Khả năng tiếp cận lương thực ở huyện Phổ Yên

Một phần của tài liệu vấn đề an ninh lương thực tại huyện phổ yên - tỉnh thái nguyên (Trang 68 - 73)

II. Một số chỉ tiêu bình quân

2.2.3. Khả năng tiếp cận lương thực ở huyện Phổ Yên

2.2.3.1. An ninh lương thực cấp vùng * Nhóm các chỉ tiêu về kinh tế

Với quan điểm sản xuất lương thực gắn với ANLT quốc gia, sản xuất lương thực ở huyện Phổ Yên đóng góp rất lớn trong cung cấp lương thực cho cả tỉnh , ANLT nội vùng, đáp ứng nhu cầu bị thiếu hụt ở các vùng khác, cung cấp nguồn lương thực dự trữ. Do vậy cân đối cung cầu lương thực của huyện có ý nghĩa rất lớn trong việc cân đối cung cầu lương thực trong tỉnh, giúp cân bằng cung - cầu lương thực nội bộ vùng, dự báo được thị trường lương thực sẽ hạn chế sự tăng giá lương thực một cách đột ngột, ổn định thị trường lương thực, dự báo được sản lượng lương thực và đặc biệt là cơ sở quan trọng đánh giá ANLT của vùng.

Cân đối cung cầu lương thực có thể ước tính dựa trên một số giả định về các hệ số tiêu dùng lúa gạo cho các nhu cầu tiêu dùng khác nhau, bao gồm cả tỉ lệ để giống, tỉ lệ hao hụt sau thu hoạch và cho chăn ni gia súc. Ngồi ra, còn phải xác định tỉ lệ xay xát (từ thóc sang gạo trắng) cũng như xác định mức tiêu dùng gạo theo vùng và theo xã. Lượng thóc để giống tại các hộ nơng dân ước tính vào khoảng 4 - 5% sản lượng

Tổn thất sau thu hoạch dựa theo ước tính của Viện Cơng nghệ sau thu hoạch là khoảng 10%. Con số này tương đối cao vì phải tính đến việc các hộ nơng dân quy mô nhỏ làm khơ thóc bằng phương pháp phơi nắng truyền thống, cũng như xay xát gạo chủ yếu tại các cơ sở xay xát địa phương quy mô nhỏ.

Tỉ lệ thóc để lại làm thức ăn chăn nuôi ước khoảng 9% sản lượng. Đây cũng chỉ là một con số tương đối lớn.

Mức tiêu dùng lương thực gạo có thể được tính theo 2 cách. Cách thứ nhất, nhu cầu gạo lương thực có thể được ước tính dựa vào số liệu điều

tra mức sống 2008 của Tổng cục Thống kê: mức tiêu dùng ở nông thôn là 13,24 kg/người/năm và ở thành thị là 10,04 kg/người/năm. Hoặc dựa theo kết quả điều tra kinh tế - xã hội năm 2001 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện trong khuôn khổ của Dự án Thông tin ANLT do FAO tài trợ, mức tiêu dùng gạo cả năm tại hộ và ngoài hộ là 178kg/khẩu. Cách thứ hai, mức tiêu dùng có thể ước tính như là phần dư của sản lượng thóc sau khi đã trừ đi các khoản để giống, hao hụt, TAGS... Ngoài ra theo điều tra Mức sống hộ gia đình thì thường lấy mức tiêu dùng gạo 147kg/người của điều tra mức sống hộ gia đình làm căn cứ theo mức năng lượng cần đảm bảo duy trì là 2350 calo/người/ngày.

Bảng 2.11. Cân đối cung cầu về lương thực lúa của huyện Phổ Yên năm 2011

Chỉ tiêu ĐVT 2011

1. Dân số Người 139.410

2. Diện tích trồng lúa Ha 10.097

3. Năng suất Tạ/ha 50,27

4. Sản lượng Tấn 50.757

5. Nhu cầu Tấn 47.677

- Giống Tấn 2.538

- Ăn Tấn 22.911

- Chăn nuôi, dự trữ, chế biên… Tấn 17.152

6. Tổn thất sau thu hoạch Tấn 5.076

Cân đối thóc Tấn 3.080

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Phổ Yên và số liệu tính toán)

Lương thực: mức dự trữ lương thực của huyện bình quân từ 4 đến 5 kg thóc/người/năm theo quy định của Chiến lược phát triển dự trữ quốc gia định hướng đến năm 2020.

