Đầu tư cơ sở vật chất

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng văn hóa công sở tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa (Trang 97 - 144)

7. Cấu trúc luận văn

3.3. Giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng văn hóa cơng sở tại Trường

3.3.3. Đầu tư cơ sở vật chất

- Những năm qua, mặc dù trường ĐH VHTT&DL Thanh Hóa đang sử dụng NSNN để đầu tư cơ sở vật chất cho trường nhằm đảm bảo sự khang trang, hiện đại và giúp HSSV có đủ điều kiện học tập . Tuy nhiên trường vẫn

cần có thêm nguồn ngân sách để tiếp tục bổ sung trang thiết bị còn thiếu và yếu tại các khoa, các phòng học và quan tâm hơn đến đời sống HSSV. Cụ thể trường cần xây dựng thêm ký túc xá cho sinh viên, vì hiện giờ nhà trường mới đáp ứng được phòng làm việc cho CB, GV nhà trường mà ký túc xá sinh viên chưa có, HSSV của trường vẫn phải ở chung toà nhà sinh viên của tỉnh Thanh Hóa xây dựng cho các trường nên việc đi lại khá khó khăn. Ngoài ra, một số HSSV thuê trọ bên ngoài trường để ở nên sự giám sát quản lý chưa được sâu, sát, dễ sảy ra vấn đề ngoài ý muốn. Nhiệm vụ cấp bách hiện nay là cần có kinh phí để đầu tư ký túc ngay trong khn viên trường ĐH VHTT&DL Thanh Hóa. Đồng thời, vào các dịp cuối tuần, cán bộ, học viên từ các huyện xa sơi của địa bàn tỉnh Thanh Hóa tới tham gia hoạt động bồi dưỡng, học tập ngắn hạn cũng khó khăn trong việc tìm kiếm khu nhà trọ vì vậy xây dựng thêm ký túc là phương án tốt cho văn hóa nhà trường và lâu dài cũng tạo thêm nguồn thu nhập cho trường khi bắt đầu tự chủ tài chính vào các năm tiếp theo này.

Bên ngồi cổng chính của trường ĐH VHTT&DL hiện nay chỉ là bảng tên đơn giản ghi tên gọi của trường, như vậy chưa đủ để nhận biết văn hóa nhà trường, tác giả kiến nghị cần phải gắn thêm logo của trường vào biển ngồi cổng chính giúp nhiều người nhận biết được thương hiểu, biểu tượng của trường ĐH VHTT&DL.

- Nhà trường cần đầu tư thêm bảng hướng dẫn, sơ đồ phòng học, các hướng đi cần thiết để hướng dẫn học viên đến học tập và làm việc khỏi bỡ ngỡ trong những buổi đầu tiên. Do khuôn viên trường rộng, kết cấu các tịa nhà vừa có tính độc lập vừa có tính riêng biệt nên phải có sơ đồ thể hiện rõ các khối nhà, các phòng làm việc, các giảng đường, bộ phận công cộng, kỹ thuật, phục vụ và được đặt ở vị trí thuận lợi.

- Bổ sung thay thế máy chiếu tại các giảng đường. Do hiện nay trường mới chỉ có 34 máy chiếu, song đã xuống cấp và hết niên hạn sử dụng, hình ảnh khơng rõ nét nên ảnh hưởng đến GV lên lớp sử dụng giáo án điện tử để giảng dạy, vì vậy cần bổ sung thêm và bài trí thống nhất về vị trí bảng, máy chiếu, bục giảng cho các buổi khai giảng, bế giảng, bảo vệ luận văn, luận án của trường nhằm tạo ấn tượng về văn hóa trường đại học đào tạo nhân lực văn hóa lớn nhất nhì miền trung.

- Hiện nay, các phòng ban trong trường đều tiếp khách ngay tại phịng làm việc mà chưa có phịng dành cho các phịng, khoa tiếp khách, vì vậy trường cần tiếp tục bổ sung các phịng tiếp khách ở vị trí thuận lợi cho việc tiếp đón và quản lý về trật tự, trị an; phải có đủ diện tích và bàn ghế để phục vụ khách, học viên, các cơ quan, tổ chức trong thời gian chờ đợi.

