Xây dựng văn hóa giao tiếp, ứng xử tại Trường ĐH VH, TT&DL

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng văn hóa công sở tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa (Trang 54 - 61)

7. Cấu trúc luận văn

2.2. Hoạt động xây dựng văn hóa cơng sở tại Trường Đại học VH,

2.2.2. Xây dựng văn hóa giao tiếp, ứng xử tại Trường ĐH VH, TT&DL

Thanh Hóa

Giao tiếp trong công sở Trường ĐH VHTT&DL Thanh Hóa là q trình trao đổi thơng tin, suy nghĩ, và bày tỏ tình cảm giữa các thành viên trong

cơ quan với nhau. Do đặc thù công tác đào tạo, Nhà trường luôn phải tiếp xúc với nhiều đối tượng khác nhau, vì vậy đã xây dựng văn hóa giao tiếp ứng xử với người xung quanh, với HSSV, cấp trên và cấp dưới. Ln có thái độ nhẹ nhàng, lắng nghe đối phương, khơng nói to, gây tiếng ồn và các hành động lỗ mãng khi giao tiếp.

2.2.2.1. Giao tiếp và ứng xử với lãnh đạo

Ban giám hiệu nhà trường, các trưởng đơn vị là những người có địa vị quản lý trong cơ quan, vì vậy cách ứng xử trong giao tiếp với cấp trên được CBGV, người lao động, HSSV quan tâm thể hiện sự tôn trọng. Các chỉ đạo, mệnh lệnh, hướng dẫn, nhiệm vụ được cấp trên đưa xuống, giao cho đơn vị hoặc cá nhân luôn được tiếp nhận một cách tự tin, chủ động. Cấp dưới là các cán bộ hành chính, các giáo viên nhà trường luôn chấp hành nghiêm túc đúng thời gian và thường xuyên báo cáo, phản ánh tình hình thực hiện nhiệm vụ. Thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định. Quá trình giao tiếp cán bộ nhà trường với lãnh đạo luôn diễn ra trong trạng thái trung thực, thẳng thắn, cấp dưới đề xuất, tham gia đóng góp ý kiến với cấp trên. Bảo vệ uy tín, danh dự cho cấp trên.

Trong khi họp với lãnh đạo, CBGV thể hiện sự tôn trọng bằng cách tắt điện thoại di động hoặc để ở chế độ rung, không làm ảnh hưởng đến người khác; Giữ trật tự, tập trung theo dõi, lắng nghe, ghi chép các nội dung cần thiết; khơng nói chuyện và làm việc riêng; không bỏ về trước khi kết thúc cuộc họp, không ra vào, đi lại tuỳ tiện trong phòng họp. Phát biểu ý kiến theo điều hành của Chủ tọa hoặc Ban tổ chức; không làm việc riêng hoặc nói chuyện riêng trong cuộc họp, không trao đổi, thảo luận riêng. Kết thúc cuộc họp, khách mời, và lãnh đạo cấp trên phải ra trước rồi CBGV mới bắt đầu bước ra thể hiện sự khiên tốn, lịch sự. Tình trạng xơ đẩy, chen lấn chưa bao giờ sảy ra tại trường ĐH VHTT&DL. Cán bộ được phân công nhiệm vụ tổ

chức họp cũng luôn dọn dẹp lại chỗ ngồi (ghế, ngăn bàn, bàn), tắt điện trước khi ra khỏi phòng họp, thực hiện tốt nhiệm vụ cấp trên giao phó, đảm bảo cuộc họp diễn ra thuận lợi.

Trong cơ quan hay bên ngoài, khi gặp cấp trên CB, GV nhà trường ln có thái độ tơn trọng, chào hỏi thân mật, nghiêm túc và lịch sự. Từ trước tới nay khơng sảy ra tình trạng lợi dụng việc góp ý, phê bình hoặc rải đơn thư nặc danh làm tổn hại uy tín của cấp trên tại trường ĐH VHTT&DL Thanh Hóa.

