Theo GS.TS Nguyễn Văn Luật, việc giảm số lượng giống gieo sạ không đơn thuần chỉ là một con số mà nó còn thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa các quần thể trên đồng ruộng. Nếu sạ thưa cây lúa sẽ hấp thu ánh sáng tốt hơn, hạn chế dịch bệnh phát triển. Qua số liệu điều tra ta thấy rằng hầu hết nông dân áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” có xu hướng sử dụng lượng giống ít hơn, cụ thể có tới 50,8% hộ nông dân gieo sạ với lượng giống từ 120 kg/ha trở xuống, 28,3% hộ nông dân gieo sạ ở mức giống khuyến cáo từ 120 – 150 kg/ha, 20% hộ nông dân sạ ở mức giống từ 151 – 200 kg/ha, và chỉ có duy
nhất một hộ sạ trên 200 kg, chiếm 0.,8%. Còn riêng đối với những hộ không áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” không có hộ nào sạ với lượng giống dưới 150 kg/ha, nhưng có tới 73% hộ sạ với lượng giống trên 200 kg/ha và 27% sạ với mật độ từ 151 – 200 kg/ha. (Bảng 4.25). Kết quả tương tự tìm thấy tại nghiên cứu của ông Nguyễn Kim Luân (2010)
Bảng 4.25: Lượng giống sử dụng của nông hộ
Nhóm lượng giống
Không áp dụng “3 giảm 3 tăng” Áp dụng “3 giảm 3 tăng”
Số lần áp dụng Tỷ lệ (%) Số lần áp dụng Tỷ lệ (%) 0 -120 kg/ha 0 0 61 50,8 121 – 150 kg/ha 0 0 34 28,3 151 – 200 kg/ha 17 27 24 20 >200 kg/ha 46 73 1 0,8 Tổng 63 100 120 100
Nguồn: Kết quả khảo sát 61 hộ nông dân tại 4 xã thuộc huyện Vũng Liêm – Vĩnh Long năm 2012 4.3.1.6 Mùa vụ gieo sạ
Mùa vụ gieo sạ trong canh tác lúa có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cũng như chất lượng lúa hàng hóa. Do đó việc lựa chọn lịch thời vụ trong canh tác lúa rất quan trọng. Theo kết quả điều tra, vụ Đông Xuân nông hộ áp dụng mô hình lựa chọn thời điểm gieo sạ trong tháng 11 chiếm 52,5%, còn những hộ không áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” lựa chọn thời điểm trong tháng 11 chiếm 71,4%. Điều này cho thấy đây là thời điểm tốt nhất trong năm để lựa chọn canh tác lúa. Kế đó là thời điểm trong tháng 10 chiếm tỷ lệ là 32,5% đối với hộ áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” và 14,3% đối với hộ không áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng”. Thời điểm trong tháng 12 và trong tháng 1 thì cả hai nhóm nông dân lựa chọn gieo sạ trong thời điểm này rất thấp (Bảng 4.26).
Đối với vụ Hè Thu thì cả hai nhóm nông hộ lựa chọn thời điểm gieo sạ trong tháng 3 chiếm tỷ lệ cao nhất, đối với nông hộ không áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” có 76,2% lựa chọn gieo sạ trong tháng này và 82,5% hộ áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” lựa chọn. Thời điểm cả hai nhóm nông hộ lựa chọn canh tác thấp nhất là trong tháng 2, chiếm 4,8% đối với nông hộ không áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” và không có nông hộ áp dụng “3 giảm 3 tăng” nào lựa chọn gieo trồng tại thời điểm này (Bảng 4.26).
Ở vụ Hè Thu, thời điểm gieo sạ của hai nhóm nông hộ rải khắp ở các tháng 5, 6, 7, 8, 9 và tháng 10. Vụ Hè Thu là vụ có năng suất tương đối thấp và chịu ảnh hưởng nhiều nhất về thời tiết, sâu bệnh,.. nên nông dân có xu hướng gieo sạ với nhiều lịch thời vụ khác nhau nhằm hạn chế ảnh hưởng các yếu tố tự nhiên cũng như tránh tình trạng lúa chín đồng loạt gây ra hiện tượng rớt giá. Ở vụ này thời điểm trong tháng 7 được nông dân lựa chọn gieo sạ chiếm tỷ lệ cao nhất, đối với nông hộ không áp dụng mô hình “3 giảm 3
chọn thời điểm này. Thời điểm ít được lựa chọn nhất là trong tháng 10, không có nông hộ không áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” nào lựa chọn gieo sạ và chỉ có 5% nông hộ áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” lựa chọn (Bảng 4.26).
