Do tính đặc thù của XDĐB là tạo ra sản phẩm công cộng, nên hoạt động của các chủ đầu tư tư nhân thường nhận được sự hỗ trợ của nhà nước. Điều này làm cho mặc dù có dự án GTĐB là 100% vốn trực tiếp tạo nên sản phẩm đường bộ là của tư nhân, của công ty cổ phần trong nước hay của nhà đầu tư nước ngồi nhưng nó vẫn thuộc hình thức đầu tư hỗn hợp giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân mà các nước thường sử dụng cụm từ: quan hệ đối tác công - tư (Public Private Partnerships - PPP). Đây là hình thức chung phổ biến được áp dụng ở mọi quốc gia trên thế giới.
Thực chất, PPP là một thỏa thuận hợp tác phản ánh quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và nhà đầu tư thuộc khu vực ngoài kinh tế nhà nước trong phát
triển và cung cấp các dịch vụ cơng, theo đó một phần hoặc tồn bộ cơng việc sẽ được chuyển giao cho nhà đầu tư thực hiện với sự hỗ trợ của Nhà nước. Trong quan hệ này, quyền sở hữu tài sản như ĐB vẫn thuộc nhà nước; thiết kế, xây dựng, tài trợ, vận hành dịch vụ và mức độ chuyển giao rủi ro cho nhà đầu tư tư nhân thùy thuộc loại Hợp đồng dự án được thiết kế. Quan hệ giữa nước và nhà đầu tư thông qua Hợp đồng dự án.
Về nhận thức, PPP có sự khác biệt về cơ bản tư nhân hóa:
Thứ nhất, khác về quan hệ sở hữu: Nếu trong tư nhân hóa, Nhà nước
chuyển tồn bộ tài sản của doanh nghiệp vốn thuộc sở hữu của Nhà nước sang chủ đầu tư tư nhân thông qua bán đấu giá trên thị trường, tức là quyền sở hữu được Nhà nước bán cho khu vực tư nhân, thì sở hữu trong hình thức đối tác cơng - tư (PPP) là hỗn hợp giữa Nhà nước và tư nhân, trong đó Nhà nước tiếp tục duy trì quyền sở hữu tài sản của dự án đầu tư ở mức độ nhất định, nhà nước chỉ nhượng chuyển một phần hoặc toàn bộ cơng việc cho tư nhân có sự hỗ trợ của Nhà nước.
Thứ hai, khác về trách nhiệm: Nếu trong tư nhân hóa, việc cung cấp và
hỗ trợ tài chính cho sản xuất và cung ứng một hàng hóa hay dịch vụ cụ thể nào đó do khu vực tư đảm nhiệm, thì trong hình thức đối tác cơng - tư, trách nhiệm cung cấp dịch vụ hồn tồn thuộc về khu vực cơng có sự đảm nhiệm của nhà nước.
Thứ ba, khác về phương thức hoạt động: Nếu trong tư nhân hóa, chủ tư
nhân sẽ quyết định phạm vi và phương thức cung cấp hàng hóa và dịch vụ, thì trong hình thức PPP, phương thức này được cả hai bên (Nhà nước và tư nhân) quyết định thông qua Hợp đồng dự án.
Thứ tư, khác về về rủi ro và lợi ích: Nếu trong tư nhân hóa, khu vực tư
nhân phải chịu hồn tồn rủi ro, thì trong hình thức đối tác cơng - tư, Nhà nước và tư nhân cùng chia sẻ cả rủi ro và lợi ích.
Do những khác biệt trên, nên khơng thể đồng nhất ĐĐH vốn đầu tư XDĐB với tư nhân hóa. Tuy nhà nước đã mở rộng để thu hút đầu tư của khu
vực tư nhân ở các mức độ khác nhau, nhưng trong quá trình ĐĐH, Nhà nước vẫn phải đầu tư để tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc lập dự án, xây dựng cơng trình và quản lý vận hành suốt thời gian cơng trình được đưa vào sử dụng. ĐĐH vốn đầu tư XDĐB không chỉ mang lại lợi ích cho cả nhà nước và nhà đầu tư tư nhân, mà cịn đóng góp thiết thực vào các mục tiêu phát triển kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh quốc gia. Những tư tưởng đem đồng nhất đa dạng hóa vốn đầu tư XDĐB với tư nhân hóa là hiểu biết nơng cạn, khơng có cơ sở khoa học.
