Điều kiện tự nhiên của huyện Phổ Yên

Một phần của tài liệu vấn đề an ninh lương thực tại huyện phổ yên - tỉnh thái nguyên (Trang 40 - 46)

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Phổ Yên là huyện trung du của tỉnh Thái Nguyên có 18 đơn vị hành chính gồm 15 xã và 3 thị trấn. Là cửa ngõ phía Nam của tỉnh Thái Nguyên với diện tích tự nhiên là 25667 km2, có vị trí địa lý hết sức thuận lợi cho phát triển kinh tế. Trong đó:

- Phía Nam tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 55 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 20 km;

- Phía Bắc giáp với thành phố Thái Nguyên và huyện Đại Từ.

- Phía Đơng giáp huyện Hiệp Hồ tỉnh Bắc Giang và huyện Phú Bình. - Phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc

Đặc điểm nổi bật của huyện Phổ Yên là có đường Quốc lộ số 3 và đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên chạy dọc từ nam lên bắc, mang lại cho huyện nhiều thuận lợi về kinh tế - xã hội.

2.1.1.2. Địa hình * Địa hình

Huyện Phổ n có tổng diện tích tự nhiên 256,68km2; (trong đó, diện tích đất nơng nghiệp 124,99km2, bằng 48,69% tổng diện tích tự nhiên; diện tích đất lâm nghiệp 73,68 km2, bằng 287% tổng diện tích tự nhiên; diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản là 3,26km2, diện tích đất phi nơng nghiệp là 51,67km2, diện tích đất chưa sử dụng là 3,09km2 ).

Căn cứ vào các chỉ tiêu về loại đất, tầng dầy và độ dốc của đất, tồn huyện có 120,045 km2 đất thích hợp cho sản xuất nơng nghiệp và 50,39 km2 đất thích hợp cho sản xuất lâm nghiệp. Trên 50% diện tích đất nơng nghiệp ở Phổ n là đất bạc màu, đất vàng nhạt trên đá cát, độ phì kém.

Huyện Phổ Yên thấp dần từ Tây Bắc xuống Đơng Nam, độ cao trung bình so với mặt biển là 13,8m. Điểm cao nhất là 153m và thấp nhất là 8m. Địa hình được chia thành 2 vùng rõ rệt, phía Đơng có 10 xã và 2 thị trấn là vùng ven sơng Cầu có đồi núi thấp xen kẽ với các cánh đồng khá rộng, đất đai tương đối bằng phẳng, có độ cao trung bình 8,2m và hệ thống thuỷ văn khá thuận lợi. Phía Tây và phía Tây Bắc có 5 xã và 1 thị trấn - đây là vùng núi của huyện, địa hình chủ yếu là đồi núi đất đai nghèo dinh dưỡng. Chính điều này đã gây ra khơng ít ảnh hưởng đến sản xuất cũng như với cuộc sống của người dân địa phương.

* Thổ nhưỡng

Theo kết quả điều tra và tổng hợp trên bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/25.000, huyện Phổ n có 10 loại đất chính sau:

- Đất phù sa được bồi (Pb), diện tích 2.348 ha, phân bố chủ yếu ven 2 hệ thống sông Cầu và sông Công, thuộc các xã Minh Đức, Đắc Sơn, Thành Công, Nam Tiến, Vạn Phái, Tiên Phong, Tân Phú, Thuận Thành và Trung Thành.

- Đất phù sa khơng được bồi, diện tích 1.148 ha, chủ yếu phân bố ở các xã vùng thấp như Đồng Tiến, Đông Cao, Tân Phú, Thuận Thành và Trung Thành.

- Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pp), diện tích 273 ha, phân bố ở 2 xã Trung Thành và Thuận Thành.

- Đất phù sa ngịi suối, diện tích 360 ha, phân bố ở Đắc Sơn và Vạn Phái. Bốn loại đất trên có độ dốc nhỏ hơn 30

và tầng dày trên 110cm.

- Đất bạc màu (B), diện tích 2.539 ha, phân bố ở các xã Đắc Sơn, Nam Tiến, Đồng Tiến, Tiên Phong.

- Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs), diện tích 9.251 ha, phân bố nhiều ở các xã phía Tây và Bắc của huyện như Phúc Tân, Bình Sơn, Phúc Thuận, Thành Cơng, đất có độ dốc cao, tầng đất mỏng.

- Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq), diện tích 3.090 ha, phân bố ở phía Tây sơng Cơng, thuộc các xã Minh Đức, Thành Cơng, Vạn Phái. Đất có độ dốc cao, tầng mỏng.

- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp), diện tích 2.944 ha, phân bố rải rác vùng đồi bát úp, thuộc các xã Phúc Thuận, Đắc Sơn, Nam Tiến. Đất có độ dốc < 150, tầng đất dày 50-70cm.

- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Fl), diện tích 384ha, đất có tầng dày trên 70cm, độ dốc < 80.

- Đất dốc tụ (D), diện tích 3.330 ha, phân bố rải rác các xã trong huyện. Đất có tầng dày > 10cm, độ dốc < 80. Trong 10 loại đất trên, các loại đất phù sa, bạc màu, dốc tụ và đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa thường có độ dốc thấp, tầng đất dày > 100cm, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhưng loại đất này chỉ chiếm 35% diện tích tự nhiên tồn huyện. Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét, đất vàng nhạt trên đá cát, đấu nâu vàng trên phù sa cổ có diện tích chiếm 61,6% diện tích tồn huyện, hầu hết có độ dốc > 250. Đây là các diện tích mà trong quy hoạch cần lưu ý bố trí cây trồng và áp dụng các cơng nghệ sử dụng đất dốc để hạn chế xói mịn, rửa trơi.

Bảng 2.1: Thổ nhưỡng huyện Phổ Yên năm 2011

TT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

1 Đất phù sa được bồi 2.348 9,15

2 Đất phù sa không được bồi 1.148 4,47

3 Đất phù sa có tầng loang lổ vàng 273 1,06 4 Đất phù sa ngòi suối 360 1,40 5 Đất bạc màu 2.539 9,89 6 Đất đỏ vàng trên đá sét 9.251 36,04 7 Đất vàng nhạt trên đá cát 3.090 12,04 8 Đất nâu vàng trên phù sa 2.944 11,47

9 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa 384 1,50

10 Đất dốc tụ 3.330 12,97

2.1.1.3. Điều kiện về Khí hậu và Thuỷ văn

* Khí hậu: Khí hậu Phổ Yên mang tính chất nhiệt đới gió mùa, hàng

năm chia làm 2 mùa nóng, lạnh rõ rệt. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, ma nhiều; mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, ma ít; độ ẩm trung bình các tháng từ 79% đến 98,3%. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng từ

2.000mm đến 2.500mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Nhiệt độtrung bình là 220C, tổng tích ơn 8.0000C. Số giờ nắng trong năm từ 1.300 giờ đến 1.750 giờ, lượng bức xạ khoảng 115 Kcal/cm2. Hướng gió chủ yếu là đơng bắc (các tháng 1, 2, 3,10,11, 12) và đơng nam (các tháng cịn lại). Khí hậu Phổ Yên tương đối thuận lợi cho sản xuất nơng nghiệp, có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm. Tuy nhiên trong thời gian gần đây hiện tượng biến đổi khí hậu như hạn hãn, lũ lụt, bão tố, nhiệt độ tăng… đã tác động trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và sản xuất lúa của huyện Phổ Yên như: Năng suất cây trồng và lúa giảm, sản lượng lúa và các loại hoa mầu khác giảm, sâu bệnh gia tăng, cây cối bị phá hoại do bão làm đổ cộng với chuột bọ phá hoại…

* Thủy văn: Do mưa tập trung vào mùa nóng, lượng mưa lại lớn, chế

độ thuỷ văn lại không đều, nên thường gây ngập úng, lũ lụt.

