Văn hóa giao tiếp, ứng xử

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng văn hóa công sở tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa (Trang 30 - 34)

7. Cấu trúc luận văn

1.3. Nội dung xây dựng văn hóa cơng sở trong nhà trường

1.3.1. Văn hóa giao tiếp, ứng xử

Theo Quyết định 129 của Thủ tướng Chính phủ:

Trong giao tiếp và ứng xử, cán bộ, công chức, viên chức phải có thái độ lịch sự, tơn trọng. Ngôn ngữ giao tiếp phải rõ ràng, mạch lạc; khơng nói tục, nói tiếng lóng, quát nạt. Trong giao tiếp và ứng xử với nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức phải nhã nhặn, lắng nghe ý kiến, giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về các quy định liên quan đến giải quyết công việc. Cán bộ, công chức, viên chức khơng được có thái độ hách dịch, nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ. Trong giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp, cán bộ, cơng chức, viên chức phải có thái độ trung thực, thân thiện, hợp tác. Khi giao tiếp qua điện thoại, cán bộ, công chức, viên chức phải xưng tên, cơ quan, đơn vị nơi công tác; trao đổi ngắn gọn, tập trung vào nội dung công việc; không ngắt điện thoại đột ngột. [64; tr.2-3]

Giao tiếp là nhu cầu khơng thể thiếu trong xã hội lồi người, trở thành thói quen trong cuộc sống mỗi người. Khơng có giao tiếp con người không thể bày tỏ được mong muốn, tình cảm, nguyện vọng của bản thân, cũng như trao đổi các vấn đề về cuộc sống và công việc. Trong môi trường đặc thù như trường học thì văn hóa giao tiếp, ứng xử lại càng có ý nghĩa quan trọng. Văn hóa giao tiếp, ứng xử được hiểu là tổng hòa các yếu tố của một cuộc trò chuyện của từng cá nhân trong xã hội. Đó là thái độ thân thiện, chân thành, tôn trọng, cởi mở với người xung quanh, được tạo nên từ các hành vi, thái độ, lời nói và cách ứng xử… Trong văn hóa giao tiếp ứng sử ở trường học càng phải nói tới hai nội dung là giao tiếp sư phạm và văn hóa ứng sử.

Giao tiếp sư phạm: Giao tiếp sư phạm là điều kiện đảm bảo hoạt động

sư phạm, khơng có giao tiếp sư phạm thì khơng đạt được mục đích giáo dục và các nhiệm vụ giảng dạy. Với quan niệm đó thì giao tiếp sư phạm chính là sự tiếp xúc giữa giáo viên và học sinh nhằm truyền đạt và lĩnh hội những tri

thức khoa học kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo, nghề nghiệp, xây dựng và phát triển nhân cách toàn diện ở người học. Có thể nói, tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp nói chung và giao tiếp trong nhà trường nói riêng là khơng thể phủ nhận, bởi dù là một giáo viên có kiến thức chuyên môn tốt nhưng nếu không biết cách giao tiếp, truyền đạt ý tưởng cho học sinh, người giáo viên đó cũng khơng được đánh giá cao. Như vậy, đánh giá giáo viên có giỏi hay không được nhận định dựa trên năng lực sư phạm của họ, trong đó giao tiếp sự phạm có vị trí quan trọng.

Trong văn hóa giao tiếp, điều gây ấn tượng đầu tiên với người đối diện chính là những biểu cảm của khn mặt. Người giao tiếp với lời nói dễ nghe cộng với cử chỉ nhã nhặn, nét mặt tươi vui, nụ cười thân thiện đảm bảo sẽ chiếm được thiện cảm của người đối diện. Chỉ cần một chút tinh tế chúng ta sẽ nhận ra rằng chúng ta khơng chỉ giao tiếp bằng lời nói mà bằng cả ngôn ngữ của cơ thể. Ngôn ngữ của cơ thể phản ánh cảm xúc thực sự bên trong nên hiểu được nó, chúng ta có thể sử dụng chúng một cách có lợi nhất. Do đó, trong giao tiếp sư phạm cần đặc biệt chú ý tới các yếu tố giao tiếp phi ngôn ngữ này.

Ngày nay, khoảng cách giữa giáo viên và học sinh ngày càng được thu hẹp lại. Quan hệ thầy trị cũng khơng cịn mang tính chất một chiều người học ngày càng thể hiện việc tiếp thu tri thức một cách chủ động. Bên cạnh đó vẫn cịn một bộ phận người học chưa thực sự có ý thức tốt trong quan hệ giao tiếp như thiếu tôn trọng đối với giáo viên, cũng như thiếu lịch sự, thái độ tôn trọng và lễ độ trong giao tiếp. Do vậy, trong bối cảnh hiện nay cần hơn bao giờ hết việc thiết lập quy tắc ứng xử trong môi trường học đường để các giá trị, các chuẩn mực truyền thống “tơn sư trọng đạo” vẫn được gìn ngữ và phát huy.

Trường học là nơi truyền dạy những nét đẹp của văn hóa một cách khn mẫu và bài bản nhất. Nên việc xây dựng chuẩn mực về lời nói, hành vi trong giao tiếp, ứng xử một cách mẫu mực trong các trường học nói chung và

các trường sư phạm nói riêng là điều vô cùng cần thiết đòi hỏi phải đưa ra những chuẩn mực trong chương trình giảng dạy để tạo nên nét đẹp văn hóa trong giao tiếp.