Bảng 4.26: Mùa vụ sản xuất trong năm của nông dân canh tác lúa
Mùa vụ Thời gian Không áp dụng “3 giảm 3 tăng” Áp dụng “3 giảm 3 tăng” Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Đông Xuân Từ tháng 10 đến tháng 1 3 14,3 13 32,5 Từ tháng 11 đến tháng 2 15 71,4 21 52,5 Từ tháng 12 đến tháng 3 3 14,3 3 7,5 Từ tháng 1 đến tháng 4 0 0 3 7,5 Tổng 21 100 40 100 Hè Thu Từ tháng 2 đến tháng 5 1 4,8 0 0 Từ tháng 3 đến tháng 6 16 76,2 33 82,5 Từ tháng 4 đến tháng 7 1 4,8 1 2,5 Từ tháng 5 đến tháng 8 3 14,3 6 15 Tổng 21 100 40 100 Thu Đông Từ tháng 5 đến tháng 8 5 23,8 8 20 Từ tháng 6 đến tháng 9 2 9,5 7 17,5 Từ tháng 7 đến tháng 10 11 52,4 18 45 Từ tháng 8 đến tháng 11 2 9,5 2 5 Từ tháng 9 đến tháng 12 1 4,8 3 7,5 Từ tháng 10 đến tháng 1 0 0 2 5 Tổng 21 100 40 100
Nguồn: Kết quả khảo sát 61 hộ nông dân tại 4 xã thuộc huyện Vũng Liêm – Vĩnh Long năm 2012
4.3.1.7 Lượng phân DAP sử dụng trong canh tác của nông hộ
Theo kết quả điều tra thực tế thì những hộ không áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” sử dụng lượng phân DAP dưới 100 kg/ha chiếm tỷ lệ cao nhất (71,4%), lượng phân DAP từ 100 – 200 kg/ha chiếm 28,6% và không có hộ nào sử dụng lượng phân DAP trên 200 kg/ha. Riêng đối với nông hộ áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” thì có những hộ sử dụng lượng phân DAP trên 300 kg/ha. Cụ thể có 50% nông hộ sử dụng dưới 100 kg/ha, 44,2% nông hộ sử dụng lượng phân từ 100 – 200 kg/ha, 2,5% nông hộ sử dụng lượng phân từ 200 – 300 kg/ha và có tới 3,3% nông hộ sử dụng lượng phân trên 300 kg/ha, một lượng phân khá lớn trong sản xuất của nông hộ áp dụng mô hình (Bảng 4.27).
Bảng 4.27: Lượng phân DAP bón trên ha của nông hộ trong canh tác lúa
Mô hình sản xuất Phân nhóm DAP Tổng
0 – 100 100 – 200 200 – 300 >300 Không áp dụng “3 giảm 3 tăng” Số lần áp dụng 45 18 0 0 63 Tỷ lệ (%) 71,4 28,6 0 0 100 Áp dụng “3 giảm 3 tăng” Số lần áp dụng 60 53 3 4 120 Tỷ lệ (%) 50 44,2 2,5 3,3 100
Nguồn: Kết quả khảo sát 61 hộ nông dân tại 4 xã thuộc huyện Vũng Liêm – Vĩnh Long năm 2012
4.3.1.8 Lượng phân Urea sử dụng trong canh tác của nông hộ
Qua kết quả điều tra thì nhóm nông hộ không áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” sử dụng lượng phân dưới 100 kg/ha chiếm 49,2%, lượng phân từ 100 – 150 kg/ha chiếm 41,3% và lượng phân từ 150 – 200 kg/ha chiếm 9,5%. Đối với nông hộ áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” thì lượng phân dưới 100 kg/ha chiếm 35,8%, lượng phân từ 100 – 150 kg/ha chiếm 34,2%, lượng phân từ 150 – 200 kg/ha chiếm 21,7% và lượng phân trên 200 kg/ha chiếm 8,3%. Điều này cho thấy nông hộ áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” có xu hướng sử dụng lượng phân Urea cao hơn nông hộ không áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” (Bảng 4.28). Kết quả khác với nghiên cứu của ông Nguyễn Kim Luân (2010)
Bảng 4.28: Lượng phân Urea bón trên ha của nông hộ trong canh tác lúa
Mô hình sản xuất Phân nhóm Urea Tổng
0 – 100 100 – 150 150 – 200 >200 Không áp dụng “3 giảm 3 tăng” Số lần áp dụng 31 26 6 0 63 Tỷ lệ (%) 49,2 41,3 9,5 0 100 Áp dụng “3 giảm 3 tăng” Số lần áp dụng 43 41 26 10 120 Tỷ lệ (%) 35,8 34,2 21,7 8,3 100
Nguồn: Kết quả khảo sát 61 hộ nông dân tại 4 xã thuộc huyện Vũng Liêm – Vĩnh Long năm 2012
4.3.1.9 Lượng phân Kali sử dụng trong canh tác của nông hộ
Qua kết quả điều tra thì nông hộ áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” chỉ sử dụng duy nhất lượng phân Kali dưới 100 kg/ha. Riêng đối với những nông hộ không áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” thì lượng phân kali sử dụng lại rất dao động. Cụ thể có 87,3% nông hộ sử dụng lượng phân dưới 100 kg/ha, 7,9% nông hộ sử dụng lượng phân từ 100 – 200 kg/ha và có tới 4,8% nông hộ sử dụng lượng phân trên 200 kg/ha. Điều này cho thấy nông hộ áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” sử dụng phân Kali ít hơn rất nhiều so với nông hộ không áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” (Bảng 4.29).
