Thực trạng của những kết quả đạt được trong việc phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các Học

Một phần của tài liệu Luận án PHUKHAOKHAM THIKEO (Trang 90 - 97)

viện Quân đội nhân dân Lào những năm qua

Những kết quả đạt được của phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL những năm qua:

Thứ nhất, tính tự giác, sáng tạo của độ ngũ giảng viên ở các Học viện

QĐNDL được phát huy mạnh mẽ, tạo chuyển biến căn bản về chất lượng giảng dạy, học tập.

Sau khi đội ngũ giảng viên ở các Học viện QĐNDL đã được trang bị những tri thức cần thiết: Tri thức sư phạm, tri thức khoa học tự nhiên, tri thức khoa học và nhân văn, tri thức khoa học và nhân văn quân sự, tri thức nghệ thuật quân sự, tri thức kỹ thuật quân sự…ở các học viện, nhà trường trong và ngoài qn đội, trong và ngồi nước; đến lượt nó, họ đã trở thành chủ thể trang bị tri thức cho đội ngũ học viên ở các Học viện QĐNDL. Từ khi đóng vai trò là người giảng viên ở các Học viện QĐNDL, họ đã khai

thác những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, những kinh nghiêm, những phẩm chất mà họ tích lũy được trong thời gian học tập, nghiên cứu truyền đạt lại cho đội ngũ học viên. Sau nhiều năm hành nghề, họ dần dần tích lũy những kinh nghiệm dạy học. Đa số giảng viên giảng bài rõ ràng, lôgic, xử lý các tình huống sư phạm tốt, có sức thu hút cao, dễ hiểu, dễ nhớ, có tính khái qt cao. Họ đã truyền đạt hết khả năng, vốn tri thức của họ cho đội ngũ học viên. Trong giảng dạy họ đã sử dụng nhiều biện pháp truyền đạt tri thức cho học viên. Họ khơng chỉ là người giảng viên mà cịn là người hướng dẫn khoa học cho đội ngũ học viên. Điều này chứng tỏ họ đã phát huy tốt tri thức của mình trong đào tạo sĩ quan.

Những năm qua, đội ngũ giảng viên đã phát huy tốt năng lực sư phạm để đổi mới sáng tạo trong quá trình dạy học. Sau khi nhận nhiệm vụ dạy học, đa số đội ngũ giảng viên luôn cố gắng vươn lên, nhảy bén, chủ động, sáng tạo từ quán triệt mục tiêu, yêu cầu, đối tượng, nhiệm vụ đào tạo, tới việc lập kế hoạch, chuẩn bị bài giảng, phương tiện, dùng cụ và thực hiện tốt kế hoạch giảng dạy. Trong giảng dạy, cơ bản đội ngũ giảng viên đã làm chủ nội dung, biết sử dụng nhiều hình thức và phương tiện dạy học cả thuyền thống lẫn hiện đại. Đồng thời, họ kết hợp sáng tạo các phương pháp nhận thức khoa học để truyền đạt có hiệu quả. Họ có khả năng xử lý các tình huống sư phạm và biết kết hợp tốt giữa dạy chữ - dạy người - dạy nghề; giữa trang bị kiến thức với định hướng xây dựng phát triển đạo đức, nhân cách; biết kết hợp giữa xây dựng bản lĩnh chính trị với rèn luyện kỹ năng thực hành; biết kết hợp truyền thụ kinh nghiệm chiến đấu với truyền thống tốt đẹp của QĐNDL cho học viên. Đa số họ biết giảng dạy theo lối truyền thống, giảng dạy theo kinh nghiệm và dần dần dạy theo cái thực tiễn cần, theo lối hiện đại; từng bước thay đổi phương pháp giảng dạy tích cực, có hiệu quả, từng bước cập nhật thông tin mới, dung lượng bài giảng khá phong phú, có trực quan sinh động, trình độ khái quát tư duy trừu tượng dần dần được phát triển; từng bước sử