2.2.2.2. Giao tiếp và ứng xử với cấp dưới

Đối với lãnh đạo trường ĐH VHTT&DL, giao tiếp ứng xử với cấp dưới là việc diễn ra thường xuyên hàng ngày nhằm trao đổi công việc cụ thể, chỉ đạo, giao phó nhiệm vụ, vì vậy lãnh đạo trường Nhà trường ln tơn trọng cấp dưới, giao tiếp khiêm tốn, nhiệt tình hướng dẫn cấm dưới triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ và liên tục đôn độc, kiểm tra giám sát, đánh giá việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính, việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn;

Lãnh đạo Nhà trường luôn là những cán bộ gương mẫu về mọi mặt, trong công việc và cả đạo đức, lống sống hàng ngày để các CB, GV nể phục, noi theo. Lãnh đạo Nhà trường còn nắm vững tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh của từng CB, GV, phối hợp với cơng đồn nhà trường chân thành động viên, thông cảm, chia sẻ lúc buồn, khó khăn, lúc vui, vướng mắc trong cơng việc và cuộc sống của CB, GV. Với cấp dưới, luôn là sự khích lệ và truyền cảm hứng để giúp CB, GV làm việc hăng say và phát huy tối đa năng lực trong công tác chuyên môn.

Thực trạng cửa quyền, hách dịch, quan liêu, trù dập, xa rời cấp dưới hầu hết không sảy ra trong môi trường trường ĐH VHTT&DL, sự tôn trọng, lịch sự, ứng xử có khn phép với cấp dưới thể hiện ở mọi đơn vị, phòng ban tạo nên sự gắn kết hòa đồng giữa lãnh đạo và cấp dưới. Lãnh đạo đơn vị chưa bao giờ có thái độ khoe khoang tiền lương, thưởng hay tự cho mình là giỏi

hơn so với đồng nghiệp, cũng khơng tự ti vì thành tích của mình khơng bằng họ mà cần coi đó là động lực để cố gắng hơn. Sự thông minh, linh hoạt trong ứng xử của lãnh đạo nhà trường cịn thể hiện ở việc tránh những ngơn từ xúc phạm hay chỉ trích quá mức khi cấp dưới mắc lỗi. Thay vào đó là sự nhắc nhở nhẹ nhàng và thưởng phạt công tâm tùy theo mức độ.

2.2.2.3. Giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp

Đồng nghiệp là những người cùng nhau hợp tác trong cơng việc, có cùng địa vị đẳng cấp, vì vậy giao tiếp ứng xử được xây dựng trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, được trường ĐH VHTT&DL nhận thức rõ ràng và thực hiện nhiều năm nay. CB, GV giao tiếp ứng xử với đồng nghiệp bằng ngôn ngữ chuẩn mực, tơn trọng, khích lệ, động viên, đồng hành trong cơng việc khơng tự ti bản thân mình về trình độ và chuyên môn so với đồng nghiệp; bảo vệ uy tín, nhân phẩm và phát huy năng lực của từng CB, GV trong nhà trường.

Trường hợp CB, GV trong trường có cơng việc, khơng đảm bảo thực hiện đươc nhiệm vụ hàng ngày thì người xung quanh ln đồn kết hỗ trợ, giúp đỡ đồng nghiệp thực hiện công việc. Coi đồng nghiệp như người thân trong gia đình, thấu hiểu chia sẻ khó khăn trong cơng tác cũng như trong cuộc sống;

Sự khiêm tốn, tôn trọng, chân thành, bảo vệ uy tín, danh dự của đồng nghiệp tại trường ĐH VHTT&DL Thanh Hóa cịn được thể hiện ở việc khơng ghen ghét, đố kỵ, xem mình giỏi hơn đồng nghiệp, lơi kéo bè cánh, phe nhóm gây mất đồn kết nội bộ. Các đồng nghiệp với nhau ln có thái độ cầu thị, thẳng thắn, chân thành tham gia góp ý trong cơng việc. Những đề nghị không đúng chuyên môn, trái quy định được CB, GV thẳng thắn góp ý, khéo léo từ chối cùng thực hiện.

Trong cơng sở nhà trường, các phịng ban được sắp xếp đặt vị trí cạnh nhau, trong suốt 8 tiếng tại công sở, việc thi thoảng thả lỏng và trò chuyện một chút với mọi người xung quanh là điều không thể tránh khỏi. CBGV nhà trường luôn biết dừng đúng lúc, nhận thức rõ công sở là nơi làm việc không

phải nơi tán gẫu, nên không quá lạm dụng thời gian công sở để trị chuyện, suồng sã với đồng nghiệp biến mình thành người “bn chuyện” ảnh hưởng tới môi trường làm việc, vừa làm mất điểm trong mắt đồng nghiệp, cấp trên, vừa ảnh hưởng đến hiệu suất công việc.

