 03/04/2011, Trung tâm thƣơng mại Maximark Cam Ranh đã đƣợc khai trƣơng, chào mừng Cam Ranh đƣợc nâng cấp lên Thành phố trực thuộc tỉnh.

Nhƣ vậy chỉ sau 3 năm Việt Nam gia nhập WTO, thị trƣờng bán lẻ của tỉnh Khánh Hòa có sự phát triển vƣợt bậc. Kênh bán lẻ hiện đại ngày càng thâm nhập và dần trở nên quen thuộc với đời sống của ngƣời dân, bên cạnh đó kênh phân phối truyền thống vẫn đƣợc duy trì và giữ vững đƣợc những giá trị vốn có.

2.2.2 Thực trạng phát triển thị trường bán lẻ tại tỉnh Khánh Hòa.

Không quá ồn ào nhƣ Thành phố Hồ Chí Minh nhƣng có thể nói, thị trƣờng bán lẻ tại tỉnh Khánh Hòa đang nở rộ, với sự góp mặt của một số siêu thị, cửa hàng tiện ích. Hoàn thiện chất lƣợng dịch vụ, mở rộng phạm vi kinh doanh đang là vấn đề đƣợc các nhà bán lẻ nhắm tới.

2.2.2.1 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ

Bảng 2.2: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (giá hiện hành) chia theo thành phần kinh tế

Đvt: Triệu đồng 2007 2008 2009 Tổng số 15.502.973 20.039.342 23.390.091 Kinh tế nhà nước 2.530.069 3.295.515 3.339.783 Thƣơng nghiệp 1.840.487 2.305.177 2.355.154 Ăn uống 121.499 149.110 109.381 Dịch vụ 519.261 800.936 871.319 DNSX trực tiếp bán sản phẩm 48.822 40.292 3.929 Kinh tế tập thể 21.798 22.106 21.325 Thƣơng nghiệp 7.704 12.678 14.382 Ăn uống - - - Dịch vụ 130 275 350 DNSX trực tiếp bán sản phẩm 13.964 9.153 6.593

Kinh tế cá thể, tư nhân 9.934.245 12.860.114 15.139.675

Thƣơng nghiệp 8.303.395 10.825.554 12.689.550 Ăn uống 947.493 1.269.373 1.520.407 Dịch vụ 471.592 540.008 636.232 DNSX trực tiếp bán sản phẩm 211.765 225.179 293.486 Kinh tế hỗn hợp 2.849.515 3.675.350 4.669.789 Thƣơng nghiệp 1.668.322 2.295.350 2.923.288 Ăn uống 136.206 185.960 238.160 Dịch vụ 914.640 1.047.290 1.318.320 DNSX trực tiếp bán sản phẩm 130.347 146.750 190.021

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 167.346 186.257 219.519

Nguồn: Niên giám thống kê Khánh Hòa 2009

Năm 2007 với sự ổn định phát triển của kinh tế thế giới, đồng thời với việc gia nhập WTO đã thúc đẩy thị trƣờng trong nƣớc phát triển. Thị trƣờng bán lẻ của tỉnh Khánh Hòa cũng phát triển đa dạng với nhiều chủng loại hàng hóa. Tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội năm 2007 đạt 15.502.973 triệu đồng, tăng 24,1% so với năm 2006. Các doanh nghiệp có doanh thu tăng khá so với năm trƣớc là Công ty TNHH (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 thành viên Khatoco, Công ty xăng dầu Phú Khánh, Công ty cổ phần sách thiết bị trƣờng học. Hàng hóa phong phú đáp ứng đƣợc nhu cầu đa dạng của ngƣời tiêu dùng. Đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi và lực lƣợng vũ trang ở hải đảo còn đƣợc nhà nƣớc hỗ trợ hàng tiêu dùng trong dịp tết Nguyên đán.

Các sự kiện văn hóa du lịch nhƣ khánh thành và đƣa vào sử dụng hệ thống cáp treo vƣợt biển dài nhất thế giới, chƣơng trình Festival biển 2007, liên hoan tiếng hát truyền hình toàn quốc giải Sao Mai 2007, chƣơng trình Phụ nữ thế kỷ XXI, đặc biệt là cuộc thi Hoa hậu Thế giới ngƣời Việt, Hoa hậu Trái đất 2007 đƣợc tổ chức tại thành phố Nha Trang đã đƣa hoạt động kinh doanh du lịch toàn tỉnh năm 2007 sôi động hơn các năm trƣớc, thƣơng hiệu du lịch Nha Trang – Khánh Hòa tiếp tục đƣợc quảng bá sâu rộng đến du khách trong và ngoài nƣớc. Năm 2007, toàn tỉnh thu hút đƣợc 5.223 ngàn lƣợt khách tham quan, tăng 36,2% so với cùng kỳ năm trƣớc. Nhờ hoạt động du lịch sôi nổi cũng đã góp phần vào việc tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội của tỉnh. Thị trƣờng bán lẻ phát triển mạnh mẽ, phục vụ không chỉ khách địa phƣơng mà còn du khách trong và ngoài nƣớc.

Biểu đồ 2.2:Tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội năm 2007 – 2009

Nguồn: Niên giám thống kê Khánh Hòa 2009

Năm 2008, tình hình kinh tế – xã hội nƣớc ta nói chung và tỉnh Khánh Hòa nói riêng chịu tác động của nhiều yếu tố không thuận lợi do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính của một số quốc gia trên thế giới và tình trạng lạm phát. Giá cả thị trƣờng liên tục biến động đã ảnh hƣởng đến sản xuất kinh doanh và đời sống của đại bộ phận nhân dân... Nhƣng với sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Tỉnh ủy và Ủy

ban nhân dân tỉnh, tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh tiếp tục phát triển. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2008 đạt 20.039.342 triệu đồng, tăng 23% so với năm 2007. Trong năm các công ty thƣơng mại dịch vụ miền núi giải thể, số lƣợng Doanh nghiệp Nhà nƣớc giảm xuống. Hoạt động du lịch nổi bật lên trong năm 2008 với sự kiện hai cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ tổ chức tại Nha Trang tiếp tục thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nƣớc. Năm 2008 đón 1.595 ngàn lƣợt khách, tăng 16,97% so với năm 2007. Nhƣ vậy mặc dù tình hình kinh tế thế giới có nhiều bất ổn, nhƣng với một thể chế chính trị ổn định và nền kinh tế đang phát triển, Việt Nam nói chung, và tỉnh Khánh Hòa nói riêng vẫn đạt đƣợc mục tiêu tăng trƣởng đề ra, và là điểm đến hấp dẫn không chỉ của du khách mà còn của các nhà đầu tƣ.

Một phần của tài liệu phát triển thị trường bán lẻ tại tỉnh khánh hòa (Trang 52 - 131)