dụng phương tiện dạy học hiện đại. Đa số giảng viên có tinh thần tích cực, tự giác, phấn đấu vươn lên, tự nâng cao tinh thần trách nhiệm về chun mơn, nghiệp vụ của mình, biểu hiện tư tưởng tích cực trong rèn luyện, chấp hành nghiêm thời gian giảng dạy, ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm túc. Một số đội ngũ giảng viên đã trở thành giảng viên dạy tốt. Theo kết quả điều tra cho thấy điểm mạnh nhất của đội ngũ giảng viên hiện nay: 53.67% đội ngũ giảng viên cho là trình độ kiến thức, trình độ lý luận, chuyên môn sư phạm năng lực sử dụng phương tiện dạy học hiện đại được nâng lên; 29.94 % đội ngũ giảng viên cho là do chấp hành kỷ luật, pháp luật nghiêm minh [phụ lục 3]. Điều đó cũng có nghĩa là năng lực thực tiễn sư phạm được nâng lên và được phát huy tối đa trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL. Nhìn tổng quát đa số đội ngũ giảng viên vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ của họ. Chứng tỏ họ đã áp dụng tri thức lý luân vào thực tiễn đào tạo sĩ quan. Theo Hồ chí Minh: “Ý muốn thành một người trí thức hồn tồn, thì phải đem cái trí thức đó áp dụng vào thực tế ” [55, tr.275].

Thứ hai, tinh thần vượt khó của độ ngũ giảng viên ở các Học viện

QĐNDL được phát huy mạnh mẽ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đào tạo sĩ quan cho Quân đội nhân dân Lào.

Những năm qua, do thấu hiểu sâu vai trò và trách nhiệm “nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục. Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học” [74], đội ngũ giảng viên đã phát huy tốt tình cảm, ý chí, động cơ, thái độ, trách nhiệm của họ trong đào tạo sĩ quan, gắn bó mật thiết với cơng việc của họ. Trong thực hiện nhiệm vụ, mặc dù họ gặp nhiều khó khăn cả về khách quan và chủ quan, nhưng họ vẫn tìm biện pháp khắc phục và hồn thành tốt nhiệm vụ được giao. Điều này đã chứng minh rằng: họ phát huy tốt tình cảm, ý chí, động cơ, thái độ, trách nhiệm của họ. Theo phòng vấn một số đội ngũ giảng viên cho rằng: nghề giảng viên là chuyên môn, là sở trường, sở thích của họ. Nó gắn liền với

lợi ích cá nhân, gia đình của họ, gắn liền với danh tiếng và danh dự của họ, cho nên họ không muốn và không bao giờ chuyển sang nghề khác. Theo điều tra xã hội học cho thấy: Đội ngũ giảng viên ở các Học viện QĐNDL hiện nay có tình cảm, ý chí, động cơ, thái độ rất tốt. Cơ bản đội ngũ giảng viên ln tin tưởng vào đường lối, chính sách của ĐNDCML, vào chế độ xã hội chủ nghĩa và nhiệm vụ đào tạo sĩ quan của các Học viện QĐNDL. Họ đã nhận thức đúng đắn vị trí, vai trị, trách nhiệm của mình trong đào tạo sĩ quan. Từ đó, họ có động cơ, thái độ tốt và tinh thần trách nhiệm cao trong thực hiện nhiệm vụ. Theo kết quả điều tra có “64.79 % chọn nghề giảng viên là do yêu thích của bản thân; 24.85 % chọn nghề giảng viên là do ham muốn khám phá, nâng cao trình độ nhận thức; 6.21% do muốn làm ăn kinh tế, danh dự và thành đạt của họ” [phụ lục 2]. Điều đó, chứng tỏ tình cảm, ý chí, động cơ, thái độ, trách nhiệm của đội ngũ giảng viên đối với đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL rất tốt. Theo số liệu điều tra khảo sát tâm tư, nguyện vọng về nghề nghiệp có 79.09 % đội ngũ giảng viên yêu cầu Đảng, Nhà nước phải nâng cao, bồi dưỡng trình độ học vấn cho đội ngũ giảng viên, nói cách khác là họ muốn tiếp tục đi học, đào tạo cấp cao hơn; 90.39% muốn tiếp tục làm nghề giảng viên ở các Học viện QĐNDL[phụ lục 11] và chỉ có 9.60% đội ngũ giảng viên muốn chuyển sang nghề khác. Thông qua số liệu trên cho thấy tình cảm, ý chí, động cơ, thái độ của đội ngũ giảng viên ngày càng được phát huy. Họ ln có niềm tin vào ĐNDCML, vào chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN), vào sự nghiệp đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL và có niềm tin vào sụ lãnh đạo, quản lý, chỉ huy của Đảng ủy, Ban giám đốc, các vụ, viện, khoa. Mặc dù trong q trình nghề vẫn cịn nhiều khó khăn, thử thách, nhưng họ vẫn an tâm hoàn thành nhiệm vụ. Điều này chứng tỏ tinh thần vượt khó của họ thật cao như Hồ Chí Minh khẳng định: “Khơng có việc gì khó chỉ sợ lịng khơng bền, đào núi và lấp biển quyết chí ắt làm nên” [56, tr.95].