Qua tính tốn sơ bộ về an ninh lương thực cấp vùng tại huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên thì năm 2011 hiện vẫn đang đủ lương thực để phục vụ cho

nhu cầu của người dân trong địa bàn tuy nhiên lượng lương thực dư thừa khơng nhiều. (Bảng 2.11)

* Nhóm các chỉ tiêu về xã hội

Bình quân lương thưc đầu người của huyện Phổ Yên là rất cao, đang có xu hướng tiếp tục tăng . Do sản lượng lương thực tăng nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ tăng dân số. Dân số trung bình của huyện qua 3 năm tăng trung bình 0,63%/năm, sản lượng lương thực tăng trung bình 4,5%/năm, nên sản lượng lương thực bình quân đầu người của huyện đã tăng liên tục, lương thực đã đảm bảo đủ cung cấp cho nội vùng.

Tiêu dùng lương thực:

Một xu hướng tất yếu dễ nhận thấy là dân cư vùng nào có tỉ trọng tiêu dùng lúa gạo cho ăn uống gia đình cao thì lượng gạo cịn lại để bán và đổi lấy tiền thấp.

Lúa gạo được tiêu dùng khắp nơi ở huyện, 99.9% dân số dùng gạo làm lương thực chính. Tiêu dùng gạo bình qn đầu người đang có xu hướng giảm dần. Ngồi ra, cũng thay đổi theo nhóm hộ, thành thị, nơng thơn, chủ hộ là nam hay nữ, hộ giàu, hộ nghèo, các địa phương khác nhau trong vùng.

Bảng 2.12. Khối lượng tiêu dùng gạo bình quân 1 người/tháng ở huyện Phổ Yên

ĐVT: Kg

Năm 2009 13,04

Năm 2010 12,41

Năm 2011 11,72

Biểu 2.4 Mức lương thực bình quân đầu người huyện Phổ Yên qua các năm 370 380 390 400 410 420 430 2009 2010 2011 Sản lượng lương thực bình quân/người

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phổ Yên) [7]

Khối lượng tiêu dùng gạo bình quân 1 người/1 tháng của huyện giảm liên tục qua các năm (Bảng 2.12). Năm 2011, khối lượng tiêu dùng gạo bình quân 1 người /1 tháng của huyện lại giảm xuống mạnh còn 10.979 kg thấp hơn mức trung bình tiêu dùng cả nước. Như vậy, cùng với sự gia tăng thu nhập, nhu cầu tiêu dùng gạo của người dân huyện Phổ Yên đang có xu hướng giảm xuống. Trong khi đó, tỷ lệ thịt, cá, trái cây,… trong bữa ăn hàng ngày của người dân tăng lên. Người dân đã chú trọng hơn đến chất lượng dinh dưỡng, độ an toàn của lương thực, thực phẩm, qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống tồn diện của mình.

Nhưng sự cải thiện trong cơ cấu bữa ăn của người dân còn nhiều hạn chế, trong bữa ăn của người dân Phổ Yên, gạo chiếm tới 88.7%, trong khi cơ cấu bữa ăn hợp lý thì calo từ gạo chỉ chiếm khoảng 60%, còn 40% từ thịt, trứng, cá, sữa, rau quả,... Như vậy, sản xuất nhằm tăng chất lượng bữa ăn có hiệu quả kép, Tình trạng chậm đổi mới nhất ở nơng thơn là bữa ăn q đạm bạc, chỉ có cơm là chính.

Nhìn chung, do sản lượng lúa ngày càng tăng cùng với kinh tế phát triển tạo nhiều việc làm làm tăng thu nhập cho nhân dân, giảm tỉ lệ nghèo

chung và hộ nghèo. Điều đó đã tạo điều kiện cho người dân tiếp cận lương thực (lúa gạo) dễ dàng hơn, và khơng cịn nguy cơ thiếu đói nên việc ăn lương thực thay thế (ngô, sắn,…). Cộng với sự thay đổi chất lượng bữa ăn của người dân, họ đã chú ý tăng thêm lượng thực phẩm và giảm xuống bớt lương thực. Nhìn chung hiện nay, các cây lương thực phụ (ngơ, khoai, sắn, các cây có củ cho tinh bột khác,...) đa số người dân dùng làm lương thực chính khi mất mùa và ăn thêm sau các bữa ăn chính nên xu hướng tiêu dùng giảm đi. Các cây lương thực phụ này thường chủ yếu dùng làm thức ăn cho chăn ni và một ít làm thực phẩm.

* Phân tích tác động của thu nhập đến chi tiêu cho lương thực

Theo thơng tin thu thập được từ phiếu điều tra thì thu nhập bình quân năm 2011 của 3 địa điểm nghiên cứu tại huyện Phổ Yên là hơn 900 ngàn đồng/nhân khẩu/tháng. Mức thu nhập này so với mức trung bình trung của tỉnh Thái Nguyên là thấp (Theo kết quả khảo sát năm 2011 của Tổng cục thống kê thì thu nhập của tỉnh Thái Nguyên bình quân trên một nhân khẩu/tháng là 1.149.400 đồng)

Có thể nói nếu thu nhập của người dân được tăng lên thì họ sẽ có những thay đổi trong tiêu dùng lương thực. Thu nhập người dân ngày càng cao thì sẽ giảm tiêu dùng lương thực và chú ý tiêu dùng nhiều thực phẩm hơn trong bữa ăn để đảm bảo khẩu phần ăn đủ dinh dưỡng cho cuộc sống khỏe mạnh. Từ đó, vấn đề ANLT sẽ đảm bảo hơn.

Tóm lại, thu nhập có tác động rất lớn đến chi tiêu và tiêu dùng lương

thực. Thu nhập là yếu tố quan trọng để giải quyết vấn đề thiếu ăn. Đối với các hộ nghèo, yếu tố này lại càng đặc biệt quan trọng, vì chính các hộ nghèo lại dễ bị tổn thương đối với những biến động trong thu nhập. Thu nhập bình quân đầu người càng cao ANLT càng đảm bảo.

Qua phân tích nhận thấy, nếu xét khả năng tiếp cận ANLT dựa trên khía cạnh chi tiêu và thu nhập của hộ gia đình thì ANLT cấp hộ gia đình của vùng chưa đảm bảo tốt do thu nhập bình quân đầu người của vùng vẫn còn

thấp, thấp hơn mức trung bình của tỉnh và cả nước. Trong cơ cấu thu nhập của hộ gia đình thì thu nhập phần lớn của dân cư là từ nơng nghiệp. Thêm vào đó, việc chi tiêu cho ăn uống mà cụ thể là lương thực chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng thu nhập và có sự chênh lệch rất lớn giữa các nhóm hộ. Cụ thể, nhóm hộ nghèo thu nhập quá thấp nên việc chi tiêu cho ăn uống không đủ và xuất hiện tình trạng vay mượn, cầm cố,...

2.2.3.2. Thu nhập và tiêu dùng lương thực của huyện Phổ Yên

Theo Điều tra trực tiếp hộ gia đình, ta có thu nhập bình qn 1 nhân khẩu 1 năm và tổng tiêu dùng lương thực bình quân 1 nhân khẩu 1 năm của huyện Phổ Yên năm 2009 thu nhập bình quân là 9.996 ngàn đồng thì tiêu dùng lương thực (gạo) là 156,5 kg, đến năm 2011 thu nhập tăng lên 10.812 ngàn thì tiêu dùng gạo giảm xuống 140,6 kg. Như vậy có thể nhận xét rằng thu nhập của người dân trên địa bàn tăng thì nhu cầu tiêu dùng lương thực gạo giảm xuống.

Bảng 2.13. Thu nhập và tổng nhu cầu tiêu dùng lương thực (gạo) bình quân 1 nhân khẩu 1 năm tại các điểm điều tra huyện Phổ Yên

Chỉ tiêu ĐVT

Năm

2009 2010 2011

Thu nhập 1000đ 9.996 10.404 10.812

Tổng nhu cầu tiêu dùng lương thực Kg 156,5 148,9 140,6

(Nguồn: Tính toán từ phiếu điều tra )

Một phần của tài liệu vấn đề an ninh lương thực tại huyện phổ yên - tỉnh thái nguyên (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)