Bảng 3.2. Phân bố thị lực trước điều trị
Thị lực Số mắt Tỷ lệ % Gần mù 0 0 Kém 7 22,6 Khá 21 67,7 Tốt 3 9,7 Tổng 31 100
Phần lớn bệnh nhân đến với chúng tôi ở tình trạng thị lực còn khá và tốt (77,4%). Thị lực tốt có 3 mắt chiếm 9,7%. 21 mắt (67,7%) có mức thị lực khá (trong đó 9 mắt (29%) có thị lực từ 20/60 – 20/40). 7 mắt (22,6%) có thị lực kém (trong đó: 5 mắt có thị lực từ 20/120 – 20/160), có 2 mắt (6,5%) có thị lực dưới 20/200 (20/400 và 20/320). 3.1.5. Tình trạng nhãn áp. Bảng 3.3. Tình trạng nhãn áp trước điều trị (mmHg) Nhãn áp (mmHg) Số mắt Tỷ lệ % < 14 0 0 14 – 25 31 100 > 25 0 0 Tổng 31 100
Tại thời điểm vào viện, tất cả 31 mắt (100%) được khám đều ở tình trạng nhãn áp bình thường. Không mắt nào có nhãn áp cao hoặc thấp.
3.1.6. Tình trạng huyết áp.
Bảng 3.4. Tình trạng huyết áp
Huyết áp TT Bệnh nhân Tỷ lệ %
< 140 mmHg 23 74,2
≥ 140 mmHg 8 25,8
Trong quá trình hỏi bệnh, chúng tôi có khai thác tiền sử về huyết áp và BN được đo huyết áp tại thời điểm vào viện. Chúng tôi thấy số BN có HATT thường xuyên < 140 mmHg là 23 BN, tỷ lệ 74,2%. 8 BN (25,8%) có HATT thường xuyên ≥ 140 mmHg.
3.1.7. Tình hình kiểm soát đường huyết.
Bảng 3.5. Tình hình kiểm soát đường huyết trước điều trị
Đƣờng huyết Bệnh nhân Tỷ lệ %
≤ 7 mmol/l 9 29
> 7 – 10 mmol/l 14 45,2
> 10 mmol/l 8 25,8
Tổng 31 100
Bảng trên cho thấy:
- Chỉ có 9 BN có tình hình kiểm soát đường huyết tốt (29%)
- 22 BN có tình hình kiểm soát đường huyết không tốt trong đó: 14 BN kiểm soát đường huyết ở mức trung bình, chiếm tỷ lệ cao nhất (45,2%), 8 BN kiểm soát đường huyết kém (25,8%).
3.1.8. Thời gian phát hiện mắc bệnh ĐTĐ.
Biểu đồ 3.3: Thời gian phát hiện mắc bệnh đái tháo đƣờng
Biểu đồ trên cho thấy: Trong số 31 BN, bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường >10 năm (16 BN), chiếm tỷ lệ cao nhất là 51,6%, 3BN bị đái tháo đường từ 5 – 10 năm, tỷ lệ 41,6%. Có 2 BN (6,5%) bị đái tháo đường < 5 năm. Thời gian bị đái tháo đường trung bình của các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi là 10,03 ± 2,95 năm. Nhiều nhất là 14 năm, ít nhất là 4 năm.
3.2. Tình trạng tân mạch và một số yếu tố liên quan
3.2.1. Các hình thái tăng sinh.
Bảng 3.6 Các hình thái tân mạch
Hình thái tăng sinh Số mắt Tỷ lệ %
Nhẹ 2 6,5
Vừa 17 54,8
Nặng 12 38,7
Bảng 3.6 cho thấy nhóm hình thái tăng sinh vừa và nặng là chủ yếu chiếm 93,5% trong đó hình thái vừa có 17 mắt và hình thái nặng có 12 mắt. Hình thái tăng sinh nhẹ chỉ có 2 mắt.