Quan hệ đối tác cơng - tư là hình thức chung của quan hệ đối tác giữa nhà nước và nhà đầu tư thuộc thành phần kinh tế tư nhân, công ty cổ phần trong nước và nhà đầu tư nước ngồi. Trên thực tế, nó được thể hiện trong một bản hợp đồng cụ thể tùy thuộc loại Hợp hợp đồng dự án. Đến nay, trong XDĐB thường có các loại Hợp đồng dự án PPP như sau:
Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT: Build - Operate
- Transfer). Đây là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm
quyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh cơng trình KCHT trong một thời hạn nhất định. Sau khi hồn thành cơng trình, nhà đầu tư được quyền kinh doanh cơng trình trong một thời hạn nhất định nhằm thu lại chi phí đã bỏ ra và có một khoản lợi nhuận. Hết thời hạn hợp đồng, nhà đầu tư chuyển giao cơng trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO: Build - Transfer
- Operate). Đây là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và
nhà đầu tư để xây dựng cơng trình KCHT. Sau khi hồn thành cơng trình, nhà đầu tư chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền kinh doanh cơng trình đó trong một thời hạn nhất định.
Hợp đồng xây dựng - sở hữu - kinh doanh (BOO: Build - Own - Operate). Đây là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và
đầu tư sở hữu và được quyền kinh doanh cơng trình đó trong một thời hạn nhất định.
Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT - Build - Transfer). Đây là hợp
đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng cơng trình KCHT. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao cơng trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được thanh tốn bằng quỹ đất để thực hiện Dự án khác.
Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - thuê dịch vụ (BTL - Build-Transfer- Lease). Đây là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà
đầu tư để xây dựng cơng trình KCHT. Sau khi hồn thành cơng trình, nhà đầu tư chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác cơng trình đó trong một thời hạn nhất định. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư theo theo thỏa thuận tại Hợp đồng dự án.
Hợp đồng xây dựng - thuê dịch vụ - chuyển giao (BLT - Build- Lease- Transfer). Đây là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và
nhà đầu tư để xây dựng cơng trình KCHT. Sau khi hồn thành cơng trình, nhà đầu tư được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác cơng trình đó trong một thời hạn nhất định. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư theo thỏa thuận tại hợp đồng dự án. Hết thời hạn cung cấp dịch vụ, nhà đầu tư chuyển giao cơng trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hợp đồng vận hành và bảo trì (O&M - Operations and Maintenance).
Đây là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để kinh doanh một phần hoặc tồn bộ cơng trình trong một thời hạn nhất định và bảo đảm việc giám sát, bảo dưỡng để duy trì chất lượng cơng trình trong q trình sử dụng.
Ngồi các hình thức trên, ở một số nước cịn áp dụng hình thức đầu tư truyền thống và tư nhân hóa hồn tồn trong lĩnh vực XDĐB. Đầu tư truyền
thống là hình thức trong đó khu vực tư cơng chịu trách nhiệm cung cấp dịch
vụ, tài trợ và chịu đựng mọi rủi ro. Tư nhân hóa hồn tồn là hình thức tư nhân sở hữu vĩnh viễn con đường do họ xây dựng, mọi rủi ro được chuyển hoàn toàn cho tư nhân (Bernard, 2008).
Việc lựa chọn một hình thức hợp đồng nào đưa vào xây dựng GTĐB khơng hồn tồn giống nhau ở tất cả các nước, mà nó cịn tùy theo quan điểm và mục tiêu mong muốn của mỗi nước.