Thứ ba, đội ngũ giảng viên phát huy tốt đạo đức sư phạm trong đào tạo sĩ

quan, góp phần xây dựng đạo đức người sĩ quan có những đặc trưng mới, tích cực, tiến bộ, trung thành, vượt khó, hồn thành tốt nhiệm vụ.

Đạo đức sư phạm là cái gốc, cái căn bản cho hành động của đội ngũ giảng viên. Nó chỉ đạo đội ngũ giảng viên trong thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, làm cho họ tự ý thức, tự hành động theo cái thiện, cái thẩm mỹ, tính tự giác cho hành động. Đạo đức sư phạm góp phần củng cố động cơ, thái độ đúng đắn, ý thức trách nhiệm của đội ngũ giảng viên. Nó thể hiện đạo đức cách mạng của đội ngũ giảng viên. Đạo đức sư phạm của đội ngũ giảng viên không chỉ phản ánh bản chất của của người sĩ quan cách mạng mà còn là gương mẫu cho học viên sĩ quan noi theo. Từ khi nhận nhiệm vụ đội ngũ giảng viên luôn giữ vững, phát huy đạo đức sư phạm của họ, làm cho họ trở thành người giảng viên có đức có tài và đáng kính trọng đối với đội ngũ học viên. Đạo đức sư phạm của đội ngũ giảng viên không chỉ thể hiện thông qua hoạt động giảng dạy mà cịn thể hiện thơng qua nề nếp, phong cách sống hàng ngày của họ: Thứ nhất là trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và với nhân dân Lào, hết lòng phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, mà trực tiếp là phục vụ đội ngũ học viên trong lĩnh hội kiến thức, rèn luyện đạo đức, thực hành kỹ năng nghề nghiệp; Thứ hai là yêu nghề giảng viên. Lòng yêu nghề nghiệp, say mê nghề nghiệp là phẩm chất vô giá của mỗi người giảng viên ở các Học viện QĐNDL. Yêu nghề là tiêu chuẩn số một, tiêu chuẩn quyết định mọi thành công của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL. Yêu nghề nghiệp được đặt ngay sau “yêu nước”, “trung thành” với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào; phẩm chất nghề nghiệp, trách nhiệm của đội ngũ giảng viên đi liền với trách nhiệm của công dân, trách nhiệm của đội ngũ sĩ quan. Được tơn vinh là những “kỹ sư tâm hồn”. Vì vậy, đội ngũ giảng viên ở các Học viện QĐNDL đã có nhân cách đẹp đẽ để thiết kế, xây dựng nên những tâm hồn đẹp, nhân cách tốt đẹp

của người sĩ quan QĐNDL. Theo kết quả điều tra có 64.79% đội ngũ giảng viên yêu thích nghề nghiệp mà họ đã tự chọn cho nên họ gắn bó mật thiết với nghề và luôn luôn tự rèn luyện, tự phát triển tay nghề của minh; Thứ ba là yêu quý người học, họ có truyền thống yêu quý, gần gũy với người học, muốn người học đạt thành tích cao trong học tập nghiên cứu cho nên họ ln ln tìm cách giúp đỡ người học lĩnh hội tri thức, rèn luyện đạo đức, phẩm chất người sĩ quan quân đội. Họ không chỉ là người dạy chữ, dạy người, dạy nghề cho đội ngũ học viên mà cịn là người bạn, người đồng chí, đồng đội thân ghen nhất của đội ngũ học viên; Thứ tư là gương mẫu tiên tiến. Họ không chỉ là người giảng viên mà còn là người gương mẫu tiên tiến để đội ngũ học viên noi theo. Những đạo đức trong sáng thủy chung của họ như: trung với Đảng, hiếu với dân, cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư, phong cách sống và làm việc của họ dần dần phát huy và được đội ngũ học viên tiếp thu, phát triển;

Thứ năm là tự phát triển bản thân. Họ tự phát triển bản thân về mọi mặt như:

nâng cao tri thức, học vị, học hàm, nâng cao năng lực sư phạm, rèn luyện kỹ năng tay nghề, xác định mục tiêu, lý tưởng đúng đắn, phát triển phẩm chất, nhân cách, phong cách người giảng viên, rèn luyện đạo đức cách mạng và đạo đức sư phạm, nâng cao ý thức trách nhiệm. Theo điều tra 41.80% đội ngũ giảng viên cho rằng điểm mạnh nhất của đội ngũ giảng viên là đạo đức sư phạm, mẫu mực. Điều này chứng tỏ họ phát huy tốt đạo đức sư phạm cũng như đạo đức cách mạng của họ, như Hồ Chí Minh khẳng định: “Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang” [57, tr.283]