Tuy nhiên, vấn nạn sử dụng điện thoại, buôn chuyện với đồng nghiệp vẫn diễn ra khá phổ biển trong nhà trường, văn hóa giao tiếp theo hướng “câu chuyện làm quà” vẫn hiện diện phổ biến tại trường ĐH VHTT&DL Thanh Hóa. Hiện tượng nói xấu, chia kết bè phái đâu đó vẫn cịn trong các đơn vị nhỏ, các phịng ban cơng sở khiến đồng nghiệp ác cảm với những người xung quanh.

2.2.2.4. Giao tiếp ứng xử của CBGV đối với HSSV

CBGV nhà trường là cấp trên, là bạn bè, là người thân của các em khi các em xa gia đình tham gia đào tạo tại trường ĐH VHTT &DL. Vì vậy thái độ giao tiếp ứng xử của CBGV đối với các em luôn thể hiện sự văn minh, lịch sự, ân cần khi giao tiếp, thể hiện thái độ, cử chỉ, lời nói vui vẻ, bình tĩnh trong mọi tình huống. Trong cơng việc, các thầy cô luôn thể hiện sự công tâm, tận tụy, không to tiếng, hách dịch không nói tục hoặc có thái độ cục cằn….. gây căng thẳng, bức xúc cho HSSV khi các em đến giao dịch;

Đồng thời, thầy cô trong nhà trường luôn thấu hiểu, chia sẻ và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, hướng dẫn tận tình, chu đáo cho các em, chủ động chia sẻ, thăm hỏi , tôn trọng, lắng nghe và tiếp thu ý kiến đóng góp của HSSV, có sự giải thích rõ ràng và hợp lý trong mọi trường hợp làm việc với HSSV trong trường. Đặc biệt, thầy cơ ln có ngơn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, hỗ trợ, hợp tác, chia sẻ, thân thiện, không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà cho các em..

Phỏng vấn chị Lã Thị Tuyên giảng viên khoa sư phạm mầm non, chị chia sẻ: “ Chúng tôi luôn tôn trọng nhân cách của học sinh, mềm mỏng nhưng

cương quyết, triệt để khi xử lý các vi phạm, trong thời gian qua, nhận thức được giao tiếp ứng xử là một phần khơng thể thiếu của HSSV, ngồi kiến thức

chúng tơi cịn cố gắng lồng ghép các bài học về lễ nghĩa, đạo đức, kính trên nhường dưới vào các bài giảng để các em hiểu thêm về đạo lý để có cách thức giao tiếp ứng xử tốt hơn trong mọi trường hợp ở cuộc sống sau này”[phỏng

vấn ngày 03/4/2021].

2.2.2.5. Giao tiếp ứng xử của HSSV đối với CBGV

Song song với quá trình đào tạo và học tập, HSSV của trường ĐH VHTT&DL cịn được thầy cơ rèn luyện, uốn nắn về các hành vi ứng xử đối với các thầy cô giáo, nhân viên nhà trường. Trong những năm qua, cùng với truyền thống “tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn”, Trường ĐH VHTT&DL Thanh Hóa ln được đánh giá là cái nôi đào tạo nguồn nhân lực toàn diện cả đức và tài.

HSSV nhà trương ln kính trọng, lễ phép, trung thực, chia sẻ, chấp hành các yêu cầu theo quy định. Không bịa đặt thông tin; không xúc phạm tinh thần, danh dự, nhân phẩm, bạo lực với CB, GV nhà trường; Ứng xử với CB, GV bằng ngôn ngữ đúng mực, thân thiện, trung thực, hợp tác, và tơn trọng. Khơng nói tục, chửi bậy, miệt thị, xúc phạm thầy cơ; không bịa đặt, lôi kéo; khơng phát tán thơng tin để nói xấu, làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của CB, GV trong trường.

Tuy nhiên, nhìn vào sự ứng xử của HSSV trong những năm qua, khi cơng nghệ phát triển, làm cho HSSV có nhiều sân chơi hơn, các em được tự do thể hiện quan điểm riêng của mình và vẫn có một bộ phận SV thường xuyên chia sẻ, bình luận thơ tục trên mạng xã hội, truy cập những thông tin xấu, độc hại, bạo lực, có trường hợp bị lôi kéo, tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật thông qua môi trường mạng. Một số CB, GV, nhân viên trong nhà trường chưa chuẩn mực trong giao tiếp ứng xử, có hành vi và thái độ ứng xử thiếu kiềm chế, bị các em phản ứng bằng cách cơng khai bình luận, lên án và bày tỏ bức xúc ảnh hưởng không tốt tới môi trường sư phạm.

