Nội dung quản lý nhà nước về văn hóa

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa (Trang 29 - 39)

7. Cấu trúc của luận văn

1.1. Cơ sở lý luận quản lý Nhà nước về văn hóa

1.1.4. Nội dung quản lý nhà nước về văn hóa

1.1.4.1. Xây dựng hệ thống văn bản quản lý

Điều 60 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi năm 2013 quy định “Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; Nhà nước, xã hội phát triển văn học, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng và lành mạnh của Nhân dân; phát triển các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của Nhân dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Nhà nước, xã hội tạo mơi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng con người Việt Nam có sức khỏe, văn hóa, giàu lịng u nước, có tinh thần đồn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân” [22]. Nhà nước còn ban hành các đạo luật

riêng đối với một số hoạt động văn hóa. Hệ thống văn bản pháp luật tạo ra một hành lang pháp lý cho các hoạt động văn hóa, đặc biệt có ý nghĩa khi chúng ta đang tiến hành chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn hóa trong nền kinh tế thị trường.

Văn bản pháp luật về văn hố được ban hành nhằm mục đích phát huy tác dụng của văn hố tới sự hình thành nhân cách, nâng cao chất hượng cuộc sống tinh thần của con người.

Chẳng hạn như:

- Về văn hố nghệ thuật, nhà nước ban hành các chính sách phát triển văn hoá sâu rộng trong quần chúng nhân dân, phát huy khả năng sáng tạo. Hay nhà nước cịn thực hiện chính sách bảo trợ vật chất ở mức độ khác nhau cho những loại hình văn hố nghệ thuật khơng tự tồn tại và phát triển trong quan hệ kinh tế thị trường như sân khấu tuồng cổ, nghệ thuật chèo… Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho mọi cơng dân có quyền bình đẳng trong nghiên cứu khoa học kỹ thuật và sáng tạo nghệ thuật thì phải được quy định rõ trong luật. Cụ thể, Điều 60 Hiến pháp 1992 quy định: “Cơng dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật… Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp” [21].

- Về văn hoá - xã hội, nhà nước ban hành các chính sách nhằm ổn định trật tự xã hội, giữ gìn những nét đẹp của văn hoá truyền thống, xây dựng nếp sống văn hoá mới… Bên cạnh đó cũng ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định những khuôn mẫu ứng xử trong xã hội như Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21/11/2001 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hơn nhân gia đình [31]; hay Quyết định 308/2005/QĐ-TTg, ngày 25/11/2005 của Chính phủ ban hành quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội [50]; Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21/01/2011 quy định việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội [38].

1.1.4.2. Xây dựng các nguồn lực cho hoạt động văn hóa

Trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào thời kỳ mới, thời kỳ mở cửa và hội nhập sâu rộng trên nhiều lĩnh vực nhưng vẫn luôn kiên định con đường “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, công tác quản lý nhà nước về văn hóa ngày càng được đẩy mạnh, thì vai trị của nhân lực quản lý nhà nước về văn hóa càng được đề cao.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã khẳng định: “Sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hóa, con người đã được Đảng, Nhà nước quan tâm trong các chính sách kinh tế - xã hội từ Trung ương đến các địa phương… Gắn nhiệm vụ xây dựng văn hóa, con người với nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước; gắn xây dựng mơi trường văn hóa với xây dựng con người; bước đầu hình thành những giá trị mới về con người với các phẩm chất về trách nhiệm xã hội, ý thức công dân, dân chủ, chủ động, sáng tạo, khát vọng vươn lên”. Qua quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng cho thấy, nhân lực quản lý nhà nước về văn hóa đóng vai trị quyết định trong những việc sau đây:

Thứ nhất, tham mưu, xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện các quy

định của pháp luật về lĩnh vực văn hóa trong đời sống xã hội đối với các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa - Thơng tin, Sở Du lịch và các đơn vị, tổ chức có liên quan; chỉ đạo, phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện nhiệm vụ, công tác thuộc lĩnh vực văn hóa; có trách nhiệm chuẩn bị các đề án trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ; phối hợp ban hành thơng tư liên tịch chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các vấn đề thuộc chức năng quản lý nhà nước về văn hóa. Ngành văn hóa đã tập trung xây dựng và trình các cấp có thẩm quyền ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tương đối đồng bộ, có giá trị pháp lý trong lĩnh vực văn hóa, tạo điều kiện để hoạt động văn hóa ngày càng thuận lợi.

