Công tác chỉ đạo và hướng dẫn xây dựng văn hóa cơng sở tại trường

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng văn hóa công sở tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa (Trang 48 - 50)

7. Cấu trúc luận văn

2.1. Công tác chỉ đạo và hướng dẫn xây dựng văn hóa cơng sở tại trường

Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

Nhận thức rõ ràng về vai trị của VHCS khơng đơn giản chỉ là xây dựng những giới hạn bên ngoài như trang phục, giao tiếp ứng xử hay môi trường cảnh quan công sở mà thực tế VHCS nhà trường còn phải gắn bới những giá trị cốt lõi như sự cộng hưởng giữa văn hóa chung của nhà trường và văn hóa của các cá nhân các CBGV, người lao động gắn bó với nhà trường. Đó là nề nếp, tác phong làm việc khoa học, hợp lý, là việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực công do Nhà nước cung cấp; ở đó ln ln tồn tại khơng khí dân chủ, bình đẳng. VHCS cịn là sự cạnh tranh lành mạnh, phối hợp và trân trọng kết quả làm việc của các cộng sự; là sự tự hào của cá nhân CBGV về nhà trường và sự gắn bó tự thân, tích cực của các thành viên làm việc trong công sở nhà trường, là ngôi nhà chung của các thành viên mà người ở trong không muốn bức ra và người bên ngồi có xu hướng muốn gia nhập làm thành viên; tạo động lực cho khát vọng cống hiến của các CBGV, người lao động trong công sở trường ĐH VHTT&DL Thanh Hóa. Chính vì lẽ đó, việc thực hiện văn hóa cơng sở nhà trường đã được trường ĐH VH, TT&DL Thanh Hóa quan tâm xây dựng theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 9, khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức, Nghị định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế Văn hố cơng sở tại các cơ quan hành chính nhà nước. Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy định về đạo đức nhà giáo...

Việc xây dựng VHCS phụ thuộc rất lớn vào những người lãnh đạo cao nhất của cơ quan với tư cách là người đưa ra các quy định, quy chế, vận động, thuyết phục hay điều hành và quản lý cả tập thể cùng chung tay xây dựng cơng sở văn hóa. Với ý nghĩa đó, Đảng ủy, Ban giám hiệu Nhà trường đã chỉ đạo triển khai cụ thể hóa VHCS trong các văn bản như: Nội quy, quy chế tổ chức hoạt động của nhà trường; Quy chế chi tiêu nội bộ; Quy chế tổ chức đào tạo theo tín chỉ; Quyết định ban hành chuẩn đầu ra các ngành đào tọa đại học tại trường,…Những văn bản này giúp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thực hiện tốt nếp sống VHCS, làm việc đúng giờ, khoa học, chuẩn mực trong giao tiếp, trang phục lịch sự, tận tụy với cơng việc, phấn đấu vì sự phát triển vững mạnh của nhà trường…

Qua nghiên cứu các văn bản, quy định được ban hành tại Trường ĐH VH, TT&DL Thanh Hóa trong thời gian qua cho thấy, việc xây dựng và ban hành các văn bản, các quy định đều nhằm hướng đến xây dựng một môi trường sư phạm lành mạnh, chuyên nghiệp, trong sạch, dân chủ, khách quan đảm bảo nhà trường hoạt động hiệu lực, hiệu quả nhằm phục vụ người học ngày một tốt hơn.

Giai đoạn từ 2011 nay, trải qua 10 năm xây dựng và phát triển việc xây dựng văn hóa cơng sở đã được lãnh đạo nhà trường nghiêm túc chỉ đạo thực hiện. Cơng đồn, phịng thanh tra, các đơn vị phòng ban, các khoa trong nhà trường là đơn vị trực tiếp tiếp nhận các chỉ đạo về xây dựng văn hóa cơng Sở. Các văn bản chỉ đạo của lãnh đạo luôn gắn với việc phát động các phong trào giúp CBGV, Người lao động “trung thành - sáng tạo - tận tụy - gương mẫu”.

Ngoài việc thực hiện, phổ biến các nội dung, thông tin về VHCS công khai đến từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, Nhà trường đã chủ động lồng ghép các nội dung VHCS vào hoạt chuyên môn, sinh hoạt Đảng, sinh hoạt của các tổ chức chính trị và đưa việc thực hiện VHCS là một trong những tiêu chí đánh giá cán bộ, cơng chức, viên chức, người lao động hàng năm.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng văn hóa công sở tại Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa (Trang 48 - 50)