Phổ n có 2 con sơng chính chảy qua đó là Sơng Cầu và Sơng Cơng: Sơng Cầu: Nằm trong hệ thống sơng Thái Bình, lưu vực 3.480 km2, bắt nguồn từ huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Cạn), chảy qua các huyện Bạch Thông, Chợ Mới (tỉnh Bắc Cạn), Phú Lương, Phổ Yên, thành phốThái Nguyên, Phú Bình về Phổ Yên. Trên địa bàn Phổ Yên, sông Cầu chảy theo hướng Bắc - đông Nam, lưu lượng nước mùa mưa lên tới 3.500m3/giây.

Sơng Cơng: Xưa cịn gọi là sông Giã (Giã Giang), sơng Mão, có lưu vực 951km2, bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá (huyệnĐịnh Hoá), chảy qua huyện Đại Từ, thị xã Sông Công về Phổ Yên.Sông Công chảy qua địa bàn huyện Phổ Yên khoảng 25 km, nhập vào sông Cầu ở thôn Phù Lôi, xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên.Năm 1975, 1976, hồ Núi Cốc được xây dựng tạo ra nguồn dự trữ nước và điều hồ dịng chảy của sơng. Cảng Đa Phúc trên sơng Cơng là

cảng sông lớn nhất tỉnh Thái Nguyên. Do phía tây Phổ n có dãy núi Tam Đảo đón gió đơng nam, nên lượng ma ở lưu vực sơng Công rất lớn. So với lũ sông Cầu, lũ sông Công lớn và đột ngột hơn, thường xẩy ra vào mùa nóng (từ tháng 5 đến tháng 10), lên nhanh, xuống nhanh và biến động lớn, biên độ lũ từ 5 mét đến 7 mét. Đặc biệt, ở các xã ở ven dãy núi Tam Đảo (Phúc Thuận, Thành Công, Vạn Phái) thường xẩy ra những trận ma lớn, trong phạm vi hẹp, gây lũ quét (ngày 21/10/1969, ở suối Quân Cay, xã Phúc Thuận, lượng ma 1 giờ trong phạm vi trong 200km2 tại đây lên tới 325mm, tạo nên lũ quét, nước chảy nhthác đổ làm chết 26 người).Đoạn hạ lưu sông Công (từ xã Nam Tiến xuống thơn Phù Lơi, xã Thuận Thành) có 15 km đê ở 2 bên sơng.

Vùng phía nam huyện Phổ Yên (gồm các xã: Thuận Thành, Trung Thành, Tân Phú, Đông Cao, Tiên Phong, Nam Tiến, Tân Hương) nằm kẹp giữa vùng đê sông Công và sông Cầu nên khi mưa lớn, hoặc khi nước sông Cầu dâng cao, thường bị úng, lụt.

Ao hồ: ao phần lớn là nhỏ, độ sâu từ 1 mét đến 2 mét, nằm rải rác ở các xóm, xã trong huyện, tập trung nhiều ở những xóm, xã có mật độ dân số lớn.

Hồ Suối Lạnh: nằm trên địa bàn xã Thành Công, là hồ nhân tạo lớn nhất huyện Phổ Yên.

2.1.1.4. Tình hình phân bố và sử dụng đất đai của huyện Phổ n

Huyện Phổ n có tổng diện tích đất tự nhiên là 25.667,6 ha. Trong 3 năm gần đây đất đai của huyện biến động tương đối nhiều. Huyện Phổ Yên có nhiều loại đất khác nhau, diện tích đất nơng nghiệp của huyện đến năm 2010 có 12.733,83 ha chiếm 49,61 % diện tích đất đai tự nhiên, trong đó đất trồng cây hàng năm chiếm 65,84% diện tích đất nơng nghiệp, diện tích đất cây lâu năm chiếm 34,16% diện tích đất nơng nghiệp. Đất lâm nghiệp có rừng chiếm 27,12% diện tích đất tự nhiên, đất có độ cao khoảng 200m được hình thành do sự phong hố trên các đá Măcman đã biến chất, đá trầm tích. Những loại đất này thích hợp với cây lâm nghiệp, cũng thích hợp trồng cây đặc sản, cây ăn quả và một phần trồng cây lương thực. Đất đồi được hình thành trên đất cát kết, bột kết, phiến sét và một phần phù

sa cổ tạo thành. Đây là vùng xen kẽ giữa nơng nghiệp và lâm nghiệp có độ dốc từ 50 – 250, phù hợp với cây công nghiệp, cây ăn quả và cây lâm nghiệp.

