Tác động của chương trình “ba giảm ba tăng” tại Đồng bằng sông Cửu long

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH SẢN XUẤT LÚA THEO “3 GIẢM 3 TĂNG” TẠI HUYỆN VŨNG LIÊM –TỈNH VĨNH LONG NĂM 2012 (Trang 27 - 28)

Năm 2004: Theo số liệu thống kê của chi cục bảo vệ thực vật Đồng bằng sông Cửu Long trong năm 2004 có khoảng 103.476 lượt nông dân ứng dụng “ba giảm ba tăng” trên cánh đồng tổng diện tích là 418.481 ha, chiếm tỷ lệ nhỏ hơn 15% tổng diện tích gieo trồng 2 vụ lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tất cả các điểm ứng dụng “ba giảm ba tăng” đều tiết kiệm được chi phí do giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng phân bón (nhất là phân đạm) và giảm số lần phun thuốc trừ sâu bệnh. Hầu hết các điểm trình diễn cho năng suất cao hơn so với ruộng nông dân, trung bình tăng lên 231 kg/ha. Trung bình giá thành sản xuất 1kg lúa ở ruộng áp dụng “ba giảm ba tăng” thấp hơn so với ruộng nông dân là 138 đồng và lợi nhuận tăng 1.102.380 đồng/ha. Chi phí áp dụng “ba giảm ba tăng” trung bình là 637.870 đồng/ha (Trần Văn Hai, 2005).

Năm 2005: Các tỉnh phía Nam Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục triển khai nhanh, rộng

biện pháp “ba giảm ba tăng”, đặc biệt là phong trào xây dựng cánh đồng mẫu “ba giảm ba tăng” qui mô 20 ha đến vài trăm ha được các tỉnh hưởng ứng tích cực. Theo thống kê của tỉnh, số hộ nông dân và diện tích áp dụng “ba giảm ba tăng” ngày một tăng ở các tỉnh ĐBSCL trong năm 2005 có khoảng 799.133 ha, chiếm tỷ lệ 25% tổng diện tích gieo trồng 2 vụ.

Năm 2006: Ở ĐBSCL tiếp tục đẩy mạnh cánh đồng mẫu “ba giảm ba tăng” 20 ha đến vài

trăm ha. Theo thống kê của các tỉnh: số hộ nông dân và diện tích áp dụng “ba giảm ba tăng”trong năm 2006 có khoảng 770 514 ha, chiếm tỷ lệ tương đương 2005 là 25% tổng diện tích gieo trồng 2 vụ ở ĐBSCL.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH SẢN XUẤT LÚA THEO “3 GIẢM 3 TĂNG” TẠI HUYỆN VŨNG LIÊM –TỈNH VĨNH LONG NĂM 2012 (Trang 27 - 28)