Qua số liệu điều tra tại huyện Vũng Liêm – Vĩnh Long đa phần tình hình tài chính của các nông hộ tương đối ổn định. Đối với những nông hộ không áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” thì chỉ có 1/3 hộ nông hộ vay vốn, chiếm 33,3%. Đối với những hộ áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” thì tỷ lệ vay vốn có phần nhiều hơn nhưng chênh lệch không cao, chiếm 37,5% (Bảng 4.5)
Nhu cầu về nguồn vốn vay của hai nhóm nông hộ không nhiều, phần lớn họ chỉ vay vốn ở mức dưới 20 triệu đồng. Cụ thể có tới 85,7% hộ vay dưới 20 triệu đồng ở nhóm nông hộ không áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” và 14,3% nông hộ vay trên 30 triệu đồng. Đối với nhóm nông hộ áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” thì có 46,7% hộ vay dưới 20 triệu đồng, 13,3% hộ vay từ 20 – 30 triệu đồng và 40% hộ vay trên 30 triệu đồng (Bảng 4.5). Số lượng xin vay của các nông hộ thường cao hơn so với số lượng vay được. Cụ thể nhóm nông hộ không áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” có tới 57,1% hộ xin vay dưới 20 triệu đồng, 42,9% hộ xin vay trên 30 triệu đồng. Đối với những hộ áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” thì nhu cầu xin vay của hộ cao hơn nhiều so với những hộ không áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng”. Cụ thể có tới 50% hộ có nhu cầu vay trên 30 triệu đồng, 40,9% hộ có nhu cầu vay dưới 20 triệu đồng, 9,1% hộ có nhu cầu vay từ 20 – 30 triệu đồng (Bảng 4.5).
Nhìn chung, ta nhận thấy nhu cầu về vốn vay của nông hộ thường cao hơn so với số lượng vốn mà nông hộ vay được, điều này cho thấy việc tiếp cận nguồn vốn vay của nông hộ còn gặp nhiều khó khăn.
Bảng 4.5: Điều kiện tài chính và thông tin vay vốn nông hộ
Tiêu chí Mô hình sản xuất
Không áp dụng “3 giảm 3 tăng” Áp dụng “3 giảm 3 tăng”
Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Tình hình tài chính Không vay 14 66,7 25 62,5 Có vay 7 33,3 15 37,5 Tổng 21 100 40 100 Số lượng vay <20 triệu 6 85,7 7 46,7 20 – 30 triệu 0 0 2 13,3 >30 triệu 1 14,3 6 40 Tổng 7 100 15 100
Số lượng xin vay
<20 triệu 4 57,1 9 40,9
20 – 30 triệu 0 0 2 9,1
>30 triệu 3 42,9 11 50
Tổng 7 100 22 100
Nguồn: Kết quả khảo sát 61 hộ nông dân tại 4 xã thuộc huyện Vũng Liêm – Vĩnh Long năm 2012
Nông hộ vay vốn thường với nhiều mục đích khác nhau. Cụ thể, nhóm nông hộ không áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” vay nuôi heo, gà chiếm 28,6%, vay cho con đi học chiếm 14,3%, vay với mục đích khác chiếm 57,1%. Riêng đối với nhóm nông hộ áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” vay với mục đích sản xuất lúa chiếm 14,3%, vay nuôi cá chiếm 7,1%, vay nuôi heo gà chiếm 28,6% và vay với mục đích khác chiếm tới 50%.
Bảng 4.6: Mục đích vay vốn của nông hộ
Mục đích vay Mô hình sản xuất
Không áp dụng “3 giảm 3 tăng” Áp dụng “3 giảm 3 tăng”
Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%)
Trồng lúa 0 0 2 14,3
Nuôi cá 0 0 1 7,1
Nuôi heo gà 2 28,6 4 28,6
Cho con đi học 1 14,3 0 0
Khác 4 57,1 7 50
Tổng 7 100 14 100
Nguồn: Kết quả khảo sát 61 hộ nông dân tại 4 xã thuộc huyện Vũng Liêm – Vĩnh Long năm 2012
Các nông hộ canh tác lúa thường vay nhiều ở ngân hàng nông nghiệp. Cụ thể có tới 71,4% hộ không áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” vay ở ngân hàng nông nghiệp và 73,3% đối với hộ áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng”. 14,3% hộ không áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” và 20% hộ áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” vay ở ngân hàng chính sách xã hội. Đối với những hộ áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” họ không vay vốn ở nguồn ngoài
mà chỉ có những hộ không áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” vay ở nguồn ngoài, chiếm 14,3%. (Bảng 4.7).
Bảng 4.7: Nguồn vay vốn sản xuất của nông hộ trong và ngoài mô hình
Nguồn vay vốn Mô hình sản xuất
Không áp dụng “3 giảm 3 tăng” Áp dụng “3 giảm 3 tăng”
Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) NHNN 5 71,4 11 73,3 NH CSXH 1 14,3 3 20 NHTM 0 0 1 6,7 Khác 1 14,3 0 0 Tổng 7 100 15 100
Nguồn: Kết quả khảo sát 61 hộ nông dân tại 4 xã thuộc huyện Vũng Liêm – Vĩnh Long năm 2012