Với việc phát huy tốt nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên, trong những năm qua chất lượng đào tạo sĩ quan ở các Học viện Quân đội nhân dân Lào được nâng lên đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Trước đây các Học viện QĐNDL chỉ đào đạo sĩ quan với trình độ trung cấp và cao đẳng. Do bị hạn chế về trình độ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã

hội của đất nước thới đó, cho nên chất lượng đào tạo sĩ quan cũng không thể đạt hiệu quả cao lắm. Nội dung, chương trình đào tạo chưa phong phú, chưa đáp ứng được những đòi hỏi mới trong tình hình mới. Nội dung, chương trình từng sử dụng phần lớn mang tính truyền thống, thẩm chí đã lỗi thời. Phương tiện, học cụ hiện đại chưa được đem vào dạy học. Thời gian học tập chỉ 2-3 năm. Các đội ngũ sĩ quan mới ra trường chỉ được phong quân hàm thiếu úy, và chỉ được nhận chức vụ cao nhất là trung đội trưởng mà thôi. Những đội ngũ sĩ quan này nếu muốn phát triển tầm cao hơn phải được cử đi học tại nước ngoài mà phần lớn là được cử đi học ở Việt Nam và một số nước như: Nga và Trung Quốc…

Sau nhiều năm phát triển và trưởng thành, do sự cố gắng, nỗ lực, đầu tư, phát triển của Đảng, Nhà nước nói chung và do sự cố gắng, nỗ lực của Đảng ủy, Ban giám đốc, các vụ, viện, khoa cho đến cán bộ, đảng viên, đội ngũ giảng viên và đội ngũ học viên đã làm cho chất lượng đào tạo sĩ quan có bước phát triển mới. Đến nay các Học viện QĐNDL đã đào tạo ra đội ngũ sĩ quan nhiều khóa học, nhiều chun mơn, nhiều qn chủng, binh chủng khác nhau, có thể đáp ứng được một nhu cầu hoạt động quân sự của các đơn vị trong tình hình mới. Các đội ngũ sĩ quan ra trường họ đã nhận nhiệm vụ chỉ huy, lãnh đạo ở các đơn vị ở tất cả vùng miền Tổ quốc, nhiều đồng chí trở thành người sĩ quan xuất sắc và uy tin được cấp trên khen thường và giao trọng trách. Theo tìm hiểu, sau thành lập các Học viện QĐNDL khơng lâu, đội ngũ sĩ quan khóa đầu tiên, nhiều đồng chí được phong quân hàm cấp tá, và nhận chức vụ trung đoàn trưởng hoặc thủ trưởng bộ chỉ huy quân sự huyện hoặc tương đương. Họ đã góp phần xây dựng các đơn vị vững mạnh. Họ luôn luôn phấn đấu vươn lên làm trịn nhiệm vụ của mình. Họ từng bước được cấp trên phong tặng quân hàm và được bầu làm trọng trách. Phần lớn đội ngũ sĩ quan QĐNDL được đào tạo tại các Học viện QĐNDL. Họ vẫn giữ vững bản lĩnh chính trị, dũng cảm, có ý chí vươn lên, khắc phục mọi khó khăn thử thách,

hồn thành tốt nhiệm vụ được giao, ít có tình trạng vi phạm kỷ luật, pháp luật, đảo ngũ. Họ có kiến thức, năng lực chỉ huy đơn vị, có ý chí quyết tâm, có đạo đức, phẩm chất, nhân cách, phong cách quân nhân quân đội mới, là do họ được trạng bị từ khi đang đào tạo ở các Học viện QĐNDL. Ngày nay, do có nhiều đội ngũ sĩ quan tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước, hiếu với nhân dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập Tổ quốc, vì con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) cho nên QĐNDL ngày càng trường thành, vững mạnh và đủ khả năng để bảo vệ được tồn vẹn lãnh thổ, chủ quyền nhà nước, gìn giữ hịa bình, an ninh trật tự, khắc phục thiên tai. Những thành tích nêu trên khơng phải tự nhiên mà có. Tất nhiên nó có nhiều yếu tố hợp thành, nhưng một trong những yếu tố quan trọng đó là sự cố gắng, nỗ lực, tích cực, cống hiến, góp cơng của đội ngũ giảng viên. Nói cách khác là do phát huy

Một phần của tài liệu Luận án PHUKHAOKHAM THIKEO (Trang 90 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w