PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH SẢN XUẤT LÚA THEO “3 GIẢM 3 TĂNG” TẠI HUYỆN VŨNG LIÊM –TỈNH VĨNH LONG NĂM 2012 (Trang 35 - 39)

Đối với mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả nhằm mô tả thực trạng sản xuất và nguồn lực của nông hộ canh tác trong và ngoài mô hình “3 giảm 3 tăng” tại huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long cụ thể như:

- Các thông tin chung về chủ hộ (tuổi, trình độ học vấn, nghề chính...)

- Thông tin chung về nông hộ (số nhân khẩu, diện tích đất, điều kiện tài chính...)  Phân tích thống kê mô tả

Phân tích thống kê mô tả sẽ được dùng trong đề tài nghiên cứu để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thực trạng sản xuất nông nghiệp của nông hộ như: tuổi nông hộ, kinh nghiệm sản xuất, trình độ học vấn có liên quan đến hiệu quả sản xuất nông hộ.

 Phân tích tần số

Kết quả phân tích này được trình bày dưới dạng tần số. Bảng phân tích tần số là bảng thể hiện phân tổ hay cơ cấu của một chỉ tiêu nào đó theo phần trăm của tổng số mẫu hay số mẫu thực

Đối với mục tiêu 2: Để đạt được mục tiêu ta dùng một số phương pháp sau:

Phân tích và so sánh chi phí – thu nhập từ sản xuất của các nông hộ không áp dụng và áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng”

 Phương pháp so sánh số liệu: kiểm định phương sai (ANOVA)

So sánh hai chỉ tiêu cùng loại hay khác nhau nhưng có liên quan với nhau để đánh giá sự tăng lên hay giảm xuống của một tiêu chí nào đó theo thời gian hoặc đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch của một tiêu chí nào đó. Vận dụng phương pháp so sánh số liệu, trong nghiên cứu này sử dụng phương pháp so sánh số liệu tuyệt đối, số tương đối.

 Kiểm định tham số T – test

Kiểm định cho ta biết có hay không có sự khác biệt giữa từng cặp biến số liệu với nhau và có thể ước lượng được trung bình của sự khác biệt đó giữa hai tổng thể. (kiểm định với độ tin cậy 95% ứng với mức ý nghĩa 5%).

Đặt giả thuyết

H0: ßi = 0, không có sự khác biệt giữa các tổng thể H1: ßi # 0, có sự khác biệt giữa hai tổng thể

Bác bỏ giả thuyết H0 nếu Sig.F<0,05 hay P-value<0,05

Chấp nhận giả thuyết H0 nếu Sig.F>=0,05 hay P-value>=0,05  Chi phí sản xuất (TC, Total Cost)

Chi phí sản xuất là số tiền hay hao phí phải chi ra để mua các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh hàng hóa nhằm thu được lợi nhuận.

Chi phí sản xuất lúa là tất cả các chi phí bỏ ra để sản xuất ra một sản lượng lúa gạo trên một đơn vị diện tích. Chi phí sản xuất lúa bao gồm: chi phí về giống, phân, thuốc, ngày công lao động gia đình, ngày công lao động thuê, chi phí thuê mướn các thiết bị sản xuất lúa, các khoản chi phí phát sinh khác và cả phần chi phí cơ hội.

Chi phí sản xuất lúa được chia làm 2 loại: định phí và biến phí.

- Định phí: là những chi phí ít thay đổi hoặc không thay đổi theo mức hoạt động của nông hộ trong quá trình sản xuất.

- Biến phí: là chi phí biến đổi tăng giảm theo sự tăng giảm của hoạt động sản xuất. Biến phí bao gồm các loại chi phí như: chi phí thuê mướn lao động, chi phí nguyên liệu đầu vào (giống, phân, thuốc,…), chi phí nhiên liệu (xăng, dầu,…), chi phí vận chuyển và một số chi phí phát sinh khác.

 Tổng thu (Total Return: TR)

Là toàn bộ giá trị sản phẩm hay toàn bộ số tiền thu được khi bán sản phẩm bao gồm giá trị sản phẩm chính và cả giá trị sản phẩm phụ..

