An toàn khi sử dụng bevacizumab tiêm nội nhãn trong điều trị các bệnh

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc avastin tiêm nội nhãn trong điều trị tân mạch võng mạc do đái tháo đường (Trang 31 - 34)

Tác dụng phụ toàn thân.

Tác dụng phụ toàn thân được khuyến cáo hay gặp hơn cả là nguy cơ thuyên tắc huyết khối mạch máu não và tim. Hầu hết các báo cáo có tác dụng phụ toàn thân là khi dùng thuốc đường tĩnh mạch với liều cao hơn đường nội nhãn khoảng 400 lần. Trong điều trị các bệnh có tăng sinh tân mạch ở mắt, bevacizumab được tiêm vào nội nhãn qua đường củng mạc vùng plana vào buồng dịch kính, tuy nhiên thuốc có thể vào hệ thống tuần hoàn và có thể gây ra tác dụng phụ toàn thân. Bởi vì điều trị bằng ức chế VEGF cho bệnh VMĐTĐ tăng sinh có thể kéo dài hàng năm nên có thể gây ra một số tác dụng phụ không rõ ngay từ đầu. Các tác dụng phụ có thể xảy ra như:

- Tăng huyết áp do co mạch, protein niệu do sưng các tế bào nội mô ống thận và vỡ các vòng mao mạch. Tuy nhiên, tác dụng phụ này thường xuyên được báo cáo là tác dụng phụ khi dùng Bevacizumab toàn thân trong thử nghiệm lâm sàng điều trị ung thư trực tràng di căn [50].

- Giảm lành vết thương: Có thể dẫn đến nguy cơ chảy máu tăng khi dùng liệu pháp ức chế VEGF đường toàn thân [50].

- Tổn thương sự phát triển mạch nối thông: Có thể liên quan đến hiện tượng nhồi máu cơ tim được báo cáo trong các thử nghiệm bằng ức chế VEGF. Tuy nhiên, VEGF và thụ thể của nó được tìm thấy có nồng độ cao

trong bệnh VMĐTĐ và nó đặc biệt cần thiết cho bệnh VMĐTĐ phát triển. Ngược lại, trong cơ tim của bệnh nhân đái tháo đường, VEGF và thụ thể của nó có nồng độ thấp. Các phát hiện này gợi ý rằng, bệnh nhân ĐTĐ có nguy cơ nhồi máu cơ tim cao hơn nếu dùng các thuốc ức chế VEGF.

Thực tế, hầu hết các nghiên cứu của các tác giả như: Avery RL và cộng sự. 2006 [19], Arevalo và cộng sự. 2007 [16], Chen E và cộng sự. 2006 [27] và nhiều tác giả khác báo cáo cho thấy không có trường hợp nào có tác dụng phụ toàn thân khi được điều trị bằng bevacizumab đường nội nhãn với liều sử dụng nhiều nhất là 8 lần tiêm (1,25mg cho mỗi lần tiêm) và thời gian theo dõi dài nhất là 12 tháng.

Tuy nhiên các tác giả Ingrid U, Scott MD [32] nghiên cứu 121 mắt trên 121 bệnh nhân phù hoàng điểm do đái tháo đường. Các bệnh nhân được tiêm nội nhãn 1,25mg bevacizumab và được theo dõi trong 6 tuần. Báo cáo cho thấy có 1 bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim vào ngày thứ 73 sau khi tiêm 1,25mg bevacizumab liều thứ hai. Bệnh nhân này 78 tuổi và có tiền sử bị hẹp động mạch vành mà không được phẫu thuật. Báo cáo không cho thấy bệnh nhân được tiêm bevacizumab mũi thứ hai vào ngày thứ bao nhiêu trong quá trình điều trị. Có hay không một đợt tái phát bệnh mạch vành trong thời gian bệnh nhân được điều trị phù hoàng điểm bằng thuốc bevacizumab?

Tai biến và tác dụng phụ tại mắt.

Viêm nội nhãn, chấn thương thủy tinh thể, bong võng mạc là những tai biến hay xảy ra nhất, nhưng các báo cáo cho thấy, trong tất cả các trường hợp, tỷ lệ gặp <1,5%/ bệnh nhân/ năm [TDT58].

Những biến chứng phụ do bản thân việc tiêm nội nhãn có thể có tác dụng phụ tại mắt do ức chế VEGF. Nghiên cứu cho thấy, các tế bào hạch võng mạc giảm, phụ thuộc liều tiêm một kháng thể chẹn tất cả các đồng

dạng VEGF ở chuột [52]. Tuy nhiên, các tác giả khác không thấy tiêm bevacizumab toàn thân có bất kỳ tác dụng độc trực tiếp nào lên tế bào hạch võng mạc. Ngoài ra, bevacizumab dường như trung tính với một số loại tế bào võng mạc (kể cả tế bào hạch) nuôi cấy [48]. Tuy nhiên, mitochondri của đầu trong photoreceptor bị phá vỡ (dưới kính hiển vi điện tử) và tỷ lệ chết tế bào cao gặp ở mắt thỏ sau khi tiêm bevacizumab nội nhãn [52]. Hơn nữa, tiêm bevacizumab nội nhãn làm giảm đáng kể sự thủng lỗ tế bào nội mô mao mạch hắc mạc ở loài linh trưởng.

Do nhiều chất đã được đưa vào sử dụng trên lâm sàng, các bác sỹ chuyên khoa võng mạc đã bắt đầu tiêm các kháng VEGF vào nội nhãn cho nhiều bệnh lý khác nhau. Kết quả của các nghiên cứu trên lâm sàng về sử dụng bevacizumab trong điều trị tân mạch võng mạc do đái tháo đường và các bệnh sinh tân mạch mắt khác cho nhiều hứa hẹn. Việc theo dõi các thuốc này để xác định tính an toàn lâu dài là rất cần thiết. Cần theo dõi kỹ các tác dụng phụ tại chỗ và toàn thân trong khi tìm tòi thêm những chỉ định có thể có của các liệu pháp điều trị này.

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc avastin tiêm nội nhãn trong điều trị tân mạch võng mạc do đái tháo đường (Trang 31 - 34)