Tình hình sử dụng đất của huyện Phổ Yên có nhiều biến động, sự biến động này được phản ánh cụ thể như sau: Đất của huyện được chia thành 5 loại đất. Trong đó diện tích đất nơng nghiệp năm 2009 và năm 2010 chiếm 47,06% và tăng lên 49,61% năm 2011. Diện tích đất nơng nghiệp chiếm tỷ lệ cao tuy nhiên hiệu quả sản xuất chưa cao nên phải cải tạo, thâm canh, tăng vụ để tăng hệ số sử dụng đất và đảm bảo ANLT cho người dân. Trong đất canh tác nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm đều tăng qua các năm, tốc độ tăng cây hàng năm và cây lâu năm lâu năm tương đối đồng đều. Tốc độ tăng bình quân qua 3 năm của diện tích trồng cây hàng năm là 2,66%, cây lâu năm là 2,42%. (Trong đó đất trồng lúa của huyện trong 3 năm từ 2009-2011 tăng với tốc độ 6,75%).

Đất ở của huyện Phổ Yên tăng quá cao, năm 2009 là 974,01 ha đến 2011 là 19476,69 ha tăng 99,97%, tốc độ tăng bình quân 3 năm là 41,41%. Bên cạnh đó thì đất chun dùng và đất chưa sử dụng của huyện đến năm 2010 đã giảm rất rõ rệt. Đất chuyên dùng giảm 51,69% từ năm 2009 có 4680,7 ha đến năm 2010 có 2261,48 ha, đất chưa sử dụng giảm 67,1% cịn rất ít (99,76 ha) chiếm 0,004% diện tích đất tự nhiên của tồn huyện (trong đó đất bằng chưa sử dụng là 67,9 ha, đất đồi chưa sử dụng là 31,86 ha). Nguyên nhân chính của sự tăng giảm này là do q trình Đơ thị hóa ở Phổ n phát triển rất nhanh và mạnh nên nhu cầu về đất ở của người dân ngày càng tăng. Diện tích đất lâm nghiệp của huyện chiếm tỷ lệ tương đối lớn, năm 2011 diện tích đất lâm nghiệp chiếm 27,12% tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất lâm nghiệp giảm tương đối ít, năm 2010 là 7315 ha, năm 2011 là 6962,13 ha giảm 4,83% so với năm 2010, tốc độ giảm bình quân qua 3 năm là 2,45%. Nguyên nhân giảm là do các hộ dân tiến hành chặt phá cây để làm nhà ở hoặc trồng cây.

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Tốc độ phát triển (%) Số lượng (ha) Cơ cấu (%) Số lượng (ha) Cơ cấu (%) Số lượng (ha) Cơ cấu (%) 2010/ 2009 2011/ 2010 BQ 2009- 2011 I. TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 25.667,6 100 25.667,6 100 25.667,6 100 100 100

1. Đất Nông nghiệp 12.080 47,063 12.080 47,063 12.733,83 49,611 100 105,41 102,67

Đất trồng cây hàng năm 7.950,73 65,82 7.950,73 65,82 8.384,08 65,84 100 105,45 102,69 Đất trồng lúa 6.088,99 50,41 6.088,99 50,41 6.938,75 54,49 100 113,96 106,75 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 35,2 0,29 35,2 0,29 5,17 0,04 100 14,69 38,32 Đất trồng cây hàng năm khác 1.826,54 15,12 1.826,54 15,12 1.440,16 11,31 100 78,85 88,80

Đất trồng cây lâu năm 4.147 34,33 4.147 34,33 4.349,77 34,16 100 104,89 102,42

Một phần của tài liệu vấn đề an ninh lương thực tại huyện phổ yên - tỉnh thái nguyên (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)