Công thức tính doanh thu: TR = QxP Trong đó:

TR: Tổng thu Q: sản lượng P: giá

 Lợi nhuận (B, Benefit)

Là bộ phận giá trị còn lại của tổng giá trị sản phẩm thu được (B, Benefit) trừ đi tổng chi phí sản xuất (TC, Total Cost). Có thể diễn tả qua công thức sau:

 Hiệu quả kinh tế

Là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra, biểu hiện ở lượng chi phí sử dụng các vật tư, lao động, tiền vốn trong sản xuất kinh doanh, nó chỉ ra mối quan hệ giữa cái lợi ích kinh tế mang lại với chi phí bằng tiền trong mỗi kỳ kinh doanh. Lợi ích kinh tế càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao.

Hiệu quả kỹ thuật là khả năng tạo ra một lượng đầu ra cho trước từ một lượng đầu vào nhỏ nhất hay khả năng tạo ra một lượng đầu ra tối đa từ một lượng đầu vào cho trước, ứng với một trình độ công nghệ nhất định. Khi muốn đạt được hiệu quả kinh tế thì trước hết phải có hiệu quả kỹ thuật. Đây là hiệu quả từ việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất để tạo ra một sản phẩm cao nhất có thể. Để được lợi nhuận cao thì yêu cầu năng suất phải tăng lên hoặc giá đầu vào thấp và đầu ra cao.

Hiệu quả đồng vốn là chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả của vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh, nó cho biết bỏ ra một đồng đầu tư thì thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hiệu quả đồng vốn (HQĐV) được tính như sau:

- Hiệu quả thu nhập (Cost Return Ratio) : CRR = TR/TC

- Hiệu quả lợi nhuận (Benefit Costs Ratio): BCR = (TR-TC)/TC

Hiệu quả lao động (HP, Human Performance): thể hiện giá trị sản xuất hoặc thu nhập của một ngày lao động gia đình trong năm, được tính như sau:

- Thu nhập của 1 lao động gia đình: HP = TR/∑L (∑L:Tổng lao động gia đình) - Thu nhập ròng của một lao động gia đình: HP = B/∑L

Tổng ngày công lao động là tổng số ngày phục vụ cho tất cả các khâu trong quá trình sản xuất, bao gồm cả ngày công thuê và ngày công lao động gia đình.

Đối với mục tiêu 3: Sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tương quan nhằm ước lượng mức độ liên hệ (tương quan) giữa các biến độc lập (các biến giải thích) đến biến phụ thuộc (biến được giải thích), hoặc các ảnh hưởng của các biến độc lập với nhau (các yếu tố nguyên nhân)..

Đặt giả thuyết:

H0: ßi = 0, không có sự khác biệt giữa các tổng thể H1: ßi # 0, có sự khác biệt giữa hai tổng thể

Bác bỏ giả thuyết H0 nếu Sig.F<0,05 hay P-value<0,05

Chấp nhận giả thuyết H0 nếu Sig.F>=0,05 hay P-value>=0,05 Phương pháp hồi quy tương quan có dạng:

Y=a+b1X1+b2X2+…+biXi Trong đó :

Y : là biến phụ thuộc

a : là hệ số tự do, hệ số này cho biết giá trị trung bình của biến Y khi các biến X1, X2,…,Xi bằng 0

X1, X2,… là các biến độc lập

b1, b2,…,bi cho biết khi X1, X2,…,Xi tăng hay giảm một đơn vị thì trung bình Y sẽ tăng hay giảm bao nhiêu đơn vị, với điều kiện các biến số không đổi.

Hệ số tương bội R : (Multiple Correlation Coeficient) nói lên tính chất chặt chẽ mối quan hệ giữa các biến phụ thuộc Y và biến độc lập Xi.

Hệ số xác định R2 : (Multiple Coeficient of Determination) là tỷ lệ (hay phần trăm) thay đổi của biến phụ thuộc Y được giải thích bởi các biến độc lập X.

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH SẢN XUẤT LÚA THEO “3 GIẢM 3 TĂNG” TẠI HUYỆN VŨNG LIÊM –TỈNH VĨNH LONG NĂM 2012 (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)