Bảng 4.29: Lượng phân Kali bón trên ha của nông hộ trong canh tác lúa
Mô hình sản xuất Phân nhóm Kali Tổng
0 – 100 100 – 200 >200 Không áp dụng “3 giảm 3 tăng” Số lần áp dụng 55 5 3 63 Tỷ lệ (%) 87,3 7,9 4,8 100 Áp dụng “3 giảm 3 tăng” Số lần áp dụng 120 0 0 120 Tỷ lệ (%) 100 0 0 100
Nguồn: Kết quả khảo sát 61 hộ nông dân tại 4 xã thuộc huyện Vũng Liêm – Vĩnh Long năm 2012
4.3.1.10 Lượng phân NPK sử dụng trong canh tác của nông hộ
Lượng phân NPK được nông hộ không áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” sử dụng dao động từ 0 – 200 kg/ha. Cụ thể có tới 60,3% nông hộ sử dụng lượng phân dưới 100 kg/ha, 39,7% nông hộ sử dụng lượng phân từ 100 – 200 kg/ha. Riêng đối với nông hộ áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” lại sử dụng lượng phân dao động từ 0 đến trên 300 kg/ha. Cụ thể có 81,7% nông hộ sử dụng lượng phân dưới 100 kg/ha, 8,3% nông hộ sử dụng lượng phân từ 100 – 200 kg/ha, cùng có 5% sử dụng lượng phân từ 200 – 300 kg/ha và trên 300 kg/ha. (Bảng 4.30)
Bảng 4.30: Lượng phân NPK bón trên ha của nông hộ trong canh tác lúa
Mô hình sản xuất Phân nhóm NPK Tổng
0 – 100 100 – 200 200 – 300 >300 Không áp dụng “3 giảm 3 tăng” Số lần áp dụng 38 25 0 0 63 Tỷ lệ (%) 60,3 39,7 0 0 100 Áp dụng “3 giảm 3 tăng” Số lần áp dụng 98 10 6 6 120 Tỷ lệ (%) 81,7 8,3 5 5 100
Nguồn: Kết quả khảo sát 61 hộ nông dân tại 4 xã thuộc huyện Vũng Liêm – Vĩnh Long năm 2012
4.3.1.11 Lượng phân Lân sử dụng trong canh tác của nông hộ
Lượng phân lân được nhóm nông hộ không áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” sử dụng nhiều nhất là lượng phân dưới 100 kg/ha chiếm 87,3%, 11,1% nông hộ sử dụng lượng phân từ 100 - 200 kg/ha, 1,6% nông hộ sử dụng lượng phân trên 300 kg/ha. Những nông hộ áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” thì có tới 89,2% nông hộ sử dụng lượng phân dưới 100 kg/ha, 7,5% sử dụng lượng phân từ 100 – 200 kg/ha, 2,5% nông hộ sử dụng lượng phân từ 200 – 300 kg/ha và 0,8% nông hộ sử dụng lượng phân trên 300 kg/ha (Bảng 4.31). Điều này cho thấy nông hộ áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” có xu hướng sử dụng lượng phân Lân cao hơn nông hộ không áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng”.