3.2.2. Mức độ tân mạch võng mạc và đĩa thị trước tiêm. Bảng 3.7: Mức độ tân mạch trước điều trị Bảng 3.7: Mức độ tân mạch trước điều trị
Mức độ tân mạch Số mắt Tỷ lệ % Mức độ I 6 19,3 Mức độ II 14 45,2 Mức độ III 9 29 Mức độ IV 2 6,5 Tổng 31 100
Qua bảng trên chúng tôi thấy: số mắt ở mức độ II chiếm tỷ lệ cao nhất (14 mắt) 45,2%. 6 mắt ở mức độ I chiếm 19,3%. mức độ III là 9 mắt (29%). Chỉ có 2 mắt (6,5%) ở mức độ VI. Diện tích tân mạch trung bình ở 31 mắt nghiên cứu là 3,06 ± 1,1 DTĐT.
3.2.3. Liên quan giữa mức độ tân mạch trước điều trị và thời gian bị bệnh ĐTĐ. bệnh ĐTĐ.
Bảng 3.8: Liên quan giữa mức độ tân mạch và thời gian bị bệnh ĐTĐ.
Số năm Mức
độ tân mạch
< 5 năm 5 – 10 năm > 10 năm Tổng
n % n % n % n % Mức độ I 1 3,2 4 12,9 1 3,2 6 19,3 Mức độ II 1 3,2 7 22,5 6 19,4 14 45,2 Mức độ III 0 0 2 6,5 7 22,5 9 29 Mức độ IV 0 0 0 0 2 6,5 2 6,5 Tổng 2 6,4% 13 41,9% 16 51,6% 31 100%
Bảng trên cho thấy: Tân mạch ở mức độ II chiếm tỷ lệ cao nhất với 14 mắt (45,2%), trong đó chủ yếu là ở hai nhóm bệnh nhân bị đái tháo đường từ 5 – 10 năm (7 mắt) và trên 10 năm (6 mắt). Chỉ có 1 mắt ở nhóm bị đái tháo đường dưới 5 năm.
9 mắt có mức độ tân mạch ở mức độ III trong đó có 7 mắt ở nhóm bệnh nhân bị đái tháo đường trên 10 năm (22,7%) và 2 mắt ở nhóm bị đái tháo đường từ 5 – 10 năm.
Bằng phép so sánh χ2
thấy mối liên quan giữa thời gian bị bệnh đái tháo đường và mức độ tân mạch có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
3.2.4. Liên quan giữa mức độ tân mạch và tình trạng đường huyết trước điều trị. điều trị.
Biểu đồ 3.4: Liên quan giữa mức độ tân mạch và tình hình kiểm soát đƣờng huyết
Biểu đồ trên cho thấy:
Tân mạch ở mức độ II có 14 mắt chiếm tỷ lệ cao nhất (45,2%), trong đó 6 mắt (19,4%) ở nhóm bệnh nhân kiểm soát đường huyết tốt, 6 mắt ở nhóm bệnh nhân kiểm soát đường huyết trung bình.
nhân kiểm soát đường huyết trung bình, 4 mắt ở nhóm bệnh nhân kiểm soát đường huyết kém. Trong nhóm bệnh nhân kiểm soát đường huyết tốt, không có mắt nào có tân mạch ở mức độ VI.
Bằng phép so sánh χ2 thấy liên quan giữa mức độ tân mạch và tình hình kiểm soát đường huyết không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
3.2.5. Liên quan giữa thị lực và hình thái tăng sinh
Bảng 3.9: Liên quan giữa thị lực và hình thái tăng sinh
Thị lực Mức tăng sinh Kém Khá Tốt Tống n % n % n % n % Nhẹ 0 0 1 3,2 1 3,2 2 6,4 Vừa 3 9,7 12 38,7 2 6,5 17 53,9 Nặng 4 12,9 8 25,8 0 0 12 38,7 Tổng 7 22,6 21 67,7 3 9,7 31 100
Bảng trên cho thấy:
Ở 2 mắt tăng sinh mức độ nhẹ, thị lực tốt có 1 mắt (3,2%) và thị lực khá có 1 mắt.
17 mắt tăng sinh mức độ vừa thì chủ yếu có thị lực khá với 12 mắt (38,7%). 2 mắt (6,5%) có thị lực tốt và 3 mắt (9,7%) có thị lực kém.
12 mắt tăng sinh mức độ nặng, phần lớn thị lực còn khá với 8 mắt (25,8%), có 4 mắt thị lực kém (12,9%). Không mắt nào có thị lực tốt.
