2. Nguồn vốn đầu tư từ khu vực tư nhân
4.1.1.1. Nhu cầu phát triển giao thông đường bộ ở Việt Nam
Nước ta đang trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ, đòi hỏi sự phát triển giao thông phải tương ứng theo quan điểm “đi trước một bước”. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta giai đoạn 2011-2020 đã
được xác định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI với mục tiêu là phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại…; tốc độ tăng trưởng kinh tế đến năm 2020 dự kiến là 7- 8%/năm; GDP năm 2020 theo giá so sánh tăng gấp hơn 2,2 lần năm 2010, GDP/bình quân đầu người đạt khoảng 3.000 USD; tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ khoảng 85% trong GDP. KCHT tương đối đồng bộ. Dân số năm 2020 là 97,5 triệu người, trong đó thành thị khoảng 45%; khoảng 50% số xã đạt tiêu chuẩn nơng thơn mới.
Nhìn lại thực tế, đến năm hết 2015, tổng chiếu dài của hệ thống GTĐB cả nước bao gồm tất cả các loại từ đường cấp I đến đường cấp VI mới có 290.147 km. Trong đó, quốc lộ 21.109 km, đường tỉnh 28.911 km, đường huyện 58.437 km, đường xã 144.670 km, đường đơ thị 26.953 km, cịn lại là đường chuyên dùng. Hiện có 104 tuyến quốc lộ, 5 đoạn tuyến cao tốc và các tuyến đường do Trung ương quản lý với tổng chiều dài 21.109 km; trong đó mặt đường bê tơng nhựa chiếm 63,0%, bê tông xi măng chiếm 2,7%, nhựa chiếm 31,7%, cấp phối và đá dăm chiếm 2,6%. Về tiêu chuẩn kỹ thuật, đường có tiêu chuẩn kỹ thuật cao (cao tốc, cấp I, cấp II) chiếm tỷ trọng rất thấp chỉ đạt 7,5%. Tỷ lệ đường đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cấp III, cấp IV chiếm 77,7%; cịn lại đường có tiêu chuẩn kỹ thuật thấp (cấp V, cấp VI) chiếm tỷ lệ là 14,8%. Cả nước vẫn còn gần 6.000 km quốc lộ chưa được vào cấp và 262 cầu cần sửa chữa, nâng cấp cải tạo trong giai đoạn 2016-2020 [72].
Để đáp ứng nhu cầu phát triển trong giai đoạn đến năm 2025, quy mô hệ thống GTĐB của nước ta phải lớn hơn nhiều so với mức ở thời điểm hiện nay. Theo dự báo của Bộ GTVT, giai đoạn đến năm 2020, nhu cầu lượng khách vận chuyển 5,5 tỷ người với 165,5 tỷ hành khách luân chuyển; lượng hàng hóa vận chuyển 760 triệu tấn với 35 tỷ tấn hàng hóa luân chuyển. Với lượng đó, cần có khoảng 2,8 - 3,0 triệu xe ơ tơ các loại. So với các phương thức vận tải khác, thì thị phần vận tải ĐB rất lớn, ln ở mức có tỷ trọng cao
nhất. Đến năm 2020, thị phần vận tải ĐB chiếm trên 51% vận chuyển hành khách và hơn 46% vận tải hàng hóa. Đến năm 2030 các con số này sẽ nằm trong khoảng 28% và 42% [69].
Với nhu cầu trên, đến năm 2020, quy mô ĐB nước ta phải đạt 319.160 km, đến năm 2030 sẽ là 367.030 km. Riêng chiều dài đường cao tốc, đến năm 2020 cần có trên 2.000 km và đến năm 2025 sẽ là 2.606 km trong đó cao tốc Bắc - Nam phía Đơng 851 km, cao tốc Bắc - Nam phía Tây 1.085 km, khu vực phía Bắc 540 km, khu vực miền Trung 50 km, khu vực phía Nam 80 km, đến năm 2030 sẽ có 21 tuyến với tổng chiều dài 6.411 km [9], [68].
Để thực hiện nhu cầu trên, trong Quy hoạch phát triển GTĐB Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Bộ GTVT nêu quan điểm:
Thứ nhất, GTĐB là một bộ phận quan trọng trong KCHT kinh tế - xã
hội. Vì vậy, cần được ưu tiên đầu tư phát triển, để tạo tiền đề, làm động lực phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế và góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Thứ hai, phát triển GTĐB hợp lý, đồng bộ và bền vững trong một quy
hoạch thống nhất có phân cơng, phân cấp và hợp tác, liên kết giữa các phương thức vận tải, phù hợp với điều kiện địa lý, tạo thành một mạng lưới giao thông thơng suốt và có hiệu quả.
Thứ ba, tập trung nguồn lực để xây dựng, nâng cấp một số tuyến có nhu
cầu vận tải lớn, cơ bản đưa vào cấp kỹ thuật hệ thống đường bộ hiện có; xây dựng một số đoạn tuyến đường bộ cao tốc Bắc Nam, các trục cao tốc trọng yếu theo quy hoạch được duyệt; coi trọng công tác quản lý, bảo trì để tận dụng tối đa năng lực kết cấu hạ tầng giao thơng hiện có.
Thứ tư, phát triển hệ thống GTĐB đảm bảo tính kết nối với hệ thống
Thứ năm, nhanh chóng phát triển GTVT xe buýt tại các đô thị lớn, đặc biệt
Thủ đơ Hà Nội và TP Hồ Chí Minh; phát triển giao thơng tĩnh và giao thông tiếp cận cho người khuyết tật; kiểm soát sự gia tăng phương tiện vận tải cá nhân; giải quyết ùn tắc giao thông và bảo đảm trật tự an tồn giao thơng đơ thị.
Thứ sáu, phát triển GTĐB địa phương đáp ứng được yêu cầu cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn, gắn kết được mạng GTVT địa phương với mạng giao thông quốc gia, tạo sự liên hồn, thơng suốt và chi phí vận tải hợp lý, phù hợp với đa số người dân.
Thứ bảy, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ mới, vật
liệu mới vào các lĩnh vực tư vấn, xây dựng, khai thác GTVT đường bộ với mục tiêu hạn chế ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng. Coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực cho nhu cầu phát triển ngành.
Thứ tám, thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển
KCHT GTĐB; huy động tối đa mọi nguồn lực, coi trọng nguồn lực trong nước để đầu tư phát triển; người sử dụng có trách nhiệm đóng góp phí sử dụng để bảo trì và tái đầu tư xây dựng GTĐB.
Thứ chín, dành quỹ đất hợp lý để phát triển GTĐB và đảm bảo hành
lang an tồn giao thơng; việc bảo vệ cơng trình giao thơng và bảo đảm trật tự an toàn GTĐB là trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, các ngành, tồn xã hội và của mỗi người dân.