Hiện trạng ô nhiễm

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LOẠI MÀU THUỐC NHUỘM HOẠT TÍNH VÀ PHÂN HỦY CHẤT DIỆT CỎ/DIOXINCỦA VI SINH VẬT SINH ENZYME LACCASE (Trang 38 - 40)

c) Phương pháp sử dụng chủng nấm sinh tổng hợp laccase để loạimàu thuốc nhuộm

1.3.1. Hiện trạng ô nhiễm

Trong thời gian chiến tranh ở Việt Nam, chất diệt cỏ/dioxin được quân đội Mỹ sử dụng ở miền Nam Việt Nam bắt đầu từ ngày 10/8/1961 và kết thúc vào ngày 31/10/1971. Theo Young (2009) quân đội Mỹ đã rải tổng cộng 74.175.920 lit chất diệt cỏ, trong đó: chất da cam là 43.332.640 lít; chất xanh lá mạ, chất hồng, chất tím là 2.944.240 lít; chất trắng là 21.798.400 lít; chất xanh da trời là 6.100.640 lít [160]. Các chất diệt cỏ trên thùng có màu tím, da cam, v.v. chứa 2,3,7,8-TCDD và 1,2,3,7,8- PeCDD được đánh giá có độ độc tương đương cao nhất với hệ số là 1. Ở Việt Nam có 3 "điểm nóng" được xác định và đánh giá có mức độ ơ nhiễm chất diệt cỏ chứa dioxin là nặng nề nhất đó là sân bay Đà Nẵng, sân bay Phù Cát và sân bay Biên Hịa. Trong đó, sân bay Đà Nẵng, từ năm 2014 đến 2017 đã được Cơ quan phát triển quốc tế Hoa kỳ tiến hành xử lý bằng công nghệ giải hấp nhiệt trong mố (IPTD) với khối lượng là 90.000 m3 đất và trầm tích ơ nhiễm chất diệt cỏ/dioxin. Sân bay Phù Cát, đã được Văn phịng Ban chỉ đạo 33/Bộ TN&MT tiến hành chơn lấp cô lập triệt để điểm ô nhiễm với khối lượng trên 7.500 m3 để tránh việc phát tán ô nhiễm ra môi trường xung quanh. Như vậy, về cơ bản hiện trạng ô nhiễm nặng dioxin ở Việt Nam hiện nay tập trung ở sân bay Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, mặc dù tại sân bay này Bộ Tư lệnh Hóa học đã tiến hành chôn lấp cô lập triệt để trên 160.000 m3 từ năm 2009 đến 2016. Trong khối lượng đã được chôn lấp cách ly triệt để thì chơn lấp” tích cực” 3.384 m3 đất ô nhiễm đã được thực hiện. Đây là sự hợp tác của Viện Công nghệ sinh học thuộc Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam với Binh chủng Hóa học/Bộ quốc phịng. Ở các lơ xử lý không chỉ chôn lấp mà khối lượng lớn đất trên đã được làm sạch bằng cơng nghệ kích thích quần xã vi sinh vật bản địa phân hủy tất cả hỗn hợp chất độc trong đất, để sau 40 tháng tổng độ độc chỉ cịn 14,12 ngTEQ/kg đất khơ, dưới ngưỡng của qui chuẩn Việt Nam (40ngTEQ/kg đất khô) cho đất sản xuất nông nghiệp thường xuyên.

Theo Báo cáo của Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thực hiện năm 2014/2015 [5]. Sân bay Biên Hịa ước tính tổng lượng đất và trầm tích nhiễm dioxin khoảng 408.500 - 495.300 m3. Trong đó có 315.700 - 377.700 m3 đất ơ nhiễm và 92.800 - 117.600 m3 trầm tích ơ nhiễm. Diện tích ơ nhiễm ước tính là khoảng 522.400 m2, trong đó có khoảng 369.600 m2 diện tích đất và 152.800 m2 diện tích trầm tích. Trong số 408.500 m3 khối lượng nhiễm dioxin, có 42 % nằm ở

khu Pacer Ivy, 24% ở khu Z1 (bao gồm cả Bãi chôn lấp Z1), và 15% ở khu Tây Nam. Phần 19% còn lại nằm ở các khu ZT, Tây bắc và Đông bắc. Khoảng 5% tổng khối lượng nhiễm dioxin nằm ở ngoài khu vực sân bay. Các khu vực hiện bị ô nhiễm tại sân bay Biên Hòa bao gồm:

Khu Z1: Nồng độ dioxin tối đa trong đất ghi nhận được tại điểm Z1-16B là

901 ppt.