Bằng phép so sánh χ2
thấy liên quan giữa mức độ thị lực và hình thái tăng sinh có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
3.3. Tình trạng hoàng điểm và một số yếu tố liên quan
3.3.1. Tình trạng hoàng điểm trước điều trị.
Biểu đồ 3.5: Tình trạng hoàng điểm trƣớc điều trị
Để đánh giá mức độ phù hoàng điểm chúng tôi dựa vào chỉ số chụp OCT vùng hoàng điểm. Qua đó chúng tôi thấy có 6 mắt (19,4%) không có phù hoàng điểm. 25 mắt (80,6%) còn lại bị phù hoàng điểm ở các mức độ khác nhau. 23 mắt có phù hoàng điểm tỏa lan, 2 mắt có phù hoàng điểm dạng nang. Ở 25 mắt có phù hoàng điểm, mắt có độ dày vùng hoàng điểm thấp nhất chúng tôi gặp là 266 µm, cao nhất là 472 µm. Độ dày vùng hoàng điểm trung bình trước tiêm của 25 mắt có phù hoàng điểm là 325 ± 40 µm.
3.3.2. Liên quan giữa mức độ phù hoàng điểm và thời gian bị bệnh ĐTĐ.
Biểu đồ 3.6: Liên quan giữa mức độ phù HĐ và thời gian bị bệnh ĐTĐ
Đánh giá sự liên quan giữa mức độ phù hoàng điểm và thời gian bị đái tháo đường, xem biểu đồ 3.6 cho thấy:
100% bệnh nhân bị đái tháo đường trên 10 năm bị phù hoàng điểm ở các mức độ khác nhau. Có 1 bệnh nhân bị đái tháo đường < 5 năm có phù hoàng điểm. Bằng phép so sánh χ2
thấy liên quan giữa thời gian bị bệnh đái tháo đường và mức độ phù hoàng điểm không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
3.3.3. Liên quan giữa mức độ phù hoàng điểm và thị lực
Bảng 3.10. Liên quan giữa mức độ phù hoàng điểm và thị lực
Thị lực HĐ Kém Khá Tốt Tổng n % n % n % n % Không phù 0 0 3 9,7 3 9,7 6 19,4 Có phù 7 22,6 18 58 0 0 25 80,6 Tổng 7 22,6 21 67,7 3 9,7 31 100
80,6% bệnh nhân (25 mắt) có phù hoàng điểm ở các mức độ khác nhau, trong đó 18 mắt có thị lực khá, 7 mắt có thị lực kém. Không mắt nào có thị lực tốt.
6 mắt không phù hoàng điểm (19,4%), có 3 mắt thị lực tốt (9,7%), 3 mắt thị lực khá.
Bằng phép so sánh χ2
thấy liên quan giữa mức độ phù hoàng điểm và thị lực có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
3.4. Kết quả điều trị
3.4.1. Mức độ cải thiện thị lực sau điều trị tại các thời điểm 1 tuần, 4 tuần
Biểu đồ 3.7: Mức độ cải thiện thị lực sau điều trị
Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy có sự thay đổi tỷ lệ rõ rệt sau điều trị.
Trước điều trị, nhóm có thị lực kém có 7 mắt (22,6%), sau điều trị 1 tuần số mắt có thị lực kém giảm xuống còn 6 mắt (19,4%) trong đó còn 3 mắt có thị lực từ 20/60 – 20/40 (trước điều trị là 5 mắt). Sau điều trị 4 tuần còn 2 mắt (6,5%) thị lực kém. Hai mắt này không thấy có cải thiện về thị lực (sau điều trị thị lực vẫn ở mức 20/320 và 20/400).
Ở nhóm có thị lực tốt, trước điều trị là 3 mắt, tỷ lệ 9,7%, sau điều trị 1 tuần số mắt có thị lực tốt không thay đổi, sau điều trị 4 tuần là 7 mắt (22,6%).
