0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Giới thiệu về bevacizumab

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THUỐC AVASTIN TIÊM NỘI NHÃN TRONG ĐIỀU TRỊ TÂN MẠCH VÕNG MẠC DO ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (Trang 25 -26 )

Bevacizumab là một kháng thể đơn dòng đầy đủ kháng VEGF của người tái tổ hợp, được tổng hợp từ kháng thể người (93%) và chuột (7%) có công thức hóa học là C23H27N cho một chuỗi amino acid, kết nối với tất cả các đồng dạng VEGF-A, do đó ức chế sự kết nối của VEGF với các receptor của chúng trên bề mặt tế bào nội mô. Nó có được nhờ sự ghép nối lần lượt các ARN thông tin gọi là VEGF121, VEGF165 và sản phẩm phân tách ra do phân giải protein có hoạt tính sinh học VEGF110. Bevacizumab trung hòa hoạt tính sinh học của VEGF, làm giảm thấm mạch và tân mạch, do đó, có tác dụng trong hạn chế khối u phát triển và di căn và trong điều trị các bệnh mắt có sự phát triển mạch máu và tăng thấm mạch là nguyên nhân gây mất thị lực [55].

Bevacizumab (Avastin Roche, Genetech, Inc) là một chất kháng VEGF được FDA chứng nhận trong điều trị bệnh nhân ung thư trực tràng di căn. Kể từ khi thuốc này được chấp nhận như là thuốc ngoài danh mục điều trị tân mạch thoái hóa hoàng điểm tuổi già bằng cách tiêm vào buồng dịch kính có hiệu quả thì sự quan tâm đã được chú trọng đến những bệnh lý võng

mạc khác trong đó có bệnh VMĐTĐ tăng sinh. Phân tử của thuốc bevacizumab có kích thước lớn (trọng lượng phân tử là 148 kDa), có lợi thế do có thời gian bán hủy dài gấp 2 lần so với ranibizumab. Do đó tác dụng bevacizumab kéo dài hơn trong điều trị tân mạch võng mạc. Cho đến nay, bevacizumab (Avastin) vẫn được sử dụng rộng rãi nhất so với ranibizumab (Lucentis) và pegatanib sodium (Macugen)[58]. Bevacizumab được ghi nhận về hiệu quả điều trị các bệnh có tăng sinh tân mạch ở nhãn cầu. Sử dụng bevacizumab nội nhãn có lợi là giảm liều thuốc dùng và tránh các biến chứng phụ khi dùng đường toàn thân.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THUỐC AVASTIN TIÊM NỘI NHÃN TRONG ĐIỀU TRỊ TÂN MẠCH VÕNG MẠC DO ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (Trang 25 -26 )

×