Tác động của vốn vay đến lợi nhuận của nông hộ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH SẢN XUẤT LÚA THEO “3 GIẢM 3 TĂNG” TẠI HUYỆN VŨNG LIÊM –TỈNH VĨNH LONG NĂM 2012 (Trang 78 - 79)

Kết quả phân tích phương sai (ANOVA) có giá trị kiểm định Sig F= 0,008 nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa = 5%. Vì vậy có thể kết luận rằng số lượng vay vốn của nông hộ chịu ảnh hưởng bởi thu nhập và lợi nhuận từ sản xuất.

Với hệ số tương quan bội R=0,491 cho biết yếu tố thu nhập và lợi nhuận có mối tương quan trung bình đến số lượng vay vốn của nông hộ. Hệ số xác định R2=24,1% cho thấy chỉ có 24,1% sự thay đổi của số lượng vay vốn bị ảnh hưởng bởi biến mô hình sản xuất, trình độ chủ hộ, giá trị tài sản, thu nhập và lợi nhuận trên ha, còn lại 75,9% ảnh hưởng bởi các yếu tố khác không khảo sát. Các biến ảnh hưởng có ý nghĩa ở mức 5%.

Một trong những biến ảnh hưởng trong mô hình này là thu nhập trên ha, có ý nghĩa ở mức 5%, có tương quan thuận với số lượng vay vốn của nông hộ. Điều này khẳng định rằng khi các yếu tố khác không đổi, thu nhập tăng lên 1.000.000 đồng thì số lượng vay vốn nông hộ tăng lên 864.000 đồng.

Biến lợi nhuận trên ha cũng có tác động đến số lượng vay vốn ở mức ý nghĩa 5%. Có tương quan nghịch với số lượng vay vốn của nông hộ. Điều này khẳng định rằng khi các

yếu tố khác không đổi, lợi nhuận trên ha tăng lên 1.000.000 đồng thì số lượng vay vốn của nông hộ giảm 907.000 đồng.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng vay vốn qua phương trình hồi quy: Y= - 27,668 + 6,907X1 – 5,24X2 + 0,004X3 +0,864X4 – 0,907X5

Trong đó:

Y: Số lượng vay vốn (Triệu đồng)

Bảng 4.40: Tác động của vốn vay đến lợi nhuận từ canh tác lúa của nông hộ

Hệ số hồi qui Giá trị P VIF

Hệ số chặn (Constant) -27,668 0,135

X1: Mô hình sản xuất 6,097 0,33 1,124

X2: Trình độ chủ hộ -5,24 0,362 1,041

X3= Tổng giá trị đất (Triệu đồng) 0,004 0,307 1,106

X4=Thu nhập trên ha (Triệu đồng) 0,864 0,005 4,857 X5= Lợi nhuận trên ha (Triệu đồng -0,907 0,001 0,776

Số quan sát 183

Giá trị P của toàn mô hình (Sig.F) 0,008

Hệ số tương quan bội (R) 0,491

Hệ số xác định (R2) 0,241

Nguồn: Kết quả khảo sát 61 hộ nông dân tại 4 xã thuộc huyện Vũng Liêm – Vĩnh Long năm 2012

Qua kết quả phân tích cho thấy nông hộ nào áp dụng mô hình “ 3 giảm 3 tăng” sẽ cần vay vốn hơn nông hộ không áp dụng mô hình. Trình độ chủ hộ càng cao sẽ ít cần vay vốn hơn chủ hộ có trình độ thấp. Tổng giá trị đất và thu nhập ảnh hưởng không nhiều đến số lượng vay vốn nhưng lợi nhuận ảnh hưởng rất nhiều đến số lượng vay vốn, lợi nhuận càng cao thì nông hộ sẽ càng ít vay vốn.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH SẢN XUẤT LÚA THEO “3 GIẢM 3 TĂNG” TẠI HUYỆN VŨNG LIÊM –TỈNH VĨNH LONG NĂM 2012 (Trang 78 - 79)