đầu tư xây dựng đường bộ
Đến nay, ở nước ta vẫn chưa có cơng trình nào nghiên cứu chun biệt về kinh nghiệm thực hiện ĐDH vốn đầu tư XDĐB. Song, chủ đề này đã được khá nhiều tác giả quan tâm:
Trong nghiên cứu “Huy động vốn đầu tư và xã hội hóa đầu tư cho các
cơng trình GTVT đến năm 2010” của Vụ Kinh tế tổng hợp - Bộ Kế hoạch và
Đầu tư đã tìm hiểu kinh nghiệm của Trung Quốc, Nhật Bản, Malaixia và Hàn Quốc về huy động vốn đầu tư theo hình thức này. Cho thấy, ở Trung Quốc, chính phủ phân cấp giao cho các địa phương phải tìm nguồn tài chính đầu tư phát triển hạ tầng giao thơng, mở rộng việc phát hành trái phiếu trong nước và nước ngoài, thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngồi, đặc biệt là đẩy mạnh áp dụng hình thức PPP. Quan hệ đối tác công - tư đang trở thành phương thức phổ biến được áp dụng trong các dự án đầu tư KCHT của Trung Quốc hiện nay. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng ĐDH hình thức huy động nguồn tài chính từ các doanh nghiệp trong nước [83].
Giáo sư Fukunari Kimura của trường Đại học Keio (Nhật Bản) trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia Việt Nam nhân dịp thành lập Tổ công tác về đối tác cơng - tư (PPPs) cuối tháng 9/2012, để thí điểm mơ hình dự án PPPs làm mẫu cho hợp tác Việt - Đức trong tương lai, đã nhận định rằng PPPs như một giải pháp cho bài tốn quỹ cơng trong ngân sách. Giải pháp này đã có tiền lệ kể từ cuối thế kỷ XVIII ở nhiều nước và trở nên phổ biến vào đầu thập niên 1980. Nó là hình thức hợp tác mà theo đó Nhà nước cho phép tư nhân cùng tham gia đầu tư vào các dịch vụ hoặc cơng trình cơng cộng của Nhà nước. Nêu kinh nghiệm của Nhật Bản về phát triển mơ hình đối tác cơng - tư thời gian qua, chỉ ra các lý do khiến cho Nhật Bản áp dụng mơ hình đối tác này và kiến nghị cần được áp dụng ở Việt Nam.
Huỳnh Thị Thúy Giang, nghiên cứu kinh nghiệm về đa dạng hóa vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thơng trong "Hình thức hợp tác cơng - tư (Public
Private Partnership) để phát triển cơ sở hạ tầng đường bộ Việt Nam" từ việc
tổng quan các cơng trình nghiên cứu về PPP đường bộ trên thế giới, cho rằng để hình thức đối tác cơng - tư trong xây dựng hạ tầng giao thơng được hình thành và đi vào hoạt động, cần phải xem xét hình thức đó có phù hợp một dự án hay khơng; phải xem xét các yếu tố quyết định thành cơng của hình thức PPP (khung pháp lý đầy đủ và minh bạch, lựa chọn đối tác, tối đa hóa lợi ích cho các đối tác, ổn định môi trường vĩ mô, phân bổ rủi ro hiệu quả…); cơ chế phân bổ rủi ro giữa các đối tác đầu tư có hiệu quả khơng (theo ngun tắc tối ưu chứ không phải tối đa); và môi trường đầu tư có thuận lợi cho thu hút đầu tư tư nhân không? [25].
Đồng hướng với Huỳnh Thị Thúy Giang, Phan Thị Bích Nguyệt trong cuốn "PPP - Lời giải cho bài tốn vốn để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông
đơ thị tại TP. Hồ Chí Minh" đã nghiên cứu để rút ra các bài học kinh nghiệm về
ĐDH các hình thức huy động vốn để phát triển KCHT đô thị của một số nước: Anh, Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc và Hà Lan để Việt Nam và TP Hồ Chí Minh tham khảo [47].
Đặng Thị Hà trong nghiên cứu về "Huy động vốn đầu tư ngoài ngân
sách nhà nước để thực hiện dự án xây dựng đường cao tốc ở Việt Nam", cũng
tìm hiểu kinh nghiệm về ĐDH vốn đầu tư của Nhật Bản giai đoạn 1987-2005, về phát triển hình thức PPP của nước Anh giai đoạn 1992-2010, về hình thức BOT và PPP của Indonesia, Philippin và Trung Quốc trong những năm gần đây, rút ra bài học cho Việt Nam [27].
Theo chủ đề này, cịn có một số đề tài khoa học đã bảo vệ, bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành, như: “Phát triển kết cấu hạ tầng để bảo đảm và
thúc đẩy phát triển bền vững” của Trung tâm thông tin tư liệu, CIEM [75], “Huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa
bàn tỉnh Hải Dương” của Nguyễn Thị Thúy Nga [44]; “Kinh nghiệm huy động vốn phát triển cơ sở hạ tầng trên thế giới” của Lê Thị Hòa [30]…