Thứ hai, hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị thực hiện các nhiệm

vụ, công tác thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách; tham mưu đình chỉ thi hành các văn bản có nội dung trái pháp luật do các cơ quan, đơn vị hoặc địa phương ban hành thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý. Các hoạt động này nhằm giúp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát huy tối đa chức năng, nhiệm vụ trong công tác ban hành văn bản, kiểm tra, giám sát, chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về văn hóa và quản lý ngành, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được Chính phủ giao.

Thực tiễn đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hóa trên nhiều bình diện, cả về lý luận và thực tiễn. Sự phát triển ngày càng đa dạng các mơ hình, loại hình, sản phẩm, phương thức hoạt động văn hóa; sự địi hỏi ngày càng cao trong sáng tạo và thụ hưởng văn hóa của người dân là vấn đề cần được các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa từ Trung ương đến địa phương giải quyết. Điều đó địi hỏi nhân lực quản lý nhà nước về văn hóa phải được nâng lên một tầm cao mới về phẩm chất, tư duy và năng lực phù hợp với yêu cầu của công việc và thực tiễn đặt ra.

1.1.4.3. Tổ chức, triển khai các hoạt động văn hóa

* Hoạt động xây dựng đời sống văn hóa cơ sở

- Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cơ sở

Với phương châm hướng mạnh hoạt động về cơ sở, lấy nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân làm nội dung trọng tâm. Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 khóa VIII nêu giải pháp phát động phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Cơng tác tun truyền, phổ biến các văn bản của Trung ương, của Tỉnh và các văn bản liên quan đến phong trào được chỉ đạo, tổ chức thường xuyên ở tất cả các cấp, các ngành và các địa phương, với nhiều hình thức, nội dung như: phát triển kinh tế, giúp nhau làm giàu chính đáng, xóa đói, giảm nghèo; xây dựng nếp sống văn minh, kỷ cương xã hội;

sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc; uống nước nhớ nguồn; đền ơn đáp nghĩa; xây dựng mơi trường văn hóa xanh, sạch, đẹp, an tồn; xây dựng thiết chế văn hóa - thể thao và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa - thể thao cơ sở; xây dựng gương người tốt, việc tốt và các điển hình tiên tiến; xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; thơn, làng, khu dân cư đạt chuẩn văn hóa, xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa nơng thơn mới; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.

Kết quả phong trào đã đạt nhiều kết quả quan trọng, nhiều truyền thống tốt đẹp được gìn giữ, phát huy, lối sống mới từng bước được hình thành; nhiều giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể tiếp tục được bảo tồn và phát huy giá trị; các thiết chế văn hóa - thể thao được quan tâm đầu tư xây dựng. Hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao ngày càng phát triển; việc cưới, việc tang và lễ hội được thực hiện theo đúng quy định; diện mạo, cảnh quan môi trường nông thôn khởi sắc, các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan được đẩy lùi. Những kết quả của phong trào đã góp phần tích cực xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

- Xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội

Để chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế trong việc cưới, việc tang, lễ hội, hướng tới xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa trong việc cưới, việc tang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Công văn số 1595/SVHTTDL-NSVHGĐ về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg, ngày 9/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh, trong đó đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, chú trọng vào đối tượng là cán bộ, đảng viên, trưởng thơn, người có uy tín

trong cộng đồng để vận động nhân dân xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, mê tín di đoan; tổ chức thực hiện các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang phù hợp với điều kiện, đặc điểm, phong tục, tập quán tốt đẹp của địa phương, dân tộc; xây dựng, nhân rộng các mơ hình tổ chức cưới hỏi, tang lễ văn minh, tiết kiệm; quán triệt đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang chấp hành kỷ luật, kỷ cương, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống phơ trương, hình thức.

Đối với việc cưới, nhiều gia đình, địa phương đã tổ chức phù hợp với tập quán, thuần phong mỹ tục; đảm bảo trang trọng, vui tươi, tiết kiệm, tránh tổ chức linh đình, tốn kém; nhiều gia đình đã lựa chọn tiệc ngọt thay cho tiệc mặn, đám cưới không thuốc lá, không rượu bia…

Đối với việc tang được tổ chức tôn nghiêm, khơng cịn các tập tục lạc hậu; khơng tổ chức linh đình, ồn ào, cơng tác vệ sinh môi trường được chú ý. Nhà nước có chính sách hỗ trợ việc hỏa táng người q cố, các địa phương, dòng họ thực hiện nghiêm túc quy ước, hương ước của địa phương trong tổ chức tang lễ; tục khóc mướn khơng cịn diễn gia, nhiều gia đình, thơn làng đã lựa chọn mở băng đĩa thay cho bát âm kèn trống.

