- Tâm lý các doanh nghiệp Việt Nam chưa muốn cơng khai tình hình kinh doanh của mình Trong khi đó Factoring không chỉ là một
lượng các sản phẩm hiện có bằng việc mở rộng mạng lưới, tăng quảng bá, chăm sóc khách hàng, quan hệ khách hàng để giữ vững độ
3.2.4. Nhóm giải pháp về quản trị điều hành ngân hàng
Phát triển các DVQT, bên cạnh việc tăng trưởng doanh số, doanh thu, lợi nhuận, thị phần... thì vấn đề quản trị điều hành cũng cần quan tâm đặc biệt, bởi một NH quản trị điều hành hiệu quả là nền tảng để các DVQT phát triển vững chắc.
Xây dựng chiến lược kinh doanh đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế
Để việc phát triển các DVQT đạt được những mục tiêu đề ra, trước hết ngân hàng TMCP quân đội cần xây dựng và lựa chọn được chiến lược phát triển các DVQT phù hợp trong chiến lược phát triển tổng thể, nhằm khai thác hiệu quả các nguồn lực của NH, tập trung thống nhất trong chỉ đạo điều hành, đảm bảo việc mở rộng, phát triển các DVQT một cách liên tục, đúng hướng, có hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của NH trong điều kiện hội nhập. Chiến lược đưa ra cần đảm bảo những yêu cầu sau:
- Phải xuất phát từ nhu cầu của khách hàng, từ việc nghiên cứu, phân tích đánh giá nhu cầu hiện tại và xu hướng phát triển nhu cầu trong tương lai để đề ra chiến lược kinh doanh DVQT phù hợp.
- Phải dựa trên các điều kiện thực tiễn của NH, và kết quả kinh doanh các DVQT hàng năm để xây dựng chiến lược kinh doanh có tính khả thi.
- Phải có sự so sánh, phân tích với các NH khác, đặc biệt là với các NH nước ngoài hoạt động tại Việt Nam để thấy được điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và thách thức, trên cơ sở đó đề ra mục tiêu phát triển tối ưu.
Tăng cường năng lực quản trị điều hành DVQT theo chuẩn quốc tế
+Nâng cao năng lực quản lý điều hành
Ngân hàng TMCP qn đội cần phải chuẩn hóa mơ hình tổ chức, mơ hình hoạt động theo thơng lệ quốc tế, chuyển hướng mơ hình tổ chức tập trung vào khách
hàng, theo đó Hội sở chính tập trung quản lý và xử lý tác nghiệp, các chi nhánh tập trung vào việc bán sản phẩm cho khách hàng và thực hiện chính sách chăm sóc khách hàng.
Đổi mới cơ cấu quản trị theo tiêu chuẩn quốc tế: nhất quán hệ thống chính sách, tập trung quản trị rủi ro, phân chia trách nhiệm cụ thể và có chính sách thù lao xứng đáng cho người lao động.
Hội đồng quản trị và Ban điều hành của NH cần có kế hoạch và tầm nhìn chiến lược dài hạn phù hợp với diễn biến kinh tế xã hội.
+ Nâng cao năng lực quản lý rủi ro trong hoạt động DVQT
Ngân hàng cần phải thường xun nắm bắt tình hình biến động kinh tế, chính trị, xã hội của các nước trên thế giới. Những thay đổi này có thể ảnh hưởng rất lớn đến tình hình XNK của Việt Nam với các nước đó. Khi có những dấu hiệu thay đổi khơng tốt, ngân hàng có thể tư vấn cho khách hàng của mình biết hoặc khéo léo từ chối tài trợ XNK cho họ để tránh rủi ro.
Ngân hàng cần phải tìm hiểu và nắm bắt được thơng tin về tài chính, tình hình hoạt động, uy tín tính cách của khách hàng và đối tác nước ngồi của khách hàng để có thể tài trợ cho khách hàng một cách an toàn, hiệu quả.
Ngân hàng nên chú trọng các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Mỗi ngân hàng cần phải lập hệ thống lối mạng với các hãng tin truyền thông nổi tiếng như Reuters, Bloomberg... để có được thơng tin nhanh chóng, chính xác về các biến động của tỷ giá. Bên cạnh đó ngân hàng cũng cần tích cực huy động tiền gửi ngoại tệ, tăng dự trữ ngoại tệ.