Bảng 4.31: Lượng phân Lân bón trên ha của nông hộ trong canh tác lúa
Mô hình sản xuất Phân nhóm Lân Tổng
0 – 100 100 – 200 200 – 300 >300 Không áp dụng “3 giảm 3 tăng” Số lần áp dụng 55 7 0 1 63 Tỷ lệ (%) 87,3 11,1 0 1,6 100 Áp dụng “3 giảm 3 tăng” Số lần áp dụng 107 9 3 1 120 Tỷ lệ (%) 89,2 7,5 2,5 0,8 100
Nguồn: Kết quả khảo sát 61 hộ nông dân tại 4 xã thuộc huyện Vũng Liêm – Vĩnh Long năm 2012
4.3.1.12 Lượng phân khác sử dụng trong canh tác của nông hộ
Các loại phân khác được nông hộ sử dụng ở đây là các loại phân bón lá, phân hữu cơ,.. Những nông hộ không áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” thì có tới 93,6% sử dụng lượng phân dưới 100 kg/ha, 1,6% nông hộ sử dụng lượng phân từ 100 – 200 kg/ha và 4,8% nông hộ sử dụng lượng phân trên 200 kg/ha. Những nông hộ áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” thì có tới 97,5% nông hộ sử dụng lượng phân dưới 100 kg/ha, 2,5% nông hộ sử dụng lượng phân từ 100 – 200 kg/ha và không có hộ nào sử dụng lượng phân trên 200 kg/ha (Bảng 4.32). Đối với các loại phân khác thì nông hộ áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” có xu hướng sử dụng lượng phân ít hơn nông hộ không áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng”.
Bảng 4.32: Lượng phân Khác bón trên ha của nông hộ trong canh tác lúa
Mô hình sản xuất Phân nhóm phân khác Tổng
0 – 100 100 – 200 >200 Không áp dụng “3 giảm 3 tăng” Số lần áp dụng 59 1 3 63 Tỷ lệ (%) 93,6 1,6 4,8 100 Áp dụng “3 giảm 3 tăng” Số lần áp dụng 117 3 0 120 Tỷ lệ (%) 97,5 2,5 0.0 100
Nguồn: Kết quả khảo sát 61 hộ nông dân tại 4 xã thuộc huyện Vũng Liêm – Vĩnh Long năm 2012
4.3.2 Hiệu quả tài chính của nông hộ không áp dụng và áp dụng mô hình “ba giảm ba tăng” ba tăng”
4.3.2.1 So sánh hiệu quả sản xuất của nông hộ không áp dụng và áp dụng mô hình “ba giảm ba tăng” vụ Đông Xuân. “ba giảm ba tăng” vụ Đông Xuân.
Theo kết quả điều tra về chi phí sản xuất của hai nhóm nông hộ có sự chênh lệch về các khoản chi phí cũng như lợi nhuận ở nhóm nông hộ không áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” và áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng”.
Chi phí mua giống của nông hộ không áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” và nông hộ áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” không có sự khác biệt về mặt ý nghĩa. Chi phí giống trung
hình “3 giảm 3 tăng” có chi phí giống trung bình là 1.856.400 đồng cao hơn nông hộ áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” 84.400 đồng
Đối với chi phí phân bón thì nông hộ áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” tốn nhiều hơn so với nông hộ không áp dụng “3 giảm 3 tăng”. Cụ thể mức sử dụng bình quân phân bón trên ha của nông hộ không áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” là 4.762.500 đồng ít hơn 66.500 đồng so với hộ áp dụng “3 giảm 3 tăng”. Kết quả khác với nghiên cứu của ông Nguyễn Văn Thảo (2011)
Về chi phí thuốc sâu thì nông hộ áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” ít bị sâu tấn công hơn hộ không áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng”, thể hiện qua chi phí thuốc sâu của hộ áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” ít hơn hộ không áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng”. Mức chi phí cao nhất của hộ áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” là 2.000.000 đồng ít hơn 1.000.000 so với hộ không áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng”. Mức chi phí trung bình thuốc sâu của hộ áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” là 325.300 đồng ít hơn so với 173.600 đồng so với hộ không áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng”.
Về chi phí thuốc bệnh của hai nhóm nông hộ không có sự khác biệt về mặt ý nghĩa. Mức cao nhất của nông hộ áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” là 6.500.000 đồng cao hơn 2.285.700 đồng so với hộ không áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng”. Tuy nhiên mức chi phí trung bình của nông hộ áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” lại thấp hơn nông hộ không áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng”, 1.226.400 đồng so với 1.283.200 đồng.
Về chi phí thuốc ốc, nông hộ áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” thấp hơn hơn so với nông hộ không áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng”. Nông hộ tốn nhiều chi phí nhất khi áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” chỉ tốn có 318.200 đồng ít hơn nông hộ không áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” 348.500 đồng. Đối với mức trung bình của nông hộ áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” là 135.300 so với 222.600 đồng của hộ hộ không áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng”.
Về chi phí thuốc cỏ cho thấy hộ áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” thấp hơn hộ không áp