Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông dân trồng lúa vụ Hè Thu

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH SẢN XUẤT LÚA THEO “3 GIẢM 3 TĂNG” TẠI HUYỆN VŨNG LIÊM –TỈNH VĨNH LONG NĂM 2012 (Trang 74 - 76)

X5: Chi phí thuốc bệnh (ngàn đồng) -1,214 0,170 1,469 X6: Chi phí thuốc cỏ (ngàn đồng) -1,808 0,553 1,625

X7: Chi phí thuốc ốc (ngàn đồng) -5,970 0,395 1,230

X8: Chi phí tưới tiêu (ngàn đồng) -0,895 0,929 1,678

X9: Chi phí làm đất (ngàn đồng) -5,217 0,139 1,112

X10: Chi phí thu hoạch (ngàn đồng) 1,148 0,425 1,288

X11: Chi phí phơi sấy (ngàn đồng) 5,696 0,123 1,338

X12: Chi phí thuê lao động (ngàn đồng) -1,161 0,434 1,748

Số quan sát 61

Giá trị P của toàn mô hình (Sig.F) 0,091

Hệ số tương quan bội (R) 0,549

Hệ số xác định (R2) 0,301

Nguồn: Kết quả khảo sát 61 hộ nông dân tại 4 xã thuộc huyện Vũng Liêm – Vĩnh Long năm 2012

4.4.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông dân trồng lúa vụ Hè Thu Thu

Kết quả phân tích phương sai (ANOVA) có giá trị kiểm định Sig F= 0,003 rất nhỏ so với mức ý nghĩa = 5%. Vì vậy có thể kết luận rằng lợi nhuận từ sản xuất lúa trong nông hộ chịu ảnh hưởng của các yếu tố chi phí sản xuất.

Với hệ số tương quan bội R=0,658 cho biết các yếu tố chi phí sản xuất có mối tương quan đến lợi nhuận canh tác lúa của nông hộ. Hệ số xác định R2=44,3% cho thấy lợi nhuận được giải thích bởi các yếu tố chi phí sản xuất chỉ chiếm 44,3%, còn lại 55,7% là do ảnh hưởng bởi các yếu tố khác không khảo sát. Các biến ảnh hưởng có ý nghĩa ở các mức 10% và 5%

Một trong những biến ảnh hưởng đầu tiên trong mô hình này là chi phí thuốc sâu, có ý nghĩa ở mức 10%, có tương quan thuận với lợi nhuận từ hoạt động sản xuất chính trong

nông hộ. Điều này khẳng định rằng khi các yếu tố khác không đổi, chi phí thuốc sâu của nông hộ tăng lên 1.000 đồng thì lợi nhuận nông hộ tăng lên 373 đồng.

Biến ảnh hưởng tiếp theo trong mô hình này là chi phí thuốc cỏ, có ý nghĩa ở mức 10%, có tương quan nghịch với lợi nhuận từ hoạt động sản xuất chính trong nông hộ. Điều này khẳng định rằng khi các yếu tố khác không đổi, chi phí thuốc cỏ của nông hộ tăng lên 1.000 đồng thì lợi nhuận nông hộ giảm xuống 1.128 đồng.

Biến ảnh hưởng tiếp theo trong mô hình này là chi phí làm đất, có ý nghĩa ở mức 5%, có tương quan thuận với lợi nhuận từ hoạt động sản xuất chính trong nông hộ. Điều này khẳng định rằng khi các yếu tố khác không đổi, chi phí thuê làm đất của nông hộ tăng lên 1.000 đồng thì lợi nhuận nông hộ tăng lên 3.844 đồng do chuẩn bị đất tốt, kỹ càng giúp gia tăng năng suất lúa/ha.

Biến ảnh hưởng tiếp theo là chi phí phơi sấy, có ý nghĩa ở mức 5%, có tương quan thuận với lợi nhuận từ hoạt động canh tác lúa trong nông hộ. Điều này khẳng định rằng khi các yếu tố khác không đổi, chi phí phơi sấy của chủ hộ tăng lên 1.000 đồng thì thu nhập nông hộ tăng lên 7.041 đồng. Các hộ áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng” chủ yếu áp dụng phơi sấy lúa nên nhận thêm lợi nhuận từ yếu tố này.

Chi phí thuê lao động cũng có tác động đến lợi nhuận ở mức ý nghĩa 5%, có tương quan nghịch với lợi nhuận từ hoạt động canh tác lúa trong nông hộ. Điều này khẳng định rằng khi các yếu tố khác không đổi, chi phí thuê lao động của chủ hộ tăng lên 1.000 đồng thì thu nhập nông hộ giảm xuống 2.158 đồng.

Từ kết quả phân tích trên ta có phương trình hồi qui với các biến có ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ từ sản xuất lúa như sau:

Y= 10.600,557 + 303,320X1 – 0,852X2 – 1,100X3 + 0,373X4 - 2,532X5 – 1,128X6 - 2,003X7 – 17,263X8 + 3,844X9 + 7,041X10 + 17,922X11 – 2,158X12

Trong đó:

Bảng 4.38: Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ sản xuất lúa Hè Thu

Hệ số hồi qui Giá trị P VIF

Hệ số chặn (Constant) 10.600,557

X1: Diện tích (ha) 303,320 0,248 1,231

X2: Chi phí giống (ngàn đồng) -0,852 0,877 1,270

X3: Chi phí phân (ngàn đồng) -1,100 0,603 1,111

X4: Chi phí thuốc sâu (ngàn đồng) 0,373 0,059 1,463 X5: Chi phí thuốc bệnh (ngàn đồng) -2,532 0,878 1,536 X6: Chi phí thuốc cỏ (ngàn đồng) -1,128 0,065 1,139

X7: Chi phí thuốc ốc (ngàn đồng) -2,003 0,767 1,178

X8: Chi phí tưới tiêu (ngàn đồng) -17,263 0,851 1,102

X9: Chi phí làm đất (ngàn đồng) 3,844 0,006 1,121

X10: Chi phí thu hoạch (ngàn đồng) 7,041 0,271 1,376

X11: Chi phí phơi sấy (ngàn đồng) 17,922 0,002 1,327

X12: Chi phí thuê lao động (ngàn đồng) -2,158 0,003 1,647

Số quan sát 61

Giá trị P của toàn mô hình (Sig.F) 0,003

Hệ số tương quan bội (R) 0,658

Hệ số xác định (R2) 0,443

Nguồn: Kết quả khảo sát 61 hộ nông dân tại 4 xã thuộc huyện Vũng Liêm – Vĩnh Long năm 2012

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH SẢN XUẤT LÚA THEO “3 GIẢM 3 TĂNG” TẠI HUYỆN VŨNG LIÊM –TỈNH VĨNH LONG NĂM 2012 (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)