Khu ZT: Nằm ở phía bắc khu Z1. Nồng độ dioxin báo cáo theo Nghiên cứu

này của khu vực đạt khá thấp (dưới ngưỡng dioxin của BQP), trừ một vị trí tại điểm ZT-2B (3.440 ppt).

Khu tây nam: Khu vực này có nồng độ dioxin cao nhất 110.000 ppt-TEQ tại

điểm SW-1A, độ sâu 30-60 cm.

Khu Pacer Ivy: Nồng độ dioxin trong đất cao nhất ghi nhận tại điểm PI-2 là

11.400 ppt, độ sâu 30-60 cm. Phạm vi ô nhiễm mở rộng ra cả ngoài sân bay, đặc biệt là dọc theo kênh thốt nước ở phía tây khu Pacer Ivy (tối đa 3.370 ppt tại điểm PI- 15). Nguồn gây ô nhiễm dioxin là do đất/trầm tích ơ nhiễm di chuyển trên tuyến kênh mương từ khu Pacer Ivy chảy về phía tây qua một loạt các kênh rạch để đổ ra sông Đồng Nai.

Khu Tây-Bắc: Nồng độ dioxin trong trầm tích cao hơn ngưỡng dioxin tại

điểm NW-4A (là 477 ppt, độ sâu 0-15 cm; 262 ppt, độ sâu 15-30 cm) và điểm NW- 3C (385 ppt, độ sâu 0-15 cm; 587 ppt, độ sâu 15-30 cm).

Khu rừng cây phía Bắc: Nồng độ dioxin đo được tại điểm NF-4A và B cao

nhất 465 ppt).

Khu Đông-Bắc: Mẫu trầm tích tại một số ao hồ tại khu vực này có nồng độ

dioxin trên ngưỡng dioxin. Nồng độ dioxin trong trầm tích cao nhất tại điểm NE-7 (1.300 ppt, độ sâu 0-15 cm; 765 ppt, độ sâu 30-45 cm).

Khu Đông-Nam: Mẫu đất tại khu vực này chỉ đo được nồng độ dioxin thấp

(cao nhất là 64,5 ppt tại điểm SE-2), dưới ngưỡng dioxin theo QCVN45:2012.

Bên ngoài khu vực sân bay (các ao hồ bên ngồi): Trầm tích mặt tại hồ

Cổng 2 (166 ppt) cao hơn tiêu chuẩn về ô nhiễm dioxin của Việt Nam đối với trầm tích (150 ppt); trầm tích tại hồ Biên Hùng (83 ppt) thấp hơn tiêu chuẩn về ô nhiễm dioxin của Việt Nam.

Nước ăn: Các mẫu lấy từ giếng nước ngầm ở bên ngoài và các nguồn nước

ăn tại chỗ không cho thấy nồng độ dioxin vượt ngưỡng cho phép của Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (USEPA) hay của Việt Nam đối với nước ăn uống.

Các nguồn nước ngầm tại chỗ khác: Tiến hành khảo sát 5 giếng nước

ngầm tại độ sâu 3 - 15 m và một giếng tại độ sâu 2 - 6 m. Các mẫu này có nồng độ dioxin vượt ngưỡng ơ nhiễm tối đa (MCL) của USEPA và tiêu chuẩn xả thải của Việt Nam đối với nước chưa qua lọc, cũng như có lượng kim loại chì vượt ngưỡng MCL của ESEPA. Trong các mẫu nước giếng có qua lọc, nồng độ dioxin đạt dưới ngưỡng MCL của USEPA, nhưng vẫn cao hơn tiêu chuẩn xả thải của Việt Nam là 10 phần triệu tỉ (ppq).

Như vậy cho thấy mức độ ô nhiễm nặng dioxin hiện nay của Việt Nam tập trung chủ yếu tại sân bay Biên Hòa với mức độ, pham vi và tính chất rất phức tạp và tiếp tục cần nhiều nghiên cứu khác nhau để tìm kiếm được các giải pháp công nghệ phù hợp với điều kiện Việt Nam đảm bảo các yếu tố xử lý triệt để, thân thiện với mơi trường và tiết kiệm chi phí.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LOẠI MÀU THUỐC NHUỘM HOẠT TÍNH VÀ PHÂN HỦY CHẤT DIỆT CỎ/DIOXINCỦA VI SINH VẬT SINH ENZYME LACCASE (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w