Xây dựng chính sách quản lý rủi ro DVQT trong chiến lược quản lý rủi ro
tổng thể của mỗi ngân hàng
Trong thời gian qua ngân hàng đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong công tác quản lý rủi ro hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên trước những tác động của hội nhập như môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh gay gắt, biến động không ngừng của thị trường tài chính thế giới.. thì vấn đề quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh phải được quan tâm chú trọng hon nữa để phù hợp với tình hình thực tiễn. Do vậy, NH cần phải có chính sách quản lý rủi ro tổng thể. Chiến lược này làm nền
tảng xây dựng các chính sách quản lý rủi ro theo từng lĩnh vực cụ thể. Chính sách này phải được rà soát theo từng thời kỳ, điều chỉnh cho phù hợp với những điều kiện thay đổi.
Hoàn thiện hệ thống giám sát NH, cơng khai hóa tài chính, tăng cường cơng tác kiểm sốt và kiểm tốn nội bộ NH
Sự phối hợp quốc tế trong giám sát tài chính ngày càng trở nên cấp thiết khi các ranh giới chính trị - địa lý trở nên ít liên quan khu vực tài chính dưới tác động của tồn cầu hóa, các tổ chức ngân hàng quốc tế ngày càng tăng về quy mô và số lượng, tốc độ liên kết kinh tế quốc tế ngày một nhanh hơn, nhu cầu phối hợp quốc tế trong thanh toán cũng tăng lên trước các rủi ro về hối đoái. Muốn giám sát tốt cần giải quyết bốn vấn đề cơ bản:
- Tổ chức hệ thống giám sát;
- Thiết lập hệ thống chỉ tiêu giám sát; - Quyền lực của cơ quan giám sát; - Chi phí giám sát.
Ngân hàng TMCP quân đội cần ban hành kịp thời đầy đủ các quy chế, quy trình nghiệp vụ phù hợp sự gia tăng các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt chú ý đến quy chế kiểm sốt và phịng ngừa rủi ro chặt chẽ trong nội bộ NH, có tính đến các yếu tố cạnh tranh, tự do hóa các giao dịch tài chính, ngân hàng. Xây dựng bộ máy, đội ngũ kiểm soát, kiểm toán nội bộ NH làm việc đạt hiệu quả cao, hoạt động độc lập tăng cường kiểm soát trực tuyến, cập nhật kịp thời những lĩnh vực có rủi ro cao, phịng ngừa trước những lĩnh vực nhạy cảm có thể gây rủi ro đến hoạt động ngân hàng. Tăng cường cơng tác kiểm tốn độc lập bắt buộc NH, bảo đảm các hoạt động minh bạch, giúp cơng tác quản trị, điều hành, quản lý chính xác, an tồn.
Tích cực áp dụng các khuyến nghị của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng
Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision - BCBS) được thành lập vào năm 1974 bởi một nhóm các Ngân hàng Trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước phát triển (G10) tại thành phố Basel, Thụy Sỹ nhằm tìm cách ngăn chặn sự sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng vào thập kỷ 80. Hiện nay, các thành viên của ủy ban gồm đại diện ngân hàng trung ương hay
cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng của các nước: Anh, Bỉ, canada, Đức, Hà Lan, Hoa Kỳ, Luxembourg, Nhật, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ và Ý. Ủy ban được nhóm họp 4 lần trong một năm.
Hội đồng thư ký của ủy ban Basel được đề xuất bởi Ngân hàng Thanh toán Quốc tế ở Basel, gồm 15 thành viên là những nhà giám sát hoạt động ngân hàng chuyên nghiệp được biệt phái tạm thời từ các tổ chức túi dụng tài chính thành viên, ủy ban Basel và các tiểu ban sẵn sàng đưa ra những lời, tư vấn cho các cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng ở tất cả các nước.
Ủy ban Basel khơng có bất kỳ một cơ quan giám sát nào và những kết luận của Uỷ ban này khơng có tính pháp lý và u cầu tn thủ đổi với việc giám sát hoạt động ngân hàng. Thay vào đó, ủy ban Basel chỉ xây dựng và công bố những tiêu chuẩn và những hướng dẫn giám sát rộng rãi, đồng thời giới thiệu các báo cáo thực tiễn tốt nhất trong kỳ vọng rằng các tổ chức riêng lẻ sẽ áp dụng rộng rãi thông qua những sắp xếp chi tiết phù hợp nhất cho hệ thống quốc gia của chính họ. Theo cách này, Ủy ban khuyến khích việc áp dụng cách tiếp cận và các tiêu chuẩn chung mà không cố gắng can thiệp vào các kỹ thuật giám sát của các nước thành viên.