Số mắt ở nhóm có thị lực khá gần như không có sự thay đổi trước và sau điều trị 1 tuần, 4 tuần. Nguyên nhân là có sự dịch chuyển từ nhóm có thị lực kém sang nhóm có thị lực khá, từ nhóm có thị lực khá sang nhóm có thị lực tốt. Bằng phép so sánh χ2
, thấy sự khác biệt về thị lực trước điều trị và sau điều trị tại các thời điểm 1 tuần và 4 tuần có ý nghĩa thống kê với p1< 0,05 và p4 < 0,05.
3.4.2. Nhãn áp sau điều trị tại các thời điểm 1 tuần, 4 tuần Bảng 3.11: Tình hình nhãn áp sau điều trị Bảng 3.11: Tình hình nhãn áp sau điều trị
Nhãn áp (mmHg)
Trƣớc tiêm Sau tiêm
1 tuần 4 tuần
n % n % n %
< 14 0 0 0 0 0 0
14 – 25 31 100 31 100 31 100
> 25 0 0 0 0 0 0
Tất cả số mắt trong nhóm nghiên cứu, chúng tôi đều tiến hành đo nhãn áp tại các thời điểm trước tiêm, sau tiêm 1 tuần và sau tiêm 4 tuần, chúng tôi thấy 100% số mắt đều có nhãn áp trong giới hạn bình thường, không có mắt nào có nhãn áp cao hoặc thấp.
3.4.3. Tình trạng huyết áp.
Trước điều trị, có 8 bệnh nhân (25,8%) có HATT ≥ 140mmHg, 23 bệnh nhân (74,2%) có HATT < 140mmHg. Tại thời điểm sau điều trị 1 tuần và 4 tuần, chúng tôi không thấy có sự thay đổi chỉ số huyết áp trong cả hai nhóm trên.
3.4.4. Mức độ thoái triển tân mạch sau điều trị tại thời điểm 1 tuần và 4 tuần
Biểu đồ 3.8: Mức độ thoái triển tân mạch sau điều trị
Đánh giá mức độ thoái triển tân mạch chúng tôi chủ yếu dựa trên hình ảnh CMHQ.
Sau 1 tuần điều trị, 8 mắt (25,8%) có tân mạch ở mức độ I (trước điều trị có 6 mắt), 8 mắt (25,8%) có tân mạch ở mức độ III (trước điều trị có 9 mắt), 14 mắt có tân mạch mức độ II trước và sau điều trị 1 tuần không thay đổi do sự dịch chuyển giữa các mức độ tân mạch. Chỉ có 1 mắt ở tân mạch ở mức độ IV. Diện tích tân mạch trung bình sau điều trị 1 tuần là 2,30 ± 1,05 DTĐT (trước điều trị là 3,06 ± 1,1)
Sau điều trị 4 tuần, mức độ thoái triển tân mạch rất rõ ràng: 18 mắt (58%) chỉ còn tân mạch ở mức độ I, trong đó có 4 mắt tân mạch thoái triển hoàn toàn. 11 mắt còn tân mạch ở mức độ II, chỉ còn 2 mắt có tân mạch mức độ III, không còn mắt nào có tân mạch ở mức độ IV. Diện tích tân mạch trung bình là 1,07 ± 0,78 DTĐT. Tại thời điểm sau điều trị 4 tuần, chúng tôi không thấy có mắt nào có dấu hiệu dò huỳnh quang tái phát.
Bằng phép so sánh χ2
điều trị 1 tuần và 4 tuần có ý nghĩa thống kê với p1 < 0,05 và p4 < 0,05.
3.4.5. Các hình thái tăng sinh sau điều trị 1 tuần và 4 tuần. Bảng 3.12. Các hình thái tăng sinh sau điều trị. Bảng 3.12. Các hình thái tăng sinh sau điều trị.
Thời gian
Hình thái
Trƣớc ĐT Sau ĐT 1 tuần Sau ĐT 4 tuần
n % n % n %
Nhẹ 2 6,5 2 6,5 4 12,9
Vừa 17 54,8 17 54,8 23 74,2
Nặng 12 38,7 12 38,7 4 12,9
Tổng 31 100 31 100 31 100
Sau điều trị 1 tuần, chúng tôi nhận thấy: mặc dù đã có sự thoái triển tân mạch, nhưng không có sự thay đổi về hình thái tăng sinh ở cả 31 mắt.