Văn hóa ứng xử: Trong nhà trường, có nhiều mối quan hệ đan chéo như

thầy - thầy, nhà quản lý - cán bộ và giáo viên, thầy - trò, trò - trò, nhà trường - cộng đồng, nhà trường - cơ quan cấp trên chủ quản,... Đó là cách thể hiện của mỗi thành viên nhà trường trong ứng xử hàng ngày. Việc xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học có vai trị quan trọng nhằm “Điều chỉnh cách ứng xử của các thành viên trong cơ sở giáo dục theo chuẩn mực đạo đức xã hội và thuần phong mỹ tục của dân tộc, phù hợp với đặc trưng văn hóa của địa phương và điều kiện thực tiễn của cơ sở giáo dục; ngăn ngừa, xử lý kịp thời, hiệu quả các hành vi tiêu cực, thiếu tính giáo dục trong cơ sở giáo dục” [8]. Mối quan hệ ứng xử của các thành viên trong nhà trường bao gồm ba mối quan hệ chính đó là: Mối quan hệ giữa người dạy và người học; giữa người lãnh đạo và giáo viên; giữa các đồng nghiệp. Xây dựng văn hóa ứng xử trong các trường học là xây dựng hệ giá trị, các chuẩn mực văn hóa giúp cho các thành viên trong nhà trường có nhận thức đúng, suy nghĩ, tình cảm, hành vi tốt đẹp, thực hiện văn hóa ứng xử lành mạnh, xây dựng cơ sở để đảm bảo chất lượng giáo dục của Nhà trường. Trong đó mối quan hệ thầy - trị là mối quan hệ quan trọng nhất trong mơi trường giáo dục, bởi vì thầy là người dạy, người trực tiếp truyền đạt kiến thức cho người học, là thước đo chuẩn xác nhất cho văn hóa học đường. Vì vậy theo thơng tư 06 của Bộ GD&ĐT quy định ứng xử của giáo viên với người học: “Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, khen hoặc phê bình phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh; mẫu mực, bao dung, trách nhiệm, yêu thương; tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, tư vấn, lắng nghe và động viên, khích lệ người học; tích cực phịng, chống bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục an tồn, lành mạnh, thân thiện. Khơng xúc phạm,

gây tổn thương, vụ lợi; không trù dập, định kiến, bạo hành, xâm hại; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi vi phạm của người học” [8]. Mỗi tập thể sư phạm sẽ có một phong cách ứng xử khác nhau nhưng dù là niềm nở, thân mật hay giữ khoảng cách; nghiêm túc hay vui nhộn, xuề xịa hay cơng thức, trang trọng thì cách ứng xử của người dạy với người học phải đảm bảo tính nghiêm túc nhưng vẫn gần gũi, chuẩn mực, nghiêm khắc nhưng vẫn độ lượng, bao dung, như vậy sẽ tạo ra niềm tin yêu, sự say mê và hứng khởi cho cả người học và người dạy. Từ đó, tính văn hóa và nhân văn được đề cao trong mối quan hệ thầy - trò. Trong bối cảnh giá dục hiện nay, khi học sinh, sinh viên cịn một số ít có lối sống thực dụng, bng thả, và những hành vi ứng xử chưa phù hợp thì việc tăng cường xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học nhằm tạo nên những chuyển biến căn bản về ứng xử văn hóa của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh, sinh viên là việc làm vô cùng cần thiết nhằm phát triển năng lực, hồn thiện nhân cách, lối sống văn hóa từ đó góp phần xây dựng văn hóa trường học lành mạnh, thân thiện; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.

Ngoài mối quan hệ ứng xử chủ đạo trên, giao tiếp trong nhà trường còn tập trung nhiều mối quan hệ cả bên trong và bên ngồi như xây dựng mơi trường ứng xử, giao tiếp với đồng nghiệp, giao tiếp với cấp trên và giao tiếp với cấp dưới. Dù ở vị trí làm việc nào nhưng đã cùng nhau làm việc trong một môi trường, một tổ chức thì đó chính là đồng nghiệp. Sự tôn trọng lẫn nhau khiến cho các mối quan hệ sẽ trở nên hài hòa, nhẹ nhàng, và hơn hết là khi làm việc trong khơng khí thoải mái, sẽ dẫn tới hiệu suất công việc được nâng cao. Đặc biệt, trong mỗi cơ quan đơn vị, việc ứng xử với cấp trên cũng cần phải chú ý, trong mọi hoàn cảnh giao tiếp ln phải lễ phép, giữ thái độ bình tĩnh và tự tin khi trình bày quan điểm của mình. Khi được lãnh đạo giao việc, cần có thái độ nhiệt tình làm việc trên tinh thần hợp tác và phát triển.

Trong mối quan hệ với cấp dưới, người lãnh đạo có cái nhìn khách quan là người hiểu được nhân viên của mình, nhìn thấy được thế mạnh của họ, ln động viên, cổ cũ và hỗ trợ hết mình, tạo điều kiện cho nhân viên làm việc… Như vậy, việc xây dựng môi trường giao tiếp thân thiện, thoải mái trong nhà trường có vai trị quan trọng trong việc quyết định mối quan hệ giữa các thành viên trong cơ quan được tốt đẹp và thân thiết. Ngoài ra, tổ chức nhà trường cịn có mối quan hệ, giao tiếp với bên ngoài như với các đối tác khác, với chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh, các nhà tài trợ, hoặc chun gia nước ngồi… Do đó, văn hóa giao tiếp, ứng xử trong trường học có ảnh hưởng rất lớn đối với môi trường sư phạm, góp phần điều chỉnh hành vi ứng xử hàng ngày của cán bộ, giáo viên trong các mối tương tác đối với đồng nghiệp, đối với xã hội và đặc biệt đối với người học để công việc đạt được kết quả như mong đợi.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng văn hóa công sở tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa (Trang 30 - 34)