Giải pháp về vốn cho đa dạng hóa

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Xuan Cuong _nop QD_ (Trang 142 - 144)

2. Nguồn vốn đầu tư từ khu vực tư nhân

4.2.3.1. Giải pháp về vốn cho đa dạng hóa

Vốn là yếu tố quyết định trong quá trình biến các dự án thành hiện thực. Các dự án đầu tư theo hình thức ĐDH chỉ có thể triển khai khi có phương án tài chính khả thi và được cung cấp nguồn vốn cần thiết trong xã hội. Hiện nay, các nhà đầu tư dự án ĐDH (hợp đồng BOT, BT) trong lĩnh vực GTĐB chủ yếu là tìm vốn qua kênh ngân hàng, trong khi nguồn vốn từ ngân hàng lại chủ yếu là huy động từ nguồn tiết kiệm ngắn hạn của người dân.

Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, nhà đầu tư có thể huy động các nguồn vốn từ phát hành trái phiếu dài hạn, quỹ đầu tư, quỹ hưu trí, thị trường chứng khốn, mua cổ phần... Thời gian tới, hầu hết là các dự án có

tổng mức đầu tư cao hoặc khả năng tự hoàn vốn với mức thấp do nguồn thu nhỏ nên rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước để đảm bảo tính khả thi về tài chính dự án. Cần nghiên cứu cho phép phát hành gói trái phiếu Chính phủ chỉ sử dụng cho phần vốn góp của Nhà nước để hỗ trợ các dự án đầu tư theo hình thức ĐDH. Có chính sách ưu tiên sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ làm phần vốn góp của Nhà nước.

Theo Ngân hàng Nhà nước, một dự án ĐDH vốn đầu tư XDĐB thường kéo dài hàng chục năm, thời hạn cho vay dài, quy mô vốn lớn, trong khi vốn của ngân hàng thường là ngắn hạn, nếu thị trường biến động, việc thanh khoản sẽ gặp khó khăn, mang lại rủi ro cho các dự án này. Bởi vậy, trong thời gian tới, một mặt các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại cần xem xét thận trọng, cân nhắc khi phê duyệt cấp tín dụng vào các dự án này; mặt khác, các nhà đầu tư cũng cần đa dạng hóa nguồn vốn huy động, tránh lệ thuộc vào nguồn vốn vay ngân hàng.

Theo kinh nghiệm của Hàn Quốc, Nhà nước cũng cần nghiên cứu để ban hành chính sách đảm bảo cho nhà đầu tư một doanh thu tối thiểu (MRG) bằng các bảo lãnh của Chính phủ cho các dự án ĐDH vốn đầu tư XDĐB phù hợp điều kiện đặc thù thời gian hoàn vốn dài, tiềm ẩn nhiều nhiều rủi ro.

Nghiên cứu mơ hình xã hội hóa bằng vay vốn vay thương mại từ các tổ chức tài chính quốc tế lớn như ADB hoặc WB. Việt Nam hiện nằm trong nhóm hỗn hợp đang được hưởng 2 nguồn vốn vay của ADB cho đến năm 2019 gồm Nguồn vốn thông thường (OCR) và Quỹ phát triển châu Á (ADF). Lãi suất trên toàn cầu đã rất thấp, nên ADF tuy có mức lãi suất cao hơn OCR, nhưng thời hạn dài hơn, do vậy chúng ta có thể tiếp cận nguồn vay từ quỹ phát triển châu Á vẫn có lợi. Sau khi ADB cắt giảm đối với 2 khoản vay ưu đãi từ quốc tế cho Việt Nam vào năm 2019, thì chúng ta sẽ được vay nhiều hơn từ OCR bởi nguồn vốn này sẽ phong phú hơn. OCR vẫn rẻ hơn so với đi vay thị trường tài chính quốc tế. Khả năng lớn, ngay từ 1/7/2017, Ngân hàng

Thế giới cũng sẽ chấm dứt nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng thế giới (WB) từ nguồn Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD) và từ nguồn vốn của Hiệp hội Phát triển Quốc tế thuộc nhóm WB (IDA). Do vậy, cần có những nghiên cứu để có thể tìm được nguồn vốn vay giá rẻ từ nước ngoài nhất là từ các định chế tài chính quốc tế làm “bàn đạp” cho phát triển các dự án, trong đó có dự án ĐDH vốn đầu tư XDĐB.

Một phần của tài liệu LA _ Nguyen Xuan Cuong _nop QD_ (Trang 142 - 144)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w