- Các phịng làm việc cần phải đảm bảo đủ tiện ích hơn, một số bàn ghế đã cũ nát, máy tính để bàn hỏng khơng sử dụng được cần được thu hồi thanh lý theo quy định và bổ sung cái mới. Thiết bị trong các phòng ban cần được bố trí sắp xếp hợp lý, đảm bảo thuận tiện trong việc điều hành, phối hợp cơng tác hơn, vì hiện trạng cho thấy nhiều tài sản công của nhà trường trong các phòng làm việc của các đơn vị bị “lãnh quên”, khơng dùng hoặc ít dùng gây lãng phí.

- Phương tiện đi lại của trường hiện nay là 1 xe ô tô 5 chỗ, tuy nhiên theo quan sát khá ít sử dụng vì hầu hết cá nhân lãnh đạo cơ quan đã và đang sử dụng xe riêng, có thể nghiên cứu phương án thanh lý tài sản ít xử dụng để sung công quỹ ngân sách và sử dụng mua các thiết bị cần thiết hơn. Ví dụ tại khoa âm nhạc, một số đàn piano và ocgan đã tương đối cũ và chất lượng âm thanh kém, khoa đã có kiến nghị yêu cầu trường có kế hoạch sửa chữa và bổ sung thêm dụng cụ âm nhạc mới, cần có kế hoạch sớm để HSSV có nhiều cơ hội tiếp xúc mới thiết bị mới, chuẩn âm hơn. Hay khoa thiết kế thời trang, các

máy may đã cũ, nhiều máy đã được mua từ những năm 2005 nhưng đến giờ vẫn sử dụng, cần có phương án đầu tư thế thế một loạt thiết bị mới cho các chuyên ngành chủ chốt của nhà trường.

Tiểu kết chương 3

Từ những yếu tố tác động tới hoạt động xây dựng văn hóa trường ĐH VHTT&DL tỉnh Thanh Hóa và phương hướng mục tiêu của nhà trường trong giai đoạn 2021-2025, chương 3 của luận văn đã trình bày 3 nhóm giải pháp mang tính đồng bộ bao gồm: Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách, ban hành văn bản, trong đó thực hiện hồn thiện quy định về văn hóa cơng sở tại các trường ĐH VHTT&DL, tiến hành tuyên truyền phổ biến về văn hóa cơng sở trong nhà trường và tăng cường công tác kiểm tra, khen thưởng và xử phạt. Tiếp theo là giải pháp nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên, sinh viên về văn hóa cơng sở trong đó chú trọng đến khâu bồi dưỡng, tự bồi dưỡng năng lực cá nhân CB,GV trong trường và cuối cùng là đầu tư cơ sở vật chất, sử dụng tiết kiệm hiệu quả các thiết bị công của nhà trường, nhanh chóng bổ sung những cơ sở vật chất còn thiếu đáp ứng nhu cầu làm việc và học tập của các CB,GV nhà trường.

Các giải pháp trên đây là những giải pháp cơ bản, cần thiết và thích hợp cho giai đoạn hiện nay. Việc thực hiện các giải pháp phải đồng bộ, đồng thời, không tách rời nhau mà phải kết hợp chặt chẽ với nhau. Thực hiện các giải pháp trong tổng thể của chúng mới có thể đem lại hiệu quả thiết thực.

KẾT LUẬN

Với đối tượng và phạm vi nghiên cứu là văn hóa cơng sở trong trường ĐH VHTT&DL Thanh Hóa, luận văn đã đạt được một số kết quả bước đầu như sau:

1. Từ phân tích các khái niệm: văn hóa, xây dựng văn hóa cơng sở trong nhà trường, tiếp cận góc độ xây dựng văn hóa qua những văn bản pháp lý của Đảng và nhà nước quy định tại mỗi thời kỳ, đề tài đưa ra các nội dung xây dựng văn hóa cơng sở gồm văn hóa giao tiếp ứng xử, trang phục, bài trí cơng sở và vai trị của văn hóa cơng sở trong trường có tác động tích cực đến đời sống xã hội và cá nhân mỗi cán bộ, người lao động. Từ cơ sở thực tiễn về văn hóa cơng sở, đề tài giới thiệu khái quát về trường ĐH VHTT&DL Thanh Hóa. Có thể nói cơ sở lý luận chung của chương 1 là nền tảng về lý thuyết, là cơ sở pháp lý để tiến hành việc thực hiện các nghiên cứu sâu hơn tại một địa điểm cụ thể.