Sau điều trị 4 tuần, hình thái tăng sinh nhẹ là 4 mắt (12,9%), tăng sinh vừa có 22 mắt (74,2%), hình thái tăng sinh nặng giảm còn 4 mắt (12,9%).
3.4.6. Mức độ giảm phù hoàng điểm sau điều trị 1 tuần và 4 tuần.
Biểu đồ 3.9: Mức độ phù HĐ sau điều trị 1 tuần và 4 tuần
điểm ở 25 mắt có phù hoàng điểm trên ảnh chụp OCT vùng hoàng điểm. Sau điều trị 1 tuần, mức độ giảm phù hoàng điểm không nhiều, độ dày trung bình vùng hoàng điểm sau điều trị 1 tuần của 25 mắt là 311 ± 43 µm, trung bình giảm khoảng 14 µm.
Sau điều trị 4 tuần có sự giảm phù hoàng điểm rõ rệt, độ dày trung bình vùng hoàng điểm của 25 mắt sau điều trị 4 tuần là 258 ± 34µm, giảm trung bình khoảng 67µm so với trước điều trị. Tuy nhiên không có mắt nào hết phù hoàn toàn. Biểu đồ 3.9 thể hiện mức độ giảm phù hoàng điểm sau điều trị 1 tuần, 4 tuần so với trước điều trị.
3.5. Biến chứng: 3.5.1. Biến chứng tại mắt 3.5.1. Biến chứng tại mắt Bảng 3.13: Các biến chứng tại mắt Biến chứng Số mắt Tỷ lệ % Chảy nước mắt 7 12,9 Đau 16 41,9
Xuất huyết dưới kết mạc 9 29
Viêm màng bồ đào 0 0 Viêm nội nhãn 0 0 Tắc mạch võng mạc 0 0 Xuất huyết dịch kính 0 0 Bong võng mạc 0 0 Các biến chứng khác 0 0
(29%) bị xuất huyết dưới kết mạc ngay sau tiêm. 7 mắt (12,9%) bị kích thích chảy nước mắt. Ngoài ra chúng tôi không gặp biến chứng nào khác trong quá trình làm thủ thuật và điều trị.
3.5.2. Các biến chứng toàn thân
Bảng 3.14: Các biến chứng toàn thân
Biến chứng Đột quỵ Bệnh lý tim mạch
Số bệnh nhân 0 0
Tỷ lệ (%) 0 0
Trong quá trình điều trị và theo dõi, chúng tôi không gặp trường hợp nào có biến chứng toàn thân.
Chƣơng 4 BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu.
4.1.1. Đặc điểm nhóm bệnh nhân theo tuổi và giới.
Tuổi là yếu tố quan trọng trong nhiều mô hình bệnh tật, tuổi càng cao thì nguy cơ mắc môt số bệnh càng cao như bệnh lý tim mạch, một số bệnh thoái hóa, bệnh về chuyển hóa, nội tiết…
Nói đến bệnh lý đái tháo đường, người ta thường nghĩ đến đó là bệnh hay gặp ở những người tuổi trung niên. Tuy nhiên bệnh đái tháo đường có thể gặp ở những người trẻ tuổi, độ tuổi từ 10 – 20 ở thể đái tháo đường typ I, đái tháo đường typ II chủ yếu gặp ở độ tuổi 20 – 70.
31 bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu này của chúng, tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 54,10 ± 8,05 tuổi. Tuổi thấp nhất là 30 tuổi, tuổi cao nhất là 71 tuổi Có 2 bệnh nhân dưới 40 tuổi chiếm 6,5%, chủ yếu bệnh nhân ở độ tuổi từ 41 – 60 tuổi với 22 bệnh nhân chiếm 70,9%.
Theo nghiên cứu của Jame Orcutt (2004) [53] thì tỷ lệ bệnh nhân bị đái tháo đường có độ tuổi trên và dưới 60 tuổi có tổn thương ở mắt là 55% và 45%. Điều đó cho thấy rằng: Ở các nước phát triển những người bị đái tháo đường đã được kéo dài tuổi thọ lên rất nhiều, hệ thống quản lý bệnh nhân, tư vấn và chăm sóc mắt ở những bệnh nhân bị đái tháo đường tốt hơn, bản thân