Ngoài ra, tiếp tục triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang; triển khai một số biện pháp phòng, chống dịch Covid -19 trong việc cưới, việc tang đảm bảo theo tinh thần chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền; tổ chức rà soát, hướng dẫn những nghi thức cưới, tang phù hợp vào hương ước, quy ước của thôn, làng, khu phố; gắn nội dung thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang là một trong những tiêu chí để bình xét, cơng nhận gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa; tổ chức thanh tra, kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh những tồn tại hạn chế và đề xuất những giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi các hủ tục trong việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang.

Trong việc tổ chức lễ hội cần thực hiện đúng theo các bước tuần tự từ phần lễ đến phần hội để tạo ra khơng khí trang nghiêm trong nghi lễ và sự vui tươi phấn khởi trong nhân dân khi tham gia lễ hội. Bên cạnh đó chính quyền địa phương cần phải quyết liệt trong việc bài trừ mê tín dị đoan, xử lý nghiêm tình trạng trộm cắp, mất an ninh trật tự, vệ sinh môi trường trong lễ hội.

-Hoạt động văn nghệ quần chúng

Hoạt động văn nghệ quần chúng có vai trị hết sức quan trọng trong việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Văn nghệ quần chúng xuất phát từ các đội văn nghệ của các thơn, làng văn hóa, tổ dân phố trên địa bàn các xã, thị trấn là những cá nhân có cùng sở thích văn hóa, văn nghệ. Cùng nhau xây dựng các tiết mục mới, tập luyện, biểu diễn phục vụ nhân dân trong các ngày lễ lớn như: Mừng Đảng, mừng xuân, ngày hội đại đoàn kết toàn dân, ngày quốc khánh mùng 2/9, ngày phụ nữ Việt Nam 20/10... Đây là lực lượng nòng cốt trong phong trào hát, múa tập thể ở các địa phương. Công tác quản lý hoạt động văn nghệ quần chúng cần có những chủ trương, biện pháp thích hợp để khuyến khích được người dân tham gia tập luyện và biểu diễn. Nội dung các bài hát múa phải phù hợp với tâm lý, tình cảm của quần chúng nhân dân, qua đó người dân mới nhiệt tình hưởng ứng, tạo thành một phong trào phát triển mạnh mẽ và sâu rộng trong toàn thể nhân dân.

* Quản lý hoạt động thông tin, tuyên truyền, cổ động

Thông tin, tuyên truyền cổ động là cách thức mà người làm công tác tuyên truyền, giáo dục tác động lên đối tượng được tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức, kiến thức nhằm thúc đẩy đối tượng hoạt động để đạt mục đích. Tăng cường các hoạt động thơng tin, tun truyền nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao về tư tưởng, hành động của toàn Đảng, tồn dân, tồn qn và cả hệ thống chính trị trong cơng cuộc bảo vệ Tổ quốc.

Nhiệm vụ chủ yếu của công tác thông tin tuyên truyền và cổ động là phổ biến rộng rãi trong công chúng các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, bao gồm cả các quyết định của cơ quan lãnh đạo địa phương, đồng thời nêu gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực đời sống.

Các cơ quan phát thanh, truyền hình và báo chí của địa phương vừa là cơ quan ngôn luận của Đảng và nhà nước, vừa có nhiệm vụ phản ánh nguyện vọng của nhân dân như tinh thần của Luật báo chí, trong đó có đoạn viết “Báo chí ở nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với cuộc sống xã hội, là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, là diễn đàn của nhân dân”.

* Quản lý thiết chế văn hóa.

Thực hiện Quyết định 2164/QÐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa thể thao cơ sở (TCVHTTCS) giai đoạn 2013 - 2020 định hướng đến năm 2030” [48], nhiều địa phương đã xây dựng kế hoạch, triển khai quy hoạch, lồng ghép với chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương, góp phần xây dựng Nơng thôn mới... Xác định văn hóa cơ sở là một trong những “viên gạch” đầu tiên và gần gũi với nhân dân khi xây dựng đời sống văn hóa, phát huy đầy đủ, bao quát các giá trị văn hóa truyền thống, nhiều năm qua, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc bằng các quyết sách phù hợp, kịp thời. Cùng với sự đồng thuận của nhân dân, sự chung tay, góp sức của cộng đồng doanh nghiệp trong việc thu hút đầu tư, xã hội hóa TCVHTTCS, hiện nay bộ mặt văn hóa cơ sở đã thay đổi rất rõ rệt, mang lại nhiều giá trị tích cực để người

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa (Trang 29 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)