Trong xu thế hội nhập và tự do hóa hoạt động ngân hàng với nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng mới, áp dụng Basel II là yêu cầu cấp thiết và bắt buộc đối với mọi NHTM nói chung và ngân hàng TMCP nói riêng, trên cơ sở đó sẽ tăng cường năng lực hoạt động và giảm thiểu rủi ro, mặc dù việc tiếp cận Basel II đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, trong khi hệ thống ngân hàng Việt Nam mới đang ở giai đoạn phát triển ban đầu. Các TCTD có thể tự xác định được thực trạng rủi ro hoạt động theo từng lĩnh vực kinh doanh và xác định thế mạnh của ngân hàng trong từng lĩnh vực kinh doanh để đinh hướng hoạt động NH, từng bước áp dụng các chuẩn mực Basel II.
Tăng cường phòng chống các loại tội phạm trong kinh doanh DVQT
Kinh doanh tiền tệ vốn dĩ là lĩnh vực đem lại lợi nhuận cao nhưng cũng là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro. Một trong những rủi ro mà ngân hàng TMCP quân đội đang phải đối mặt trong q trình hội nhập quốc tế đó là sự gia tăng những loại tội phạm NH, đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến những thiệt hại trầm trọng cho NH cả về vật chất và uy tín. Vì vậy để phát triển NH cần phải có các biện
pháp phịng ngừa những loại tội phạm này:
- Phịng ngừa tội phạm cơng nghệ cao
Tội phạm cơng nghệ cao trong NH hiên nay chủ yếu tập trung vào lĩnh vực kinh doanh thẻ thanh toán, với những hành vi làm thẻ giả, ăn cắp thông tin khách hàng, bẻ mã khoá tài khoản để rút tiền. Để phòng ngừa rủi ro do loại tội phạm này gây ra, NH cần có các giải pháp cụ thể sau đây:
Thông tin hướng dẫn khách hàng sử dụng thẻ an toàn
Thẻ ngân hàng là một sản phẩm mới xuất hiện trên thị trường nên không phải chủ thẻ nào cũng biết cách sử dụng. Chính vì vậy, để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sử dụng thẻ, ngân hàng cần xây dựng ấn phẩm hướng dẫn cũng như các lưu ý đối với khách hàng trong q trình sử dụng thẻ. Thơng tin hướng dẫn sử dụng thẻ cần lưu ý các nội dung sau: (1) Bảo quản các thông tin thẻ: Số thẻ, ngày hiệu lực, tên chủ thẻ, số PIN, mã số bí mật của thẻ… là những thơng tin quan trọng, cần thiết cho việc thực hiện thanh toán thẻ. Trong hướng dẫn sử dụng thẻ, ngân hàng khuyến cáo khách hàng bảo quản thông tin thẻ, không để lộ các thơng tin thẻ của mình cho người khác biết, cẩn thận trong việc mua sắm trên mạng, không nên mua sắm hàng hố, cung cấp thơng tin thẻ để thực hiện thanh toán trên các trang Web hay cho các đơn vị chấp nhận thẻ không tin cậy. (2) Các lưu ý trong quá trình thanh tốn thẻ an tồn, hạn chế tình trạng bị skimming thẻ, sửa đổi thơng tin giao dịch cũng như những hành động cần thiết chủ thẻ cần thực hiện khi nhận thấy có dấu.
Phát hành thẻ chip thay thế thẻ mã hoá bằng băng từ
Thẻ chip được mã hoá bằng thuật tốn khó phát hiện hơn và sử dụng cơng nghệ hiện đại nhất hiện nay, ngăn ngừa việc tổ chức tội phạm thẻ sử dụng thiết bị để đọc trộm thơng tin mã hố trong thẻ. Trước tình trạng các thiết bị ăn cắp thơng tin được mã hố trên thẻ từ xuất hiện ngày càng nhiều thì việc sử dụng thẻ chip thay thế sẽ góp phần hạn chế rủi ro cho ngân hàng trước tình trạng thẻ giả.Với việc sử dụng công nghệ bảo mật hiện đại nhất hiện nay, cùng với thuật toán mã hoá phức tạp, thẻ chip được tăng cường mức độ bảo mật chống lại các thủ đoạn nhằm skimming thẻ. Bên cạnh đó, thẻ chip cịn có khả năng lưu trữ được nhiều thơng tin
hơn về chủ thẻ và có thể cập nhật được các thông tin mới hoặc các thông tin thay đổi mà không cần in lại thẻ. Các thông tin về giao dịch thẻ, hạn mức tín dụng của thẻ cũng như tình trạng của thẻ được cập nhật và lưu trữ trong chip đảm bảo cho việc thanh toán ngay cả trong trường hợp đường truyền bị lỗi, không thực hiện việc liên lạc với ngân hàng phát hành, hạn chế rủi ro cấp phép qua hệ thống dự phòng tổ chức thẻ quốc tế.