Phỏng vấn chị Bùi Thị Hậu giảng viên Khoa Văn hóa – Thơng tin được chia sẻ: “ HSSV trường ĐH VHTT&DL Thanh Hóa tương đối ngoan,

biết cách giao tiếp ứng xử, tuy nhiên, vẫn cịn tình trạng một số em khi giao tiếp với giáo viên thiếu chuẩn mực về tác phong, thái độ, hành vi, ngôn ngữ. Các em xem giáo viên như bạn bè nên cử chỉ thái độ khơng có sự tơn trọng, lễ phép, ăn nói trống khơng. Đây là vấn đề về nhận thức mà nhà trường sẽ phải tiếp tục tăng cường hơn nữa về nâng cao nhận thức về văn hóa ứng xử tại cơ sở giáo dục trong giai đoạn tới”[phỏng vấn 3/4/2021].

2.2.2.6. Giao tiếp và ứng xử giữa người học với người học

Thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho tỉnh Thanh Hóa, hàng năm trường ĐH VHTT&DL tỉnh Thanh Hóa có hàng trăm HSSV đến học tập và làm việc, theo thống kê hiện nay toàn trường đang tiếp nhận đào tạo hơn 2000 học viên, ở nhiều trình độ khác nhau như cao đẳng, đại học, thạc sĩ, đồng thời, nhiều học sinh quốc tế cũng đang theo học, tìm hiểu văn hóa Việt Nam tại trường. Vì vậy vấn đề giao tiếp ứng xử giữa HSSV với nhau như thế nào để thể hiện được bộ mặt của nhà trường được lãnh đạo và toàn thể CBGV quan tâm sâu sắc. Mặc dù nhiều năm qua nhà trường chưa có một bộ quy tắc ứng xử cụ thể nào dành cho sinh viên làm kim chỉ nam hành động nhưng những biểu hiện của các em trong thời gian qua cho thấy nhận thức về ứng xử học đường rất tốt.

Trong giao tiếp ứng xử HSSV với nhau, theo quan sát của tác giả ln nhìn thấy sự tôn trọng bạn bè, khi bạn của mình gặp khó khăn,các em sẵn sàng chia sẻ, động viên, quan tâm, giúp đỡ, ln nhiệt tình, hết lịng với bạn. Nhiều SV yêu thích giao lưu kết bạn, đối xử chân thành, không câu nệ tiểu tiết, cư xử lịch sự, văn minh, tôn trọng đối phương. Cách ứng xử của sinh viên cịn thể hiện ở các buổi học nhóm, thảo luận, phản biện trong lớp. Trong giờ thảo luận nhóm các sinh viên ln đồn kết, hỗ trợ nhau xây dựng bài học,

đưa ra nhận xét, đánh giá bài tập nhóm của bạn trên tinh thân xây dựng, nhận xét đi thẳng vào mặt hạn chế, giúp bạn bè nhận thấy cái sai, nhược điểm của bạn học mà không đánh giá tiêu cực, kích động gây cảm giác bất mãn, mất đoàn kết trong lớp học.

Tuy nhiên vẫn cịn một bộ phận sinh viên có thái độ ứng xử q khích, vội vã, thiếu suy nghĩ thiếu bình tĩnh khi bạn bè làm mình khơng hài lịng. Vì vậy, chỉ một cái nhìn “khơng bình thường”, chỉ một va chạm nhẹ, một xích mích nhỏ là có thể có những lời nói thơ tục, khiếm nhã. Hiện tượng chia bè, nhóm nói xấu bạn bè ở sinh viên, đặc biệt là ở nhóm các bạn nữ ngồi tụm lại nói xấu chỉ vì cảm thấy ghen tức, khơng được bằng bạn. Hiện tượng này đã giảm rất nhiều so với giai đoạn trước đây, tuy nhiên vẫn còn tồn tại ở bộ phận nhỏ sinh viên trường DH VHTT&DL ảnh hưởng tới mơi trường văn hóa trong nhà trường.

Phỏng vấn em Trần Tú Lệ, SV năm 3 khoa mầm non được em chia sẻ: “Chúng em giao tiếp ứng xử với các bạn trong trường luôn thể hiện là người

văn minh, lịch sự, chúng em giải quyết vấn đề trên tinh thần tình bạn, tương trợ giúp đỡ nhau và nếu có xích mích cũng sẽ tìm cho mình cách giải quyết nhẹ nhàng văn minh nhất. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp, các bạn nóng tính, chưa hiểu sâu về đối phương nên có xảy ra tình trạng đánh nhau, cãi nhau ảnh hưởng xấu tới hình ảnh của trường Đại Học văn hóa” [phỏng vấn

ngày 3/4/2021].

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng văn hóa công sở tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)