Bài trí cơng sở tại Trường ĐH VH, TT&DL Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng văn hóa công sở tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa (Trang 64 - 70)

7. Cấu trúc luận văn

2.2. Hoạt động xây dựng văn hóa cơng sở tại Trường Đại học VH,

2.2.4. Bài trí cơng sở tại Trường ĐH VH, TT&DL Thanh Hóa

Cơng sở Nhà trường cần có mơi trường cảnh quan xanh - sạch - đẹp và an toàn. Việc kiến trúc xây dựng và cách bày trí nơi làm việc phản ánh các giá trị và niềm tin của tổ chức. Do vậy, kiến trúc của các cơng sở nói chung và trường học nói riêng cần tạo cảm giác trang trọng, tuy nhiên không làm ảnh hưởng đến tính thân thiện của cơng sở. Nhà trường cần có mơi trường cảnh quan xanh - sạch - đẹp và an tồn cho việc dạy và học. Trong phịng học, nếu có thể được, tùy theo mơn học mà bàn, ghế có thể được bố trí cho phù hợp. Phòng hội đồng, phịng nghỉ cho GV cũng cần được bố trí ở những vị trí phù hợp. Tạo dựng một mơi trường sư phạm thơng qua việc bố trí một cách khoa học nơi làm việc, tạo cảnh quan nhà trường lịch sự, trang nhã, thẩm mỹ; bố trí các bảng chỉ dẫn, bảng thông tin, thơng báo ở những vị trí thuận tiện, dễ dàng cho Cán bộ, GV, HS và người ngồi đến liên hệ cơng tác khi cần tìm hiểu.

2.2.4.1. Việc treo quốc huy, quốc kỳ

Việc treo quốc huy và quốc kỳ tại Trường ĐH, VH, TT&DL Thanh Hóa thực hiện đúng theo quy định và hướng dẫn số 3420/HD-BVHTTDL ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc sử dụng quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, chân dung chủ tịch Hồ Chí Minh và điều 12, điều 13 quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế văn hóa cơng sở tại các cơ quan hành chính nhà nước. Quốc huy và quốc kỳ được treo trang trọng ngay phía trước dãy nhà A của nhà trường. Kích cỡ Quốc huy, quốc kỳ phù hợp với không gian treo. Mầu sắc và chất lượng đảm bảo đúng quy định, không để quốc huy, quốc kỳ quá cũ hoặc rách.

2.2.4.2. Văn hóa cổng cơ quan

Cổng cơ quan trường ĐH VHTT&DL là bộ mặt của Nhà trường, biểu tượng văn hóa mang nét đặc trưng riêng biệt mà chỉ riêng nhà trường mới có được. Với kiến trúc hiện đại, thống đãng, cổng trường ĐH Văn Hóa đã đưa

và đón biết bao thế hệ HSSV đến rồi đi. Trường ĐH VHTT&DL có nhiều cổng, được xây dựng ở các hướng phía đơng, tây, nam. Nhưng đa phần CBGV,HSSV, người lao động đi bằng lối cổng chính số 561, đường Quang Trung 3, phường Đơng Vệ. Cổng chính được thiết kế bằng 2 lối vào, lối nhỏ được mở thường xuyên 24/24 và có bảo vệ canh gác ngày đêm. CBGV, nhân viên nhà trường thường xuyên ra vào bằng cổng này. Cổng lớn, được xây dựng chắc chắn và rộng khoảng 10m và có bảo vệ quản lý, thơng thường chỉ mở khi nhà trường chào đón các đồn làm việc, đón khách, các buổi tuyển sinh đầu năm học và các hoạt động lễ hội hàng năm tại trường.

Mặt trước của cổng chính được thiết kế đơn giản và hiện đại, phía trên treo biển hiểu mang tên: “TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HĨA” chữ màu và nền màu đỏ. tìm hiểu về màu sắc bảng hiệu cổng trường thì được biết Nhà trường chọn màu xanh dương và trắng vì nó tạo cảm giác vững bền, tin tưởng, cách chọn màu biển hiệu tượng trưng toát lên được sự đảm bảo và uy tín như chính chất lượng đào tạo mà nhà trường đã và đang thực hiện.

2.2.4.3. Bài trí khn viên cơng sở Khuôn viên công sở

Trương đại học Văn hóa Thể Thao và Du Lịch Thanh Hóa có diện tích 7,33ha, đã cơ bản hồn thành thi cơng giai đoạn 2. Các cơng trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng bao gồm:

Trường có 03 tịa nhà chính: Nhà A - nhà hiệu bộ 5 tầng, sàn xây dựng 4230m2; nhà B - giảng đường, sàn xây dựng 6090m2; nhà C-giảng đường, sàn xây dựng 5100m2. Với quy hoạch 75 phòng học lý luận và thực hành;

- 01 nhà biểu diễn (500 chỗ), sàn xây dựng 2160m2; - 01 nhà thực hành du lịch (2 tầng), sàn xây dựng 1340m2; - 01 nhà tập thể thao, sàn xây dựng 514m2;

- 01 sân tập thể thao, sàn xây dựng 1575 m2.

Hệ thống hạ tầng được phân bố theo mục đích sử dụng (hoạt động sự nghiệp, phòng học), với phương châm hiệu quả, tiết kiệm. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ hiện có đáp ứng tốt cho các hoạt động giảng dạy, học tập, NCKH của giảng viên và sinh viên, học viên.

Hệ thống phịng làm việc cho khối hành chính được xây dựng đầy đủ, đúng tiêu chuẩn, trang thiết bị và phương tiện làm việc đúng yêu cầu quy định. Theo cơ cấu tổ chức hiện nay, Nhà trường có 28 đơn vị hành chính (phịng, ban, văn phịng khoa, các trung tâm...), Trường bố trí làm việc tại 45 phịng làm việc, 04 phòng họp, phòng hội thảo, 01 hội trường, 01 nhà Hội trường kiêm Biểu diễn.

-Trong những năm qua cơ sở vật chất, trang thiết bị của Nhà trường được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn tự chủ của Nhà trường. Các phòng học được trang bị đầy đủ hệ thống thiết bị chiếu sáng bàn ghế, bảng chống lóa đúng tiêu chuẩn cùng nhiều trang thiết bị điện tử khác. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo tín chỉ, Nhà trường đã áp dụng 100% bài giảng điện tử.

- Trung tâm Thông tin - Thư viện, với diện tích 390 m2 (tầng 5 nhà hiệu bộ). Trung tâm Thông tin - Thư viện hiện đang lưu giữ 7.256 đầu sách tương ứng với 31.423 cuốn sách (trong đó: tài liệu tham khảo tiếng Việt là 30.364 cuốn sách, tài liệu tham khảo tiếng nước ngồi là 1.059 cuốn sách), phục vụ có hiệu quả trong công tác đào tạo.

- Do đặc điểm tình hình chung của tỉnh Thanh Hóa, để đảm bảo các điều kiện ăn ở, sinh hoạt của sinh viên, và tiết kiệm nguồn ngân sách cho tỉnh nhưng vẫn đảm bảo tính hiệu quả hoạt động. Tỉnh đã cho xây dựng khu ký túc xá cộng đồng sử dụng chung cho các Trường Đại học, Cao đẳng trong tỉnh. Do vậy, sinh viên nhà trường cũng được hưởng lợi từ dự án này, hiện nay các sinh viên tham gia học tập tại Trường được ở trong ký túc xá hiện đại, khang trang.

Trường ĐH VHTTDL Thanh Hóa đã và đang tiến hành thực hiện việc sắp xếp lại không gian trụ sở làm việc phù hợp với quy hoạch xây dựng nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả. Hệ thống phòng làm việc cho khối hành chính được xây dựng đầy đủ, đúng tiêu chuẩn, trang thiết bị và phương tiện làm việc đúng yêu cầu quy định. Theo cơ cấu tổ chức hiện nay, Nhà trường có 28 đơn vị hành chính (phịng, ban, văn phịng khoa, các trung tâm...), Trường bố trí làm việc tại 45 phòng làm việc, 04 phòng họp, phòng hội thảo. Được sự quan tâm tâm của địa phương, chính quyền tỉnh Thanh Hóa, phần lớn cơng sở Nhà trường đã được đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp khang trang, hiện đại bằng nguồn ngân sách nhà nước và nguồn vốn tự chủ của trường. Việc xác lập hồ sơ để quản lý và việc ban hành quy chế nội bộ về quản lý sử dụng công sở Nhà trường đã được các cơ quan trực tiếp quản lý sử dụng quan tâm; cơng tác bảo trì cơng sở đã được Nhà trường đưa vào kế hoạch hàng năm để thực hiện. Chính vì vậy, trụ sở của Nhà trường có cảnh quan, mơi trường tốt, phù hợp với môi trường làm việc. Hàng năm đều có kế hoạch tu sửa lại cho phù hợp với môi trường và vẫn đang tiếp tục xây dựng để xứng đáng là ngôi trường lớn của tỉnh Thanh Hóa và địa điểm đào tạo nguồn lực văn hóa của khu vực Bắc miền Trung.

Văn hóa khơng gian cây xanh

Để đảm bảo môi trường học tập đầy đủ và khang trang, nhà trường đã đầu tư xây dựng cảnh quan văn hóa, nhiều hạng mục được đầu tư làm mới, nâng cấp như vườn hoa, khuôn viên trước các hội trường lớp học đã tạo được khơng gian thống mát, là nơi thư giãn cho học viên sau mỗi buổi nghỉ giải lao giữa giờ. Ghế đá được đặt dưới các tán cây, xung quanh vườn hoa làm nơi nghỉ chân cho HSSV sau những giờ học mệt mỏi. Định kỳ theo tuần, tháng Phòng Quản trị - CSVC phối hợp với các đoàn thể nhà trường, HSSV các lớp tổ chức lao động vệ sinh, chăm sóc cắt tỉa cây xanh góp phần làm cho mơi trường luôn xanh - sạch - đẹp.

2.2.4.4. Bài trí phịng làm việc và phương tiện làm việc

Quan sát tại trường ĐH Văn hóa TTDL Thanh Hóa, với tư cách là cán bộ Nhà trường, tác giả có thấy hoạt động công việc của CB,GV nhà trường sử dụng nhiều sự hỗ trợ của máy móc thiết bị phục vụ giảng dạy cũng như hoạt động văn phịng, như: Máy tính, máy chiếu, nối mạng internet, photocopy, máy in, đáp ứng khá tốt cho nhu cầu của CBCC, GV. Các phòng học được trang bị đầy đủ hệ thống thiết bị chiếu sáng bàn ghế, bảng chống lóa đúng tiêu chuẩn cùng nhiều trang thiết bị điện tử khác. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo tín chỉ, Nhà trường đã áp dụng 100% bài giảng điện tử. Trung tâm Thông tin - Thư viện, với diện tích 390 m2 (tầng 5 nhà hiệu bộ). Trung Trung tâm Thông tin - Thư viện hiện đang lưu giữ 7.256 đầu sách tương ứng với 31.423 cuốn sách (trong đó: tài liệu tham khảo tiếng Việt là 30.364 cuốn sách, tài liệu tham khảo tiếng nước ngồi là 1.059 cuốn sách), phục vụ có hiệu quả trong cơng tác đào tạo.

Bảng 2.2. Bảng thống kê phương tiện làm việc lại tại trường ĐH VHTTDL Thanh Hóa tính đến năm 2020

Cơ sở vật chất - phương tiện đi lại Đơn vị Số lượng

Máy tính Bộ 246

Máy chiếu Bộ 34

Máy in Cái 105

Máy photo Cái 5

Tủ tài liệu Cái 167

Phần mềm quản lý 9

Ơ tơ 5 chỗ Cái 1

Phương tiện làm việc của nhà trường hiện có khoảng 130 danh mục chi tiết [phụ lục] gồm nhiều mục như bàn ghế học sinh và GV, máy in, máy phô tơ tài liệu cung cấp cho phịng HCTH, KHTC và phịng khảo thí đảm bảo chất lượng, máy tính cung cấp cho các đơn vị trực thuộc trường, phần mềm cho đơn vị đào tạo, thư viện, máy chiếu dùng cho phòng học, phòng họp....được phòng Quản trị - CSVC Nhà trường quản lý, kiểm kê bảo dưỡng, cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy và học của CB, GV, HSSV và cơ sở vật chất cho giáo dục, đào tạo và NCKH của nhà trường.

Về phương tiện đi lại, nhà trường hiện chỉ có 1 ơ tơ 5 chỗ là tài sản công, được sử dụng để đưa đón khách quan trọng của trường, cịn lại trên cơ bản, các đơn vị sử dụng xe cá nhân để thực hiện công việc. Hoặc nếu có việc cần thiết sử dụng xe, nhà trường sẽ tiến hành thuê của các đơn vị cung cấp chuyên nghiệp cả ô tô và lái xe nhằm đảm bảo sự an toàn và phù hợp.

Giai đoạn 5 năm vừa qua, nhà trường vẫn tiếp tục bổ sung cơ sở sở vật chất cho các phịng học, phịng làm việc nhằm bài trí cảnh quan Nhà trường ngày một hiện đại đầy đủ hơn, đáp ứng cao nhu cầu đào tạo và làm việc của CB, GV, người lao động và đấy cũng là điều kiện để làm cơ sở xây dựng văn hóa nhà trường giúp trường ĐH VHTT&DL Thanh Hóa thêm khang trang, tiến tới mơi trường kiếm trúc hồn thiện.

Tuy nhiên, hạn chế chung hiện nay tại Nhà trường là còn thiếu nhiều trang thiết bị hiện đại, phù hợp, như bảng lật, bảng kéo, bàn ghế cá nhân nhiều phòng đã xuống cấp nhưng chưa được bổ sung lại... và chưa có diện tích ngồi trời cho việc áp dụng các phương pháp dạy tiên tiến. Ngoài ra hệ thống thư viện và tra cứu thông tin của trường vẫn còn hạn chế những đầu sách mới cập nhật theo năm, tài liệu cập nhật chưa đầy đủ, thiếu sách báo, tạp chí chun mơn để CB, GV và HSSV tiếp cận thông tin, tham khảo tài liệu.

Phỏng vấn anh Vũ Ngọc Văn cán bộ phịng Quản trị - CSVC, anh chia sẻ:”Chúng tơi hàng năm có nhiệm vụ kiểm kê lại tồn bộ phương tiện làm việc

của trường và báo cáo lên lãnh đạo, xin ý kiến trùng tu sửa chữa và xin bổ sung mới đối với những phương tiện đã quá cũ nát. Tuy nhiên do điều kiện ngân sách của trường còn khá hẹp và phải ưu tiên nhiều hơn cho công tác tuyển sinh, đào tạo, nâng cao chất lượng... vì vậy nhà trường vẫn còn thiếu nhiều phương tiện hiện đại ”[phỏng vấn 3/4/2021]

2.2.4.5. Khu vực để phương tiện giao thông.

Đối với khuôn viên nhà để xe, để cố gắng đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu chỗ để phương tiện giao thông của CB,GV, HSSV của nhà trường, khu vực gửi xe được bố trí thuận tiện ngay cổng ra vào trường với diện tích đủ rộng để sử dụng. Nhà trường bố trí nhân viên Bảo vệ trơng giữ xe 24/24h đảm bảo an ninh trong nhà trường. Theo quy chế của Nhà trường và do số lượng HSSV lớn nên vẫn thu phí trơng xe đạp, xe máy. Việc quy định phí thu được ban giám hiệu Nhà trường quy định mức phí hợp lý nhất, cơng khai niêm yết tại nơi thu phí để tất cả đều biết. Giai đoạn vừa qua, khơng sảy ra tình trạng thu giữ xe với mức giá cao, khơng kiểm sốt giá vé và nhà trường ln được sự ủng hộ hài lịng của khách và học viên khi tới trường làm việc và theo học.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng văn hóa công sở tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)