2. Từ cơ sở lý thuyết, tác giả đã phân tích, tổng hợp thực trạng văn hóa cơng sở tại trường ĐH VHTT&DL Thanh Hóa. Việc đánh giá thực trạng được phân tích thơng qua các nội dung về công tác chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng công sở tại nhà trường, các hoạt động xây dựng văn hóa cơng sở thơng qua nội quy, quy chế làm việc của trường ĐH VHTT&DLD Thanh Hóa, các hoạt động giao tiếp ứng xử trong môi trường sư phạm, quy định về trang phục cơng sở, cách thức bài trí trụ sở làm việc và các biện phát tuyên truyền giáo dục xây dựng văn hóa cơng sở mà trường đã áp dụng những năm gần đây. Đồng thời, bằng trách nhiệm và nghĩa vụ của người lãnh đạo, Ban giám hiệu nhà trường, trưởng các đơn vị đã liên tiếp tổ chức các buổi thanh kiểm tra các hoạt động xây dựng văn hóa của các đơn vị, cá nhân trong trường, xử lý công khai các hành vi vi phạm, khen thưởng minh bạch các hành động tốt về xây

dựng văn hóa nhà trường. Qua những vấn đề phân tích, đề tài đã rút ra những ưu điểm, nhược điểm trong q trình xây dựng văn hóa cơng sở nhà trường tại trường ĐH VHTT&DL Thanh Hóa.

3. Trên cơ sở thực trạng văn hóa cơng sở đã phân tích, nội dung cuối tác giả tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới q trình xây dựng văn hóa cơng sở và quan điểm, mục tiêu xây dựng văn hóa cơng sở tại trường ĐH VHTT&DL Thanh Hóa. Đồng thời đưa ra 3 nhóm giải pháp cơ bản hồn thiện văn hóa cơng sở tại trường VHTT&DL Thanh hóa. Các nhóm giải pháp được nhắc tới là: (1) Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách, ban hành văn

bản; (2) Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên, sinh viên về văn hóa cơng sở; (3)Đầu tư cơ sở vật chất.

4. Văn hóa công sở trong nhà trường là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển của một đơn vị đào tạo nguồn Nhân lực. Để xây dựng và phát triển VHCS nhà trường theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp mà vẫn giữ được nét riêng truyền thống tơn sư trọng đạo, vì vậy, bản thân mỗi thành viên trong nhà trường cần có trách nhiệm với bản thân và tập thể bằng những biểu hiện giản đơn thường ngày như thái độ giao tiếp ứng xử trong nhà trường, trang phục chỉn chu hay trách nhiệm với công việc…

Trong cuộc sống hiện đại, VHCS đóng vai trị đặc biệt quan trọng, nó là yếu tố quan trọng để cơng sở hoạt động có hiệu quả. Vì vậy xây dựng VHCS trong trường học nói chung và xây dựng VHCS tại Trường ĐH VH, TT&DL Thanh Hóa nói riêng khơng chỉ mang lại ý nghĩa thiết thực trong việc xây dựng tác phong, phong cách ứng xử văn hóa chuẩn mực của cán bộ, GV khi gặp gỡ, giải quyết công việc của tổ chức và cá nhân, mà còn mang lại sự hài lòng cho cho người học góp phần tạo dựng nên thương hiệu của nhà trường và tạo nên một văn hóa riêng, đặc thù của cơng sở nhà trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Thị Trúc Anh (2012), Giao tiếp trong cơng sở hành chính từ văn hố

ứng xử, Tạp chí Phát triển nhân lực, số 2 (28)

2. Ban Chấp hành TW, Nghị Quyết số 33 NQ/TW ngày 9/6/2014, Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Hà Nội.

3. Ban tư tưởng văn hóa TW (2004), Xây dựng mơi trường văn hóa - Một số

lý luận và thực tiễn, Hà Nội.

4. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT (2008), Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐTngày 16/4/2008 ban hành quy định về đạo đức nhà giáo.

5. Bộ Tài chính - KBNN (2011), Văn hóa cơng sở và giao tiếp hành chính 6. Ban bí thư Trung ương Đảng, Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004.

7. Nguyễn Chí Bền (1998), Từ mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa suy nghĩ

về chính sách kinh tế trong văn hóa hiện nay, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 06; tr.9-12.

8. Bộ Nội Vụ (2007), Chỉ thị số 01/2007/CT-BNN về việc triển khai thực 9. hiện Quy chế văn hóa cơng sở tại các cơ quan hành chính nhà trong các cơ

quan, tổ chức thuộc Bộ Nội vụ.

10. Bộ Văn hóa-Thơng tin (1999), Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt

Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc: thực tiễn và giải pháp, Văn phòng

Bộ Văn hóa-Thơng tin, Báo Văn hóa, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật xuất bản, Hà Nội.

