Công tác thanh tra, kiểm tra và thi đua khen thưởng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng văn hóa công sở tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa (Trang 72 - 74)

7. Cấu trúc luận văn

2.2. Hoạt động xây dựng văn hóa cơng sở tại Trường Đại học VH,

2.2.6. Công tác thanh tra, kiểm tra và thi đua khen thưởng

Sau khi Quyết định 129 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế văn hóa cơng sở tại các cơ quan hành chính nhà nước, Nghị định 149/2018/NĐ-CP về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc [14] và Quyết định số 733/QĐ-TTg ngày 14 tháng 6 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa cơng sở” giai đoạn 2019 - 2025 [66] được triển khai, Ban giám hiệu trường ĐH VHTT&DL Thanh Hóa chỉ đạo tất cả các đơn vị hành chính phải tuân thủ và thực hiện nghiêm theo Quyết định này. Nhà trường cũng cũng chỉ đạo liên tục kiểm tra tác phong thực hiện nhiệm vụ, phong thái làm việc, trang phục và một số quy chế nhà trường. Phòng Thanh tra chịu trách nhiệm đốc thúc, nhắc nhở toàn thể CBGV, người lao động thực hiện tốt nội quy. Cán bộ phòng thanh tra tiến hành kiểm tra định kỳ và đột xuất đối với các đơn vị trong trường, đúng 7h theo quy định kết thúc thời gian vào trường của CB hành chính, phịng thanh tra sẽ túc trực ghi lại các trường hợp đi muộn và báo cáo đích danh cụ thể cho cấp trên. Các buổi tan làm cũng theo khung giờ quy định để kiểm tra tác phong ra vào trường.

Từ khi thực hiện nghiêm hoạt động thanh tra kiểm tra, trường ĐH VHTT&DL đã có chuyển biến tích cực, theo đánh giá, giảm được 80% tỷ lệ cán bộ đi làm muộn, tan làm sớm. Nhà trường cũng đã hình thành những quy định, quy chế xử phạt đối với các trường hợp vi phạm. Ở mức độ nhẹ thì cảnh cáo sai phạm, yêu cầu cam kết không tái phạm, năng hơn thì tính theo bảng xếp hạng

ABC hàng tháng trừ trực tiếp vào khoản thưởng phúc lợi. Ban lãnh đạo nhà trường (trực tiếp là hiệu trưởng và trưởng phòng thanh tra) còn thường xuyên đi kiểm tra đột xuất tại các phòng, ban và kịp thời nhắc nhở đối với những cán bộ hành chính, CBGV có hành động chưa đúng như: hút thuốc khơng đúng nơi quy định, để phịng làm việc bừa bộn, không tắt điện và các thiết bị điện tử khi ra khỏi phòng... Nếu phòng nào để nhắc nhở nhiều lần, phịng đó sẽ phải chịu trách nhiệm và tìm ra người vi phạm để có hình thức xử phạt phù hợp.

Đối với những cá nhân làm tốt hoặc đối với những CB hành chính, CBGV có ý thức văn hóa tốt, biết bảo vệ môi trường sống xung quanh, biết ý thức chấp hành tốt nội quy và có những hành động ảnh hưởng tích cực tới các cán bộ khác sẽ được khen thưởng bằng hình thức xếp loại A hàng tháng, hưởng 100% chi phí phúc lợi tăng thêm và được nêu gương trong các cuộc tổng kết tháng và quý hàng năm. Tại các đơn vị nhỏ, hành tháng cũng thực hiện việc đánh giá chéo từng thành viên, tự xếp loại hành vi, công việc để tổng kết lên nhà trường. Có thể thấy, việc hình thành các hình thức giám sát, đánh giá tinh thần, thái độ của CBGV, người lao động trong giao tiếp, ứng xử là một giải pháp rất hữu hiệu để xây dựng một môi trường văn hoa nhà trường lành mạnh, hoàn thiện và xứng đáng là cơ quan đào tạo nguồn nhân lực có uy tín của tỉnh Thanh Hóa.

Do thực hiện tốt cơng tác thanh tra kiểm tra, thưởng phạt phân minh và thực hiện tốt các hoạt động siết chặt quy định, chế tài xử lý để tăng tính răn đe, ngăn chặn kịp thời các hành vi, thái độ tiêu cực của CBGV, người lao động đang thi hành nhiệm vụ mà đến nay sau 5 năm nghiên cứu và thống kê, tác giả nhận thấy khơng có trường hợp đơn thư khiếu nại nào về vấn đề tác phong làm việc, lề lối văn hóa của CBGV, người lao động trường ĐH VTT&DL Thanh hóa.

Phỏng vấn anh Hồng Văn Vũ, cán bộ phịng Thanh tra và cũng là một cán bộ đoàn rất năng nổ trong thời gian qua. anh cho biết: “phòng thanh tra

luôn đề cao tinh thần trách nhiệm công việc để tiến hành đôn đốc các CB, GV, người lao động trong trường thực hiện đúng quy định. Ban đầu luôn là nhắc nhở, cam kết không sai phạm và 2 đến 3 lần sai phạm như nhau, không chịu sửa chữa thì phịng thanh tra mới tiến hành xử lý theo quy định, Mọi hành vi của CBGV, người lao động đều được xử lý theo quy định nhà trường, phịng khơng bao giờ có ý thiên vị cho bất kỳ một đơn vị hay cá nhân nào sai phạm mà không bị xử lý.”[phỏng vấn 3/4/2021]

Mỗi tổ chức, dù có ý thức hay vơ thức, đều hình thành nên một phong cách làm việc riêng. Có thể nói, việc xây dựng văn hóa cơng sở trong trường học góp phần tạo nên uy tín, thương hiệu và dấu ấn riêng của các cơ sở giáo dục. Để tạo nên hiệu quả ấy, cần phải chú ý đến các thành tố hình thành nên văn hóa cơng sở trong nhà trường, trong đó đặc biệt là ba giá trị cốt lõi bao gồm giao tiếp, ứng xử cơng sở, trang phục và bài trí cơng sở. Các yếu tố này tựa như chất keo gắn kết các thành viên lại thành một khối, tạo ra những dư luận tích cực hạn chế những biểu hiện tiêu cực trái với quy tắc, chuẩn mực thông thường của tổ chức. Đồng thời hạn chế những nguy cơ mâu thuẫn và xung đột, từ đó làm tăng hiệu quả các hoạt động trong nhà trường, trên cơ sở đó mà dần dần tạo nên những nét đặc trưng khác biệt cho công sở trường học. Đây là một trong những yếu tố góp phần nâng cao uy tín, “thương hiệu” của nhà trường, tạo đà cho các bước phát triển cao hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng văn hóa công sở tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)