Đông
Kết quả phân tích phương sai (ANOVA) có giá trị kiểm định Sig F= 0,000 rất nhỏ so với mức ý nghĩa = 5%. Vì vậy có thể kết luận rằng lợi nhuận từ sản xuất lúa trong nông hộ chịu ảnh hưởng của các chi phí sản xuất.
Với hệ số tương quan bội R=0,718 cho biết các yếu tố chi phí sản xuất có mối tương quan đến lợi nhuận canh tác lúa của nông hộ. Hệ số xác định R2=51,6% cho thấy lợi nhuận bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chi phí sản xuất chỉ chiếm 51,6%, còn lại 48,4% là do ảnh hưởng bởi các yếu tố khác không khảo sát. Các biến ảnh hưởng có ý nghĩa ở mức 10% và 5%.
Một trong những biến ảnh hưởng trong mô hình này là diện tích, có ý nghĩa ở mức 10%. Có tương quan thuận với lợi nhuận từ hoạt động sản xuất chính trong nông hộ. Điều này khẳng định rằng khi các yếu tố khác không đổi, diện tích của nông hộ tăng lên 1 ha thì lợi nhuận nông hộ tăng lên 1.465,986đồng.
Biến ảnh hưởng tiếp theo trong mô hình là chi phí thuốc sâu, có ý nghĩa ở mức 5%, có tương quan nghịch với lợi nhuận từ hoạt động sản xuất chính trong nông hộ. Điều này
cho thấy khi các yếu tố khác không đổi, chi phí thuốc sâu của nông hộ tăng lên 1.000 đồng thì lợi nhuận nông hộ giảm xuống 4.051 đồng.
Biến ảnh hưởng tiếp theo là chi phí thuốc cỏ, có ý nghĩa ở mức 5% và có tương quan nghịch với lợi nhuận từ hoạt động canh tác lúa trong nông hộ. Điều này khẳng định rằng khi các yếu tố khác không đổi, chi phí thuốc cỏ tăng lên 1.000 đồng thì lợi nhuận nông hộ giảm xuống 3.634 đồng.
Biến ảnh hưởng tiếp theo là chi phí làm đất, có ý nghĩa ở mức 5% và có tương quan nghịch với lợi nhuận từ hoạt động canh tác lúa trong nông hộ. Điều này cho thấy khi các yếu tố khác không đổi, chi phí làm đất tăng lên 1.000 đồng thì lợi nhuận nông hộ giảm xuống 1.931 đồng.
Biến ảnh hưởng tiếp theo là chi phí phơi sấy, có ý nghĩa ở mức 5%, có tương quan thuận với lợi nhuận từ hoạt động canh tác lúa trong nông hộ. Điều này khẳng định rằng khi các yếu tố khác không đổi. chi phí phơi sấy tăng lên 1.000 đồng thì lợi nhuận nông hộ tăng lên 15.922 đồng
Chi phí thuê lao động cũng có tác động đến lợi nhuận ở mức ý nghĩa 5%, có tương quan nghịch với lợi nhuận từ hoạt động canh tác lúa trong nông hộ. Điều này khẳng định rằng khi các yếu tố khác không đổi, chi phí thuê lao động của chủ hộ tăng lên 1.000 đồng thì thu nhập nông hộ giảm xuống 361 đồng.
Từ kết quả phân tích trên ta có phương trình hồi qui với các biến có ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ từ sản xuất lúa như sau:
Y= 17.969,554 + 1.465,986X1 + 2,215X2 – 1,378X3 – 4,051X4 - 2,966X5 – 3,634X6 + 2,545X7 – 12,412X8 – 1,931X9 + 5,872X10 + 15,922X11 – 0,361X12
Trong đó:
Bảng 4.39: Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ sản xuất lúa vụ Thu Đông
Hệ số hồi qui Giá trị P VIF
Hệ số chặn (Constant) 17.969,554
X1: Diện tích (ha) 1.465,986 0,062 1,309
X2: Chi phí giống (ngàn đồng) 2,215 0,434 1,224
X3: Chi phí phân (ngàn đồng) -1,378 0,164 1,111
X4: Chi phí thuốc sâu (ngàn đồng) -4,051 0,013 1,401 X5: Chi phí thuốc bệnh (ngàn đồng) -2,966 0,116 1,667
X6: Chi phí thuốc cỏ (ngàn đồng) -3,634 0,025 1,183
X7: Chi phí thuốc ốc (ngàn đồng) 2,545 0,306 1,210
X8: Chi phí tưới tiêu (ngàn đồng) -12,412 0,790 1,150
X9: Chi phí làm đất (ngàn đồng) -1,931 0,042 1,186
X10: Chi phí thu hoạch (ngàn đồng) 5,872 0,672 1,433
X11: Chi phí phơi sấy (ngàn đồng) 15,922 0,006 1,321
X12: Chi phí thuê lao động (ngàn đồng) -0,361 0,004 1,689
Số quan sát 61
Giá trị P của toàn mô hình (Sig.F) 0,000
Hệ số tương quan bội (R) 0,718
Hệ số xác định (R2) 0,516
Nguồn: Kết quả khảo sát 61 hộ nông dân tại 4 xã thuộc huyện Vũng Liêm – Vĩnh Long năm 2012