11. Chính phủ (2011), - Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 8/11/2011 về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020.

12. Chính phủ (2013), Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 13/6/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 30c/NQ-CP.

13. Chính phủ (2008), Chỉ thị Số 05/2008/CT-TTg, ngày 32/1/2008 về việc

nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.

14. Chính phủ (2018), Nghị định 149/2018/NĐ-CP quy định chi tiết khoản 3 Điều 63 của Bộ luật lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

15. Nguyễn Hồng Linh Chi (2014), Văn hóa cơng sở trong các cơ quan hành

chính nhà nước ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sỹ Luật Hành chính,

Học viện Khoa học Xã hội.

16. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2008), Nghị quyết Hội nghị TW 5 Khóa VIII Văn kiện Đại hội VIII.

17. Nguyễn Minh Đoan (2006), Yếu tố văn hóa cơng sở trong các hoạt

động nhà nước, Tạp chí Luật học số 11, Hà Nội.

18. Nguyễn Khoa Điềm (2001), Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tến, đậm đà bản sắc dân tộc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; tr.431.

19. Nguyễn Hồng Hà, Môi trường văn hóa trong các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp ở tỉnh Phú Thọ, Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học, Học

viện Chính trị - Hành Chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2009.

20. Phạm Minh Hạc (1994), Vấn đề con người trong công cuộc đổi mới,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

21. Lê Như Hoa (2006), Mơi trường văn hóa nơi cơng sở, Tạp chí Văn hố nghệ thuật, Hà Nội.

22. Trần Hoàng (2004), Văn hóa ứng xử nơi cơng sở, Nxb Chính trị Quốc gia, HN.

23. Đinh Ngọc Hiện -chủ biên (2009), Thuật ngữ hành chính, Nxb Viện

nghiên cứu khoa học, Hà Nội

24. Đỗ Huy (2001), Xây dựng môi trường văn hóa ở nước ta hiện nay từ góc

25. Trịnh Thanh Hà (2009), Xây dựng văn hóa ứng xử cơng vụ của cơng chức

cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam hiện nay: luận án tiến sĩ Quản lý

Hành chính cơng 62.34.82.01, Học viện Hành chính.

26. Nguyễn Vũ Bích Hiền, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Xuân Thanh (2017), Giáo trình văn hóa tổ chức, vận dụng vào phân tích văn hóa nhà

trường, Nhà xuất bản đại học sư phạm Hà Nội.

27. Nguyễn Khắc Hùng (2011), Văn hóa và văn hóa học đường, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

28. Đặng Thi Thu Hiền (2018), Văn hóa cơng sở tại đài phát thanh – truyền hình Hải Phòng, Luận văn Th.S trường ĐH Sư phạm Nghệ Thuật Trung Ương 29. Phạm Quang Huân (2007), Văn hóa tổ chức – hình thái cốt lõi của văn

hóa nhà trường, Kỷ yếu Hội thảo Văn hóa học đường, Viện NCSP,

Trường ĐHSP Hà Nội, 12/2007.

30. Phạm Quang Huân, (2007) Báo cáo Khoa học đăng trên Kỷ yếu Hội thảo

Văn hóa học đường do Viện NCSP, Trường ĐHSPHN.

31. Nguyễn Thanh Huyền (2016), Mơi trường văn hóa Thư viện Học viện Chính trị - Hành Chính quốc gia Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Văn hóa

học, Học viện Chính trị - Hành Chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 32. Trần Hoàng, Trường Phong, Báo động ứng xử nơi công sở,

http://www.tienphong.vn. Truy cập ngày 6/2/2021.

33. Vũ Hội Khành Hà (2014), Thực hiện quy chế văn hố cơng sở tại Uỷ ban nhân dân thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang, Luận văn thạc sĩ 34. Nguyễn Thu Hoài (2017), Xây dựng nếp sống văn hóa cho sinh

viên Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội, Luận văn thạc sỹ

Quản lý Văn khóa, Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương. 35. Kỷ yếu Hội thảo Văn hóa trường Đại học trong bối cảnh mới (2015),

36. Nguyễn Tuấn Khanh (2014), Nâng cao văn hóa cơng vụ góp phần phịng

ngừa tham nhũng, Trang thông tin điện tử tổng hợp - Ban Nội chính

Trung ương.https://www.google.com.vn/nang-cao-van-hoacong-vu-gop- phan-phong-ngua-tham-nhung-293751. Truy cập ngày 5/3/2021.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng văn hóa công sở tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa (Trang 97 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)