Bài học rút ra cho Việt Nam

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Xuan Cuong _nop QD_ (Trang 77 - 79)

Từ kinh nghiệm của Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc, có thể rút ra một số bài học về ĐDH vốn đầu tư XDĐB ở Việt Nam như sau:

Một là, về sự cần thiết phải ĐDH vốn đầu tư XDĐB. Chính phủ các

nước đều đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của ĐDH vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng về GTĐB. Cả ba nước Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều kết hợp phát triển nguồn vốn từ ngân sách nhà nước với thúc đẩy tìm kiếm các nguồn vốn từ bên ngồi cho phát triển GTĐB. Những nguồn vốn ĐDH của các nước là vốn ngân sách nhà nước, phát hành trái phiếu, áp dụng các hình thức đối tác cơng - tư, vay nợ và tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ phát triển từ nước ngoài. Thị trường là điều kiện tối cần thiết để thực hiện ĐDH vốn đầu tư XDĐB.

Hai là, phát triển nguồn vốn nhà nước cho đầu tư XDĐB là rất cần thiết. Nó khơng chỉ là điều kiện để nhà nước trực tiếp đầu tư XDĐB tại các

tuyến huyết mạch và những tuyến ĐB không thể loại trừ người sử dụng, mà cịn để thực hiện các ưu đãi, các chính sách tài chính có liên quan được tính trong tổng vốn đầu tư của các dự án ĐDH, xây dựng cơng trình phụ trợ, tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư hoặc cơng việc khác khơng tính vào tổng vốn đầu tư. Việc phát triển nguồn vốn này không chỉ dựa vào ngân sách nhà nước, mà các nước rất coi trọng việc huy động từ các loại thuế, phí sử dụng ĐB, thuế xăng dầu, trái phiếu chính phủ ở cấp trung ương và địa phương và đi vay từ nước ngoài.

Ba là, thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư từ khu vực tư nhân thơng qua phát triển các hình thức đối tác cơng - tư trong XDĐB. Đây là hình thức đã

được áp dụng ở nhiều nước. Tại các nước, việc thu hút nguồn vốn này không chỉ nhằm lấp vào "khoảng trống" ngân sách nhà nước, tăng số lượng và quy mơ của các dự án đầu tư XDĐB, mà cịn tạo cơ chế làm tăng hiệu quả sử dụng nguồn vốn vào lĩnh vực đầu tư này. Để thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư từ khu vực tư nhân, các nước đều rất coi trọng việc hình thành và khơng

ngừng hồn thiện thể chế quản lý. Hệ thống pháp luật là điều kiện khơng thể thiếu cho phát triển hình thức đầu tư này. Hàn Quốc đã ban hành đạo luật về sự tham gia của tư nhân trong KCHT, gọi tắt là Luật PPP. Nhật Bản ban hành “Luật Khuyến khích các sáng kiến tài chính tư nhân” (PFI). Các đạo luật này đã không ngừng được điều chỉnh theo hướng phù hợp hơn khi có những biến đổi trong thực tiễn nhằm kích hoạt đầu tư tư nhân kể cả đầu tư nước ngoài vào XDĐB. Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy, tính cụ thể, rõ ràng, linh hoạt và minh bạch trong quản lý dự án ĐDH là một điều kiện có tính quyết định để kích hoạt đầu tư tư nhân trong XDĐB mà nước ta có thể tham khảo.

Việc lựa chọn hình thức dự án thích hợp trong việc kết hợp hài hịa lợi ích kinh tế khi thực hiện luật PPP trong đầu tư XDĐB cũng là một bài học cần thiết mà nước ta có thể nghiên cứu học hỏi. Trong vấn đề này, chúng ta có thể tham khảo kinh nghiệm của các nước Anh, Pháp, Ireland, Australia... với mơ hình Thiết kế - Xây dựng - Tài chính - Kinh doanh/ vận hành (Design-Build- Finance-Operate - DBFO- DBFO). Còn ở Hàn Quốc và Nhật Bản, việc thực hiện PPP trong lĩnh vực đầu tư XDĐB thường có hai hình thức dự án là BTO và BOT, trong đó ở Hàn Quốc hình thức BTO chiếm hơn 2/3, phần còn lại chủ yếu theo phương thức BOT. Mơ hình BTO được áp dụng ở Hàn Quốc đã phát huy hiệu quả trong các dự án mà Nhà nước khó áp dụng phương pháp cổ phần hóa và các dự án Nhà nước khơng thể tham gia trực tiếp. Nhờ đó, mà tăng nhanh dòng vốn tư nhân đầu tư vào GTĐB, làm gia tăng của quy mô hệ thống và chất lượng ĐB. Tính đến cuối năm 2014, Hàn Quốc đã xây dựng và đưa vào vận hành 105.672 km ĐB, nhiều gấp 2,1 lần so với năm 1988 và gấp 1,2 lần so với năm 1998; quy mô hệ thống đường cao tốc và QL từ 14.443 km năm 1998 tăng lên 17.846 km năm 2014, riêng chiều dài đường cao tốc tăng gấp hơn 2 lần [119].

Chương 3

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Xuan Cuong _nop QD_ (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w