II. Một số chỉ tiêu bình quân
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận
1. Kết luận
Huyện Phổ Yên là một trong những huyện có điều kiện và truyền thống trồng lúa lâu năm của tỉnh Thái Nguyên… Trên cơ sở thuận lợi về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, cùng với sự nỗ lực không ngừng vươn lên của các cấp lãnh đạo cũng như của bà con nông dân, những năm qua sản xuất nơng nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng đã đạt được những thành tựu rất khả quan. Vì vậy, phát triển sản xuất lúa là một nhu cầu khách quan, một hướng đi tích cực để chuyển đổi cơ cấu kinh tế huyện, nâng cao đời sống người dân và nhằm đảm bảo đảm anh ninh lương thực trong vùng.
Đảm bảo an ninh lương thực là vấn đề đặc biệt quang trọng của tất cả địa phương trong cả nước nói riêng và của huyện Phổ Yên nói riêng.
Hiện tại huyện Phổ Yên vẫn đang đảm bảo an ninh lương thực cho địa phương cụ thể: tổng sản lượng thóc năm 2011 của huyện là 50.757 tấn, bình qn lương thực thóc bình qn đầu người là 364 kg/năm song vẫn có một số hộ nghèo chưa đảm bảo được an ninh lương thực và lâu dài nguy cơ mất an ninh lương thực hồn tồn có thể xảy ra. Vì vai trị vị trí của cây lúa đối rất quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực nên huyện cần thực hiện tốt quy hoạch vùng sản xuất lúa trọng điểm, phổ biến rộng rãi giống lúa cho năng suất, phẩm chất tốt thích nghi với điều kiện tự nhiên tại địa phương. Bên cạnh đó địa phương cần tạo điều kiện cho nơng dân vay vốn đầu tư sản xuất lúa, và hướng dẫn cho họ biết hướng phát triển nông nghiệp bền vững. Huyện cần thực hiện tốt một số giải pháp nhằm đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn toàn huyện như: Giải pháp về kỹ thuật, đất đai, giải pháp về vốn, giải pháp về cơ sở hạ tầng, giải pháp khuyến nông, giải pháp thị trường tiêu thụ và giải pháp tăng cường năng lực dự trữ lúa gạo trong nhân dân.