7. Cấu trúc luận văn
2.2. Hoạt động xây dựng văn hóa cơng sở tại Trường Đại học VH,
2.2.3. Quy định về trang phục công sở tại Trường ĐH VH, TT&DL
* Về trang phục công sở
Thực hiện thống nhất trang phục, lễ phục, đặc biệt trong môi trường giảng dạy là một nội dung quan trọng trong văn hóa cơng sở trường ĐH VHTT&DL. Tất nhiên không yêu cầu CB, GV nhà trường phải hàng ngày phải mặc đồng phục mà tùy từng hồn cảnh, cơng việc phải đảm bảo trang phục nghiêm túc, lịch sự. Đối với những giảng viên lên lớp giảng dạy, trang
phục phải kín đáo, phải đảm bảo lịch sự, khơng lịe loẹt và q rườm rà phải thể hiện mình là đại diện của trường đang thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nhiệm vụ chuyên môn với HSSV nên trang phục phải gọn gàng. Đây cũng là một nét văn hóa cơng sở giúp tạo được một hình ảnh nghiêm trang và chuyên nghiệp trong trường....Đối với những buổi lễ lớn, cuộc họp trọng thể, tiếp khách nước ngoài CB,GV sẽ mặc lễ phục và trang phục cho nam là áo vest, comple, trang phục cho nữ là áo dài truyền thống.
Phỏng vấn chị Nguyễn Thị Hồng Giảng viên khoa sư phạm mầm non được chia sẻ: “phong cách ăn mặc của GV khi lên lớp luôn phải gọn gàng,
lịch sự vì nó sẽ giúp GV và HSSV gần gũi với nhau hơn, khi lên lớp, ngoài kiến thức truyền đạt cho Sinh viên thì văn hóa ăn mặc cũng thể hiện sự tôn trọng của GV với HSSV, chúng tơi ln cố gắng giữ hình ảnh cho trường ĐH VHTTDL bằng phong thái chun nghiệp từ bề ngồi thơng qua trang phục đến trình độ chun mơn. Đó chính là một nét văn hóa khơng thể thiếu của trường ĐH VH TT & DL Thanh Hóa”[phỏng vấn ngày 04/3/2021].
Tuy nhiên, theo nhận xét của tác giả, trang phục của CB,GV nhà trường nhìn chung chưa có sự phân biệt rõ ràng với HSSV. Mỗi năm nhà trường cũng có may đồng phục riêng cho CB,GV trong nhà trường, khuyến khích CBGV mặc đồng phục đi làm, CB,GV chỉ mặc vào một số ngày đặc biệt. Hay đối với bộ phận bảo vệ, trông giữ xe trong trường chưa có trang phục riêng nên người ngồi, khách tới làm việc với nhà trường khó phân biệt và không dám tin tưởng. Điều này có ảnh hưởng khơng nhỏ tới chất lượng cơng việc.
* Về việc đeo thẻ của cán bộ, giảng viên
Đeo thẻ là một cách thể hiện tác phong làm việc của CB,GV trong nhà trường và nếp sống văn minh trong công sở. Đeo thẻ trong giờ làm việc hoặc khi thi hành nhiệm vụ, công vụ đã khơng cịn xa lạ đối với cán bộ trường ĐH VHTTDL Thanh Hóa. Đây là nội quy, quy chế cứng được quy định trong trường và trở thành tiêu chuẩn để đánh giá xếp loại thi đua tháng, quý, năm của đơn vị.
Trường ĐH VHTTDL Thanh Hóa đã ban hành thẻ theo quy định. Từ khi CB,GV bước chân vào trường công tác sẽ được phòng Tổ chức cán bộ lấy thông tin làm thẻ bao gồm ảnh, họ và tên, chức danh, số hiệu của cán bộ, giảng viên. Thời gian qua, việc đeo thẻ được thực hiện khá nghiêm túc. Khi đánh giá về hoạt động này, 78,5% CB,GV được hỏi trả lời thường xuyên đeo thẻ khi đi làm và thực hiện nhiệm vụ, chỉ có 3,5% trả lời thường xuyên quên đeo thẻ khi đi làm, và đã phải chịu kỷ luật của phòng thanh tra nhà trường. Phỏng vấn em Trần Văn Dũng là học viên cao học quản lý văn hóa của nhà trường, được em chia sẻ: “ CBGV nhà trường đeo thẻ là nét văn hóa hiện đại và lịch sự cần phát
huy vì thơng qua thẻ giúp học viên chúng tôi nhận ra người đang tiếp xúc là ai, chức vụ gì, làm việc tại khoa, phòng nào đồng thời giúp cho CB,GV nhà trường tự ý thức được trách nhiệm, hành vi của mình khi tiếp xúc với học viên đến học tập và làm việc với trường”.[phỏng vấn ngày 6/3/2021].
Việc đeo thẻ nghiêm túc thể hiện văn hóa cơng sở trong trường, phân biệt được HSSV với CB, GV nhà trường và có tác dụng nhắc nhở CB, GV về ý thức, trách nhiệm của mình khi thi hành nhiệm vụ. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy bên cạnh CB, GV chấp hành tốt, thực hiện một cách thường xun có nề nếp thì vẫn cịn một số CB, GV cố tình khơng chấp hành nghiêm túc các quy định về việc đeo thẻ khi thi hành nhiệm vụ. Lý do mà người đeo thẻ thường đưa ra là: “QUÊN” Một số lại cho rằng đeo thẻ là mang tính hình thức, họ chỉ cần làm tốt nhiệm vụ được giao....Điều này cho thấy nhận thức về văn hóa cơng sở của một số CB, GV chưa tốt, xem nhẹ yếu tố tinh thần, bộ mặt của nhà trường, của tập thể và cần phải có biện pháp chấn chỉnh ở giai đoạn tới.
Nguyên nhân được nói tới khi thực hiện việc đeo thẻ chưa đồng bộ đó là do xử lý vi phạm thiếu kiên quyết; người đứng đầu cơ quan cịn chưa có quy định rõ ràng, chưa có cơ chế giám sát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm vì vậy mà tính răn đe chưa cao, chưa làm cho CBGV phải tự giác thực hiện.