Xác lập khung pháp lý cho đa dạng hóa vốn đầu tư xây dựng đường bộ

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Xuan Cuong _nop QD_ (Trang 84 - 87)

VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2011 ĐẾN NAY

3.2.1. Xác lập khung pháp lý cho đa dạng hóa vốn đầu tư xây dựngđường bộ đường bộ

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (năm 2011), đặt nhiệm

vụ trọng tâm để phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta giai đoạn 2011-2020 là thực hiện ba khâu đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng. Hạ tầng GTĐB là một nội dung trong khâu đột phá cần được tập trung, chú trọng phát triển [22, tr.106, 117-118].

Để thực hiện nhiệm vụ trên, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã tổ chức một hội nghị chuyên đề và đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TW về “Xây dựng hệ thống KCHT đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020” [23]. Đã xác định cụ thể các hướng ưu tiên phát triển hạ tầng GTĐB trong giai đoạn 2011-2020.

Để có đủ nguồn vốn đầu tư, Nghị quyết yêu cầu thu hút mạnh mẽ và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển, bao gồm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn Nhà nước và trái phiếu Chính phủ, thu hút mạnh mẽ nguồn vốn ODA, mở rộng hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm và đặc biệt là:

Thu hút mạnh các thành phần kinh tế, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư phát triển KCHT, bảo đảm lợi ích thoả đáng của nhà đầu tư. Mở rộng hình thức Nhà nước và nhân dân cùng làm. Sửa đổi, bổ sung các quy định về chính sách hỗ trợ tài chính, thuế, giá, phí, lệ phí, nhượng quyền… để tăng tính thương mại của dự án và sự đóng góp của người sử dụng [23].

Giải pháp ĐDH vốn đầu tư phát triển KCHT công cộng đã chính thức trở thành quyết tâm chính trị của Đảng. Với quyết tâm này, việc triển khai ĐDH vốn đầu tư XDĐB được thúc đẩy mạnh hơn.

- Các quy định pháp lý của Nhà nước

Để thực hiện các Nghị quyết của Đảng và để thúc đẩy các hình thức đầu tư PPP, ngày 05/4/2011, Chính phủ ban hành Nghị định số 24/2011/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định số 108/2009/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức Hợp đồng BOT, BTO và BT [16]. Trong đó, lĩnh vực đường bộ, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ được Chính phủ khuyến khích thực hiện các Dự án xây dựng và vận hành, quản lý cơng trình mới hoặc Dự án cải tạo, mở rộng, hiện đại hóa và vận hành, quản lý các cơng trình hiện có.

Đa dạng hóa vốn đầu tư XDĐB theo hình thức PPP cũng thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Đấu thầu được Quốc hội ban hành ngày 26/11/2013 [53], Luật Đầu tư ban hành 26/11/2014, Luật Đầu tư công ban hành ngày 18/6/2014, Luật Xây dựng ban hành ngày 18/6/2014. Về lĩnh vực đầu tư công, Luật Đấu thầu quy định việc lựa chọn nhà thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ cơng được thực hiện theo các hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp, tự thực hiện. Quy trình lựa chọn nhà thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công được thực hiện gồm 5 bước: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; Tổ chức lựa chọn nhà thầu; Đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và thương thảo hợp đồng; Trình, thẩm định, phê duyệt và cơng khai kết quả lựa chọn nhà thầu; và hoàn thiện, ký kết hợp đồng…

Ban hành Nghị định đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Trên cơ sở

những quy định pháp luật do Quốc hội mới ban hành và để thúc đẩy hình thức đầu tư PPP, ngày 14/2/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2015/NĐ-CP [17] về đầu tư theo hình thức đối tác cơng - tư thay thế các Nghị định số 108/2009/NĐ-CP, số 24/2011/NĐ-CP và Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg. Tiếp đến là Nghị định số 30/2015/NĐ-CP [18] (gọi tắt là Nghị định 15) quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn đầu tư. Hai Nghị định này đã tạo nhiều hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư. Nghị định 15 gồm 73 điều, trong đó đã tổng hợp chung các quy định về hình thức đầu tư theo

quan hệ đối tác công tư, lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của Luật Đấu thầu. Nghị định 15 nêu quan niệm chính xác hơn về PPP: Các hình thức hợp đồng đầu tư dự án như BOT, BTO và BT, vốn ở nhiều nơi, nhiều lúc trước đây được coi là những hình thức đầu tư riêng biệt song với hình thức PPP, nay đã được chính thức coi là các dạng thức của hợp đồng đầu tư theo hình thức PPP và chịu sự điều chỉnh thống nhất của cùng một luật định. Những quy định liên quan đến ĐDH vốn đầu tư XDĐB gồm: quan niệm về đầu tư theo hình thức PPP, các hình thức đầu tư PPP có 7 loại hợp đồng dự án. Ngồi các hình thức hợp đồng dự án đã quy định từ trước (như BOT, BTO, BT), Nghị định 15 còn quy định bổ sung các hình thức hợp đồng khác, như xây dựng - chuyển giao - cho thuê (BTL); xây dựng - cho thuê - chuyển giao (BLT); kinh doanh và quản lý (O&M). Các quy định về lĩnh vực, điều kiện, thủ tục thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác cơng - tư, cơ chế quản lý và sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án, chính sách ưu đãi, bảo đảm đầu tư và trách nhiệm quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác cơng - tư cũng được quy định rõ trong Nghị định này.

Về nguồn vốn cho dự án, Nghị định 15 quy định, nó bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn huy động của nhà đầu tư và vốn Nhà nước tham gia thực hiện dự án. Trong đó, nhà đầu tư chịu trách nhiệm góp vốn chủ sở hữu và huy động các nguồn vốn khác để thực hiện dự án theo thỏa thuận tại hợp đồng dự án. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư không được thấp hơn 15% tổng vốn đầu tư. Đối với dự án có tổng vốn đầu tư trên 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu được xác định theo nguyên tắc lũy tiến từng phần (đối với phần vốn đến 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu không được thấp hơn 15% của phần vốn này; còn đối với phần vốn trên 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu không được thấp hơn 10% của phần vốn này). Vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án khơng tính vào tổng vốn đầu tư để xác định tỷ lệ vốn chủ sở hữu. Dự án khác do nhà đầu tư thực hiện để thu hồi vốn đã đầu

tư vào cơng trình dự án BT phải đáp ứng yêu cầu về vốn chủ sở hữu (nếu có) theo quy định của pháp luật.

Vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài. Việc sử dụng nguồn vốn Nhà nước phải theo quy định của Nghị định này.

Với nghị định 15, Việt Nam chính thức có một khung chính sách thống nhất, đồng bộ, có hiệu lực, phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện quốc gia để thực hiện ĐDH vốn đầu tư XDĐB, đẩy mạnh thu hút đầu tư của tư nhân vào các dự án kết cấu hạ tầng, dịch vụ cơng theo hình thức PPP.

Căn cứ vào Nghị định 15, các Bộ ngành có liên quan như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước… đã ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện. Bộ Giao thơng Vận tải có trách nhiệm là đầu mối hướng dẫn áp dụng hình thức DĐH vốn đầu tư XDĐB.

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Xuan Cuong _nop QD_ (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w