7. Kết cấu của luận văn
1.3. Nội dung tạo động lực lao động trong doanh nghiệp
1.3.3. Đánh giá kết quả tạo động lực lao động
Để đánh giá hiệu quả tạo động lực lao động trong doanh nghiệp có thể xem xét thơng qua các chỉ tiêu sau:
1.3.3.1. Đánh giá qua hiệu quả làm việc của người lao động
- Người lao động chỉ hành động do bịđiều khiển hoặc được động viên bởi chính bản thân hay từ các nhân tố bên ngồi. Người lao động có động lực làm việc cao sẽ nâng cao tính chủ động và sáng tạo trong cơng việc.
Tính chủ động sáng tạo trong công việc của người lao động biểu hiện bằng mức độ tham gia hoạt động chung, tính tự giác làm việc mà không
cần sự giám sát chặt chẽ, sự năng động của người đó, thể hiện ham muốn lao động, nhu cầu cống hiến, sự năng nổ, chịu khó, sự chủ động giải quyết cơng việc, có trách nhiệm trong giải quyết công việc và trong các mối quan hệ với đồng nghiệp, tính đổi mới trong phương pháp làm việc, thường xuyên đề xuất ý tưởng, số sáng kiến được cơng nhận, khen thưởng…
Điều đó giúp người lao động nâng cao kết quả công việc, xây dựng kỹ năng và nâng cao khả năng xử lý cơng việc của mình, u thích cơng việc hơn từ đó giúp tăng thêm sự thỏa mãn trong công việc.
Tạo động lực lao động là cơ sở để tổ chức khai thác có hiệu quả và phát huy tiềm năng nguồn nhân lực, tạo động lực lao động tốt, người lao động sẽ có hành vi tích cực trong mọi hoạt động của tổ chức, từ đó góp phần nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc. Động lực làm việc ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần, thái độ làm việc của người lao động, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công việc.
- Đánh giá hiệu quả làm việc của người lao động có thể thông qua hoạt động đánh giá thực hiện công việc để đánh giá về số lượng, chất lượng công việc, tinh thần, thái độ của người lao động. Sử dụng các chỉ tiêu định lượng như năng suất lao động, chỉ số hoàn thành mức, tỷ lệ nhân viên khơng hồn thành nhiệm vụ, tỷ lệ công việc hồn thành cơng việc đúng thời hạn…Ví dụ: Có thể đánh giá hiệu quả công việc bằng chỉtiêu năng suất lao động tính theo giá trị.
NSLĐ bình qn = Tổng doanh thu
(Đơn vị: đồng/người)
Tổng số lao động
Chỉ tiêu này đánh giá trung bình một nhân viên tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong 1 năm. Chỉ tiêu này rất hữu ích khi đánh giá các bộ phận cùng kinh doanh một sản phẩm hoặc so sánh với đối thủ cạnh tranh để xác định hiệu quả nguồn nhân lực.
1.3.3.2. Mức độ hài lịng của người lao động trong cơng việc
Có nhiều khái niệm về mức độ hài lòng của người lao động trong công việc. Mức độ hài lòng trong công việc là thái độ của người lao động về công việc được thể hiện bằng cảm nhận, niềm tin và hành vi của người lao động. Mức độ hài lòng trong công việc là sự mô tả cảm nhận chung, hay đơn giản là việc người ta cảm thấy thích công việc của ho ̣ và các khía ca ̣nh công việc của ho ̣ như thế nào. Vì nó là sự đánh giá chung, nên nó là một biến về thái độ. Mức độ hài lòng trong công việc là mức độ người nhân viên yêu thích công việc của ho ̣, môi trường làm việc càng đáp ứng được các nhu cầu, giá tri ̣ và tính cách của người lao động thì độ thỏa mãn công việc càng cao. Có thể chia thành các mức độ hài lịng của người lao động đối với cơng việc theo các tiêu chí hài lịng với cơng việc, sẵn sàng gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, ln nỗ lực hết mình để hồn thành tốt cơng việc.
Mức độ hài lòng của người lao động là một trong những tiêu chí đánh giá sự thành cơng của doanh nghiệp. Một khi nhân viên cảm thấy hài lịng với cơng việc, họ sẽ làm việc hiệu quả và gắn bó hơn với doanh nghiệp. Sau khi tiến hành các biện pháp tạo động lực lao động, doanh nghiệp cần phải tiến hành đánh giá và đo lường mức độ thỏa mãn nhu cầu của người lao động để biết được đánh giá của người lao động về các chính sách đã thực thi của doanh nghiệp.
Đánh giá mức độ hài lòng của người lao động giúp doanh nghiệp có được cái nhìn đúng đắn về động lực làm việc và mức độ cam kết của đội ngũ lao động với doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra những điều chỉnh chính sách và giải pháp phù hợp đáp ứng nhu cầu của nhân viên, tạo sự hài lòng và gắn kết lâu dài của người lao động với doanh nghiệp. Qua đó, doanh nghiệp sẽ giữ chân được những nhân sự có năng lực, giúp doanh nghiệp thực hiện thành công các mục tiêu sản